ĐHY PAROLIN PHẢN ĐỐI VIỆC TRỤC XUẤT NGƯỜI PALESTINE KHỎI GAZA
Bên lề các buổi lễ kỷ niệm Hiệp định Latêranô, thứ Năm ngày 13 tháng Hai tại Rôma, ĐHY Quốc vụ khanh Tòa Thánh đã phát biểu về Gaza và Ucraina, tin rằng người dân Gaza phải được phép ở lại vùng đất của mình và mong muốn một nền hòa bình “công bằng và lâu dài” cho Ucraina.
ĐHY Parolin và Tổng Thống Ý Sergio Mattarella
Trung Đông và Ucraina là một trong những chủ đề được Đức Hồng y Pietro Parolin đề cập bên lề lễ kỷ niệm ký kết Hiệp định Latêranô, được kỷ niệm trong buổi đón tiếp tại Đại sứ quán Ý tại Tòa Thánh, thứ Năm ngày 13 tháng Hai, với sự hiện diện đặc biệt của Tổng thống Cộng hòa Ý, Sergio Mattarella, và Chủ tịch Hội đồng, Giorgia Meloni.
Giải pháp hai nhà nước vẫn luôn mang tính thời sự
Tòa Thánh luôn chú ý đến những gì đang xảy ra ở Gaza. Người dân Palestine phải được ở lại trên đất của họ: “Không trục xuất và đây là một điểm cơ bản”, Đức Hồng y Parolin tuyên bố bên lề buổi lễ. “Từ phía Ý, có người đã nhận xét rằng điều này sẽ tạo ra căng thẳng trong khu vực. Các nước láng giềng không sẵn lòng, chẳng hạn như chúng tôi đã nghe Quốc vương Jordanie gần đây đã nói “không”. Đức Hồng y nói tiếp, giải pháp “là giải pháp của hai Nhà nước bởi vì điều đó cũng có nghĩa là mang lại cho mọi người niềm hy vọng”. Về phần mình, Ngoại trưởng Ý Antonio Tajani nhấn mạnh rằng tình hình có thể tiến triển, đồng thời nhận xét rằng có một số tia hy vọng tích cực để tiến về phía trước: “Chúng tôi đang làm mọi thứ trong khả năng của mình để đảm bảo củng cố thỏa thuận ngừng bắn, và do đó tôi muốn hy vọng rằng các con tin sẽ được thả.“
Một nền hòa bình công bằng ở Ucraina
Về vấn đề Ucraina, ngoại giao đang tiến triển, cũng nhờ cuộc điện đàm gần đây giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và người đồng cấp Nga Vladimir Putin. Đức Hồng y Parolin tái khẳng định rằng “một nền hòa bình công bằng là cần thiết” và có “nhiều chuyển động, nhiều tia sáng”. Ngài nói thêm: “Chúng tôi hy vọng rằng tất cả những điều này sẽ được cụ thể hóa và chúng tôi hy vọng rằng chúng ta có thể đạt được một nền hòa bình mà, để vững chắc, lâu dài, phải là một nền hòa bình công bằng, bao hàm sự tham gia của tất cả các bên liên quan và có tính đến các nguyên tắc của luật pháp quốc tế và các tuyên bố của Liên Hợp Quốc. Mọi thứ được đề xuất đều hữu ích vì cần phải chấm dứt cuộc tàn sát này.” Về phần mình, Antonio Tajani muốn Liên minh châu Âu và Ucraina trực tiếp tham gia vào các cuộc đàm phán trong tương lai.
Tý Linh
(theo Vatican News)
Tags: Âu Châu, Giáo-Hội-&-Nhà-Nước, Hòa-bình
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- BỀ TRÊN TỔNG QUYỀN DÒNG AUGUSTINÔ: ĐỨC GIÁO HOÀNG LÊÔ XIV ‘THỰC SỰ GẦN GŨI VỚI MỌI NGƯỜI’
- TÌM HIỂU DÒNG THÁNH AUGUSTINÔ CỦA ĐỨC LÊÔ XIV
- “NGÀI ĐÃ CÓ MỘT TỶ SỐ TUYỆT VỜI” TẠI MẬT NGHỊ
- XÓA MÌNH ĐI ĐỂ CHÚA KITÔ Ở LẠI
- TIỂU SỬ ĐỨC TÂN GIÁO HOÀNG LÊÔ XIV
- THÁNH LỄ KHAI MẠC TRIỀU ĐẠI GIÁO HOÀNG CỦA ĐỨC LÊÔ XIV VÀO NGÀY 18 THÁNG 5
- “GIÁM MỤC LÀ MỘT MỤC TỬ GẦN GŨI VỚI DÂN CHÚNG, KHÔNG PHẢI LÀ NGƯỜI QUẢN LÝ”
- ĐỨC TÂN GIÁO HOÀNG LÊÔ XIV KÊU GỌI HÒA BÌNH VÀ GIẢI TRỪ VŨ TRANG TRÊN THẾ GIỚI
- HABEMUS PAPAM
- GIỮA SỰ TRANG NGHIÊM VÀ LONG TRỌNG, MẬT NGHỊ BẮT ĐẦU
- KHÓI ĐEN ĐẦU TIÊN XUẤT HIỆN TỪ ỐNG KHÓI NHÀ NGUYỆN SISTINE
- THÁNH LỄ CẦU NGUYỆN CHO VIỆC BẦU CHỌN GIÁO HOÀNG : « CẦU NGUYỆN LÀ THÁI ĐỘ DUY NHẤT THÍCH HỢP »
- MẬT NGHỊ: ĐỨC GIÁO HOÀNG ĐƯỢC BẦU NHƯ THẾ NÀO?
- “EXTRA OMNES!”, “XIN MỌI NGƯỜI RA NGOÀI!”
- PHIÊN HỌP CHUNG LẦN THỨ 12 TẬP TRUNG VÀO NHỮNG PHẨM CHẤT CẦN THIẾT CHO MỘT GIÁO HOÀNG TƯƠNG LAI
- CÁC HỒNG Y TIẾP TỤC SUY NGHĨ VÀ PHÁC HỌA HÌNH ẢNH VỀ MỘT « GIÁO HOÀNG MỤC TỬ »
- ĐỨC GIÁO HOÀNG QUYẾT ĐỊNH TÔNG HIỆU CỦA MÌNH NHƯ THẾ NÀO?
- TẤT CẢ 133 HỒNG Y ĐÃ ĐẾN RÔMA KHI CÁC HỒNG Y TỔ CHỨC PHIÊN HỌP CHUNG LẦN THỨ MƯỜI
- ĐHY MAMBERTI: ĐỨC PHANXICÔ TRUNG THÀNH VỚI SỨ MẠNG CỦA MÌNH BẰNG TẤT CẢ SỨC MẠNH
- CHIẾC XE CỦA ĐỨC GIÁO HOÀNG: MÓN QUÀ CUỐI CÙNG CỦA ĐỨC PHANXICÔ DÀNH CHO GAZA