ĐI LỄ : NHỮNG LÝ DO CỦA NGƯỜI KITÔ HỮU

Written by xbvn on Tháng Tư 13th, 2013. Posted in Phụng vụ, Tâm linh, Thế Giới, Tý Linh

Tầm quan trọng của Thánh Lễ/Thánh Thể

« Mình có những khó khăn khi đi lễ, vì mình nhận thấy phải nói nhiều lời hay phải làm nhiều cử chỉ mà mình không biết ý nghĩa thực sự », một luật sư người Công giáo nhưng không đi lễ, đã cho cha Ricardo Reyes Castillo, một người bạn làm linh mục, biết như thế trong một bữa ăn tối.

Sau buổi nói chuyện này, cha Reyes đã có những trao đổi thư từ với người bạn của mình, chính những thư từ này đã hình thành nên nội dung của cuốn sách « Những bức thư giữa Trời và Đất », trong đó Cha cho thấy rằng có thể giải thích cho các tín hữu và cả những người không tin giá trị của thánh lễ và vẻ đẹp của Thiên Chúa. 12 bức thư trong cuốn sách này giải thích tại sao, để là người Kitô hữu, việc sống Bí tích Thánh Thể là nền tảng.

Cha Reyes đã nghiên cứu ở Học Viện Giáo Hoàng Phụng Vụ Thánh Anselmô ở Rôma. Cuốn sách của ngài sẽ được ĐHY Antonio Cañizares Llovera,  chủ tịch Bộ Phụng Tự, và cha Giuseppe Midili, dòng Cát Minh, giám đốc Văn phòng Phụng Vụ Giáo phận Rôma, giới thiệu.

ZENIT : Thưa cha Ricardo, trước tiên, xin Cha cho chúng con biết Cha đã đi đến ý tưởng của cuốn sách này như thế nào ?

Cha Ricardo Reyes Castillo : Một trong những người bạn của tôi, luật sư, một người rất có học thức, một ngày nọ đã nói với tôi : « Ricardo, mình đã nghiên cứu trong các học viện Công giáo, mình thuộc lòng thánh lễ, nhưng mình có những khó khăn kết hiệp khi mình đi lễ, vì mình nhận thấy phải nói nhiều lời hay làm nhiều cử chỉ mà mình không biết ý nghĩa thực sự của chúng. Đối với mình, những lời nói và cử chỉ có một sức nặng ; mình không thể đi đến trước một vị thẩm phán và nói hay làm điều gì mà không có một ý hướng rất rõ ràng ».  Do đó tôi đã đề nghị giải thích cho người bạn này mỗi lời nói hay cử chỉ của thánh lễ, lúc đầu bằng những sứ điệp ngắn của thư điện tử, rồi trong những bức thư thực sự đã hình thành nên một cuốn sách.

ZENIT : Đâu là sứ điệp của cuốn sách này ?

Cha Ricardo : Sự thay đổi phụng vụ đích thực phải ngang qua việc giáo dục phụng vụ. Theo tôi, ngày nay không còn thích hợp để dừng lại trên những khái niệm quan trọng, càng hơn nữa vì nền văn hóa chúng ta đang sống không còn là một nền văn hóa Kitô hay đức tin. Cần phải xuất phát lại từ căn bản : Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần có ý nghĩa gì ? « Chúa ở cùng anh chị em » muốn nói điều gì ? Cách cụ thể những công thức được đọc trong suốt thánh lễ có liên hệ gì đến đời sống của chúng ta ? Trong cuốn sách này, tôi đã cố gắng trả lời cho những câu hỏi này xuyên qua 12 bức thư, trong đó tôi đã theo sau ba điểm : phần Phụng vụ đang nói đến, một đoạn Thánh Kinh và kinh nghiệm cá nhân của tôi.

ZENIT : Đâu là kinh nghiệm cá nhân của Cha ?

Cha Ricardo : Năm cuối cùng viết cuốn sách này, tôi đã sống những kinh nghiệm vui buồn vốn liên tục xuất hiện trong các thư khác nhau : từ cái chết của một trong những người bạn thân nhất của tôi, cho đến việc mục vụ trong giáo xứ thánh Basiliô, một khu phố rất khó khăn của Rôma, phía sau nhà tù Rebibbia, được nổi bật bởi những vấn đề ma túy và tội phạm, những đồng thời giàu tình người. Đương đầu với những hoàn cảnh khó sống này đã giúp tôi hiểu rằng người ta cần trở về với những điều cốt lõi. Tôi xác tin điều đó khi thấy nhiều người trong giáo xứ, những con người đơn sơ, đã đọc sách của tôi và đã hiểu nó, họ đã tìm được những câu trả lời, đã được trợ giúp sống tốt hơn cử hành phụng vụ. Điều đó đã là một sự an ủi lớn lao cho tôi.

ZENIT : Có phải Cha đã gặp khó khăn khi làm sáng tỏ những chủ đề này ?

Cha Ricardo : Chắc chắn, công việc không phải là dễ dàng. Cuốn sách này nảy sinh từ một đòi hỏi của người bạn của tôi nhưng nó cũng nảy sinh từ « thách đố » mà ĐHY Cañizares đã đưa ra cho tôi sau khi thảo luận luận đề luận án tiến sĩ về Phụng Vụ của tôi ở Học viện Anselmô. ĐHY đã nói với tôi : « Hoan hô Cha, nhưng bây giờ Cha phải « thể hiện » tất cả những gì Cha đã viết trong luận đề và chuyển tải nó cho những người thời nay ». Những nghiên cứu của tôi đã giúp tôi nhiều trong công việc này, nhưng cả những công trình của các tác giả như Luis và Tolkien mà trong những tác phẩm của họ đã chuyển tải những khái niệm rất quan trọng của đức tin của chúng ta thành một ngôn ngữ lôi cuốn cho những người bình thường. Tôi tin rằng điều quan trọng, nhất là ngày nay, đó là dẫn người Kitô hữu đến một số khái niệm nằm ở nền tảng của đức tin của mình. Tôi đã tìm cách thực hiện điều đó, nhưng bằng cách tránh một ngôn ngữ « trẻ con », đúng hơn bằng cách theo văn phong của một cuốn thủ bản, một cuốn thủ bản « đơn giản » mà người ta có thể đọc một hơi nhưng đồng thời là một dụng cụ đào sâu.

ZENIT : Một văn phong gợi lại văn phong của những bài giảng và những diễn từ của Đức Giáo Hoàng Phanxicô : cốt lõi, ngắn gọn, hữu hiệu, giàu nội dung. Cha nghĩ gì về vị Giáo Hoàng này ?

Cha Ricardo : Tôi rất biết ơn Thiên Chúa về vị Giáo Hoàng này. Đó là một luồng hy vọng đã mang lại cho cá nhân tôi ước muốn xuất phát lại, bắt đầu lại này. Niềm vui mà tôi thấy nơi những người này, nhờ ngài, là một sự khích lệ tốt đẹp, niềm vui mà tôi thấy nơi các giáo dân của tôi, nơi tất cả những người đến xưng tội bởi vì Đức Giáo Hoàng đã nói rằng Thiên Chúa là Đấng giàu lòng thương xót. Nhưng tôi nghĩ rằng chúng ta còn phải chờ đợi đôi chút để biết và ngài rõ hơn và hiểu đầu là « phong cách » đích thực của ngài. Từ quan điểm phụng vụ của thế…

ZENIT : Cuốn sách trước của Cha đã nói đến « sự thống nhất tư tưởng phụng vụ của Joseph Ratzinger ». Cha có thấy những yếu tố liên tục giữa hai vị Giáo Hoàng không, nhất là trên bình diện phụng vụ ?

Cha Ricardo : Những gì mà Phụng vụ của Ratzinger đã để lại cho chúng ta, không phải là một hình thái, nhưng là một sự quân bình. Đức Bênêđictô XVI đã mở ra một cánh cửa sổ hướng đến các khía cạnh này, chẳng hạn như chiều kích cánh chung học của Thánh Thể, cái « trời mở ra » này, hay khái niệm về sự định hướng, tức là thật quan trọng dướng nào để cầu nguyện hướng về hướng Đông. Nhưng còn cả thánh giá trên bàn thờ, tiếng Latinh… Sự cao cả của Ratzinger là đã soi sáng cho chúng ta về tầm quan trọng của các khía cạnh truyền thống, mà không tham vọng trở lại đó, những chỉ để khám phá giá trị của chúng để dùng chúng trong hình thức hiện nay. Đức Phanxicô đem  tất cả những gì mà vị tiền nhiệm của ngài đã đưa vào, đến một chiều kích đơn sơ. Nhưng điều này không ngăn trở điều kia. Cần phải ra khỏi cái nhìn nhị nguyên này về phụng vụ : hoặc là duy cải cách hoặc là duy truyền thống. Phụng vụ thì bao la, vả lại đó là tất cả vẻ đẹp của nó, và chúng ta phải có thể đọc ra vẻ đẹp của sự đơn sơ của phụng vụ mà Đức Giáo Hoàng Bergoglio mang lại cho chúng ta, nhưng đừng nghĩ rằng nó đối lập với vẻ đẹp mà Đức Bênêđictô XVI đã để lại cho chúng ta. Trái lại, tôi thực sự nghĩ rằng giáo huấn lớn lao của Đức Bênêđictô XVI, cho dầu người ta nói rằng ngài thuộc khuynh hướng duy truyền thống, đã chuẩn bị cho chúng ta đón nhận tính đơn sơ cua Đức Phanxicô.

ZENIT : Trong cuốn sách của Cha, Cha nói nhiều về sự đau khổ của con người hôm nay, do sự phi Kitô hóa và do cuộc khủng hoảng đức tin. Đâu là câu trả lời mà Cha mang lại trong cuốn sách này ?

Cha Ricardo :  Câu trả lời là : cần phải trở về với Thánh Lễ/Thánh Thể, là trung tâm của đức tin của chúng ta, nguồn mạch và cùng đích của « hữu thể » Kitô hữu của chúng ta. Tự sâu xa, chúng ta được kêu gọi trở thành một Thánh Thể sống động, trở thành những người nam người nữ có khả năng bẻ ra làm bốn cho người khác. Do đó, chúng ta phải tái bắt đầu khám phá lương thực thiêng liêng này. Chính khi sống bí tích Thánh Thể mà chúng ta sống. Vả lại, đó không phải là một điều có thể trợ giúp, nhưng là đòi hỏi đầu tiên của người Kitô hữu hôm nay, còn hơn nữa đòi hỏi của một sự trao ban giữa những người mà Chúa đã để lại cho chúng ta và chúng ta phải sống cho đến cùng, chúng ta không sống cách khác phép rửa chúng ta, nhưng chúng ta sống « bẻ vỡ từ nội tâm chúng ta ».

Tý Linh chuyển ngữ

theo ZENIT

 

Trackback from your site.

Bài viết cùng chủ đề

Dữ liệu Website cũ

Xem nhiều gần đây nhất

Đang online

Lịch đăng bài

Tháng Một 2025
H B T N S B C
« Th12    
  1 2 3 4 5
6 7 8 9 10 11 12
13 14 15 16 17 18 19
20 21 22 23 24 25 26
27 28 29 30 31