ĐHY TAGLE, MỘT VỊ HỒNG Y LẠC QUAN VÀ LÀ MỘT PAPABILI
Trong số các Hồng y sẽ vào mật tuyển viện sắp đến, ĐHY Luis Antonio Gokim Tagle, Tổng giám mục Manila (55 tuổi), là người khơi lên nhiều quan tâm của báo chí trên thế giới : ngài còn trẻ, nổi bật, cởi mở, sẵn sàng ứng trực, đơn sơ, biết lắng nghe người đối thoại.
Trong Hồng y đoàn, chỉ ĐHY Moran Mor Baselios Cleemis Thottunkal (54 tuổi) , người Ấn Độ, là trẻ hơn ngài.
Được xem như là một vị thần học gia vững vàng và hiện đại, người ta nói về ngài rằng ngài là « một trong những tiếng nói đại diện nhất cho tư tưởng thần học Á Châu », đến độ được chọn vào Ủy ban thần học quốc tế từ tuổi 40.
Theo hãng thông tấn Reuters, « ngài vừa có đặc sủng của Đức Gioan-Phaolô II và tầm thần học của Đức Bênêđictô XVI, người đã muốn ngài, chứ không phải ngẫu nhiên, vào Ủy ban thần học quốc tế ».
Vào tuổi 44, ngài được bổ nhiệm làm giám mục Imus, nơi mà ngài đã tổ chức Ngày quốc tế giới trẻ Á Châu.
Vào năm 2005, lúc 48 tuổi, ngài đã là vị giám mục trẻ nhất tham gia Thượng hội đồng về Thánh Thể và ngài đã được chọn vào Hội đồng hậu Thượng Hội Đồng.
Vào tháng Mưới 2011, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã bổ nhiệm ngài làm Tổng giám mục Manila.
Nhân dịp này, cha Fabio Motta, nhà thừa sai của Pime (Học viện Tòa Thánh Thừa Sai Hải Ngoại Milan), nguyên là học trò của Đức cha Tagle, đã viết trên « Truyền giáo qua mạng » : « Các bạn không thể tưởng tượng được hạnh phúc của tôi ! Tôi mang ơn Đức cha Tagle nhiều, sự say mê của ngài đối với việc loan báo Lời Chúa, cách thức của ngài gần gũi trong mỗi hoàn cảnh xã hội, ý thức sâu sắc của ngài đối với cuộc sống của người dân, sự can đảm không thụt lùi trước những thách đố mới đang không ngừng gõ cửa Giáo Hội…Tất cả đều đang còn sống động trong tôi và mẫu gương của ngài rất thường xuyên định hướng những chọn lựa của tôi cả ở Guinée. Tôi chắc chắn rằng những gì ngài sẽ làm ở Manila, nơi mà vai trò của Ngài sẽ không dễ dàng, sẽ là rất tốt đẹp. Bước theo ngài trong những bước đầu tiên sẽ là rất thú vị ».
ĐHY Tagle là một nhân vật rất được yêu thích ở Phi Luật Tân. Rất nổi bật trong việc giao tiếp. Buổi phát truyền hình của ngài – “The Word Exposed”- , trong đó ngài giải thích các bài đọc Chúa Nhật, là rất được quan tâm. Những suy tư của ngài được đưa ra trên Facebook khơi lên nhiều quan tâm.
Sinh ở thủ đô của Phi Luật Tân, ngài đã theo học ở chủng viện thánh Giuse, rồi ghi tên vào đại học Manila. Lúc 25 tuổi, ngài đã được tấn phong linh mục. Ngài đã đến Hoa Kỳ, theo học tại Đại Học Công Giáo Châu Mỹ và ở đó ngài đã đạt được bằng tiến sĩ thần học. Giữa năm 1985 và 1992, ngài đã sống ở Rôma, để bổ sung việc nghiên cứu của mình.
Ông ngoại của ngài và mẹ ngài gốc Trung Hoa. Gokim là tên họ của mẹ ngài.
Trong một cuộc trao đổi dành cho tạp chí “Mondo e Missione ”, ngài kể: “Ông của tôi gốc Trung Hoa. Khi Ông đến Phi Luật Tân, Ông đã trở lại Kitô giáo. Đó là một con người tốt lành, đạo đức, nhưng không như mọi người Công giáo. Ông đã giữ nơi mình nhiều điều về đạo đức Phật giáo và Không giáo. Nhưng đó là một người tuyệt vời, Ông trong sáng hơn nhiều tín hữu khác, lương thiện và công bằng hơn. (…) Tôi nghĩ rằng có những hạt giống chân lý và những dấu ân sủng cứu độ cụ thể của Chúa nơi những con người như Ông của tôi”.
Tại Thượng hội đồng Giám mục gần đây về Tân Phúc Âm hóa, Đức cha Tagle đã cho thấy rằng ngài là một con người vui tươi và nổi bật. Những phẩm chất mà mọi người có thể thấy trong cuộc họp báo 26.10.2012, khi ngài tham luận như là phó chủ tịch Sứ điệp THĐ Giám mục về “Công cuộc Tân Phúc Âm hóa để truyền đạt đức tin Kitô giáo”.
Trả lời cho cầu hỏi của các phóng viên hỏi ngài nghĩ gì về việc di cư của nhiều người Phi Luật Tân, ngài đã nói rằng ngài lấy làm tiếc đối với tất cả các bạn trẻ đã rời Phi Luật Tân này, nhưng mặt khác ngài tin tưởng vì đa số là các tín hữu và họ có thể mang Kitô giáo vào thế giới.
Trong thời gian THĐ về Tân Phúc Âm hóa, Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI đã loan báo phong 6 Hồng y mới trong đó có Đức cha Tagle.
Trong cuốn sách đầu tiên bằng tiếng Ý sẽ được xuất bản ở Ý vào lễ Phục Sinh sắp đến, có tựa đề “Dân Vượt Qua. Cộng đoàn Kitô hữu, lời tiên tri về niềm hy vọng” (Emi), ĐHY Tagle đã mời gọi đến “giấc mơ” để nuôi dưỡng niềm hy vọng, và ngài nhắc nhở rằng, cũng như Chúa Giêsu, Đấng đã nâng đỡ sự yếu lòng tin của Tôma, “chúng ta cũng thế sẽ có một sự nâng đỡ”.
Trong phần kết luận của cuốn sách, ĐHY Tagle viết: “ Hãy học từ dân chúng, từ những những người không ai ưa, từ các người láng giềng. Hãy nhớ rằng cách thức chúng ta tuyên xưng “Thiên Chúa” không chỉ là cách duy nhất. Hãy học từ họ. Hãy học từ những nạn nhân của bạo lực và của sự đau khổ mà không có ý nghĩa. Hãy học tuyên xưng “Thiên Chúa” như họ, trong niềm hy vọng. Hãy học từ những người đã bị đẩy đến chỗ hạn cùng của nghịch lý tuyên xưng “Thiên Chúa”, từ những người đôi khi không nói điều đó nhưng không vì thế mà quên điều đó. Hãy học từ họ. Chúng ta phải tiếp tục tuyên xưng “Thiên Chúa” với tất cả niềm vui, những đau khổ và những nguy cơ và điều đó bao hàm. Hãy tiếp tục tuyên xưng “Thiên Chúa” qua sự thinh lặng mà mầu nhiệm tạo nên và gợi lên. Hãy tiếp tục tuyên xưng “Thiên Chúa””.
Đức Hồng Y Tagle là một vị Hồng y lạc quan và là một « papabili » (một ứng viên giáo hoàng) !
Tý Linh
Theo ZENIT
Tựa đề do chúng tôi đặt thêm
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- THÔNG ĐIỆP GIÁNG SINH VÀ PHÉP LÀNH URBI ET ORBI 2024 : CẦU MONG TIẾNG SÚNG HÃY IM BẶT !
- THÁNH LỄ ĐÊM GIÁNG SINH VÀ KHỞI ĐẦU MỘT NĂM ÂN SỦNG, ĐỔI MỚI VÀ HY VỌNG
- HÀNH TRÌNH QUA CÁC NĂM THÁNH NHỜ CÁC SẮC CHỈ TRIỆU TẬP
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT IV MÙA VỌNG NĂM C: TẠ ƠN CHÚA VỀ HỒNG ÂN SỰ SỐNG
- NĂM THÁNH 2025: CẦN PHẢI CÓ THẺ HÀNH HƯƠNG ĐỂ BƯỚC QUA CÁC CỬA THÁNH Ở RÔMA
- DIỄN VĂN CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO GIÁO TRIỀU RÔMA NHÂN DỊP CHÚC MỪNG GIÁNG SINH 2024: HÃY NÓI TỐT CHỨ ĐỪNG NÓI XẤU
- GIÁO TRIỀU RÔMA, BÀI GIẢNG MÙA VỌNG THỨ 3: SỰ CAO CẢ CỦA THIÊN CHÚA LÀ SỰ NHỎ BÉ
- MỤC TỬ TRONG THÁNH KINH, MỘT HÌNH ẢNH VỀ UY QUYỀN VÀ LÒNG NHÂN TỪ
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI NHÓM ÂN NHÂN VIỆT NAM: HỖ TRỢ CÁC CÔNG VIỆC BÁC ÁI ĐÓNG GÓP VÀO VIỆC MANG LẠI NIỀM HY VỌNG
- THÁNH TÍCH CỦA THÁNH TÊRÊSA HÀI ĐỒNG GIÊSU ĐẾN RÔMA NHÂN NĂM THÁNH
- BÀI GIÁO LÝ VỀ NĂM THÁNH 2025. CHÚA GIÊSU KITÔ, NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA. I. THỜI THƠ ẤU CỦA CHÚA GIÊSU. BÀI 1. GIA PHẢ CỦA CHÚA GIÊSU (Mt 1, 1-17). CON THIÊN CHÚA ĐI VÀO LỊCH SỬ
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC THÁNH CHA TRONG THÁNH LỄ CHÚA NHẬT III MÙA VỌNG NĂM C: CHÚNG TÔI PHẢI LÀM GÌ?
- NHỮNG ĐOẠN TRÍCH TỪ CUỐN TỰ TRUYỆN « HY VỌNG » CỦA ĐỨC PHANXICÔ
- ĐỨC PHANXICÔ TIẾT LỘ NGÀI ĐÃ THOÁT KHỎI HAI VỤ MƯU SÁT TRONG CHUYẾN TÔNG DU TỚI IRAK
- ĐỨC PHANXICÔ CA NGỢI CORSE NHƯ MÔ HÌNH CỦA “TÍNH THẾ TỤC LÀNH MẠNH”
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI HÀNG GIÁO SĨ CORSE: “HÃY CHĂM SÓC CÁC BẠN VÀ NGƯỜI KHÁC”
- VIDEO TRỰC TUYẾN CHUYẾN TÔNG DU CORSE
- ĐỨC THÁNH CHA SẼ ĐẾN CORSE ĐỂ KÊU GỌI CẦU NGUYỆN, CÔNG LÝ VÀ TRÁCH NHIỆM
- THƯỢNG HỘI ĐỒNG: ĐỨC THÁNH CHA BỔ NHIỆM CÁC THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG THƯỜNG LỆ, TRONG ĐÓ CÓ HAI PHỤ NỮ
- CHUYẾN TÔNG DU CỦA ĐỨC PHANXICÔ: ĐỐI VỚI ĐA SỐ NGƯỜI PHÁP, ĐỨC PHANXICÔ “ĐÚNG” KHI THÍCH CORSE HƠN NHÀ THỜ ĐỨC BÀ PARIS