DI SẢN CỦA BA THÔNG ĐIỆP CỦA ĐỨC BÊNÊĐÍCTÔ XVI
Ba thông điệp trong tám năm Giáo hoàng : hai trong số đó về nhân đức đối thần, thông điệp thứ ba về học thuyết xã hội. Trong khuôn khổ này, huấn quyền của Đức Bênêđíctô XVI đã nêu bật điều chính yếu và đồng thời chiều sâu.
Thông điệp thứ nhất, Deus caritas est, đã được công bố ngày 25.1.2006, sau 9 tháng làm Giáo hoàng. Trước đó, trong buổi tiếp kiến chung 18.1.2006, Đức Thánh Cha đã dừng lại trên các khái niệm eros và agape, chúng giúp hiểu hai chiều kích bổ túc nhau và thiết yếu của tình yêu.
Dù quy chiếu đến chiều kích trần thế và nhục cảm của tình yêu, ‘eros’ « đến từ chính nguồn suối nhân lành của Đấng Tạo Hóa, cũng như khả năng của một tình yêu từ bỏ mình vì người khác », Đức Thánh Cha giải thích.
Chiều kích thứ hai của tình yêu, hoàn toàn có thể hiểu trong một nhãn quan siêu việt, chính là ‘agape’ đặc biệt được biểu lộ « trong chừng mực cả hai người thực sự yêu nhau và người ta không còn tìm kiếm chính mình nữa, niềm vui của mình, dục vọng của mình, nhưng trước tiên là thiện ích của người khác ».
Gia đình là « nơi cư trú » tự nhiên đầu tiên cho ‘caritas’ (tình yêu, bác ái), được hiểu theo ý nghĩa kép của từ ngữ. Tuy nhiên, bác ái cũng là một nguyên lý xã hội, trong chừng mực nó hướng con người « đến đại gia đình lớn lao nhất của xã hội, đến gia đình Giáo Hội, đến gia đình thế giới ».
Khái niệm « bác ái » (charité), đặc biệt trong tiếng Ý, thường được liên kết với lòng yêu người (philanthropie) và đôi khi với « caritas », được hiểu như là tổ chức xã hội. Thế nhưng nó đặc biệt là « một sự diễn tả cần thiết của hành vi sâu xa hơn của tình yêu nhân vị qua đó Thiên Chúa đã tạo dựng chúng ta, khơi lên trong tâm hồn chúng ta đà hướng về tình yêu, phản ảnh Thiên Chúa Tình Yêu, Đấng đã tạo dựng chúng ta theo hình ảnh của ngài ».
Thông điệp thứ hai của Đức Bênêđictô XVI, Spe salvi, được gợi hứng từ một câu nói của thánh Phaolô (Rm 8,24). Niềm hy vọng Kitô giáo không chỉ có một chiều kích trần thế. Quả thế, Chúa Giêsu đã dẫn chúng ta đến « cuộc gặp gỡ trong niềm hy vọng vốn mạnh hơn những đau khổ của sự nô lệ và, do đó, đã biến đổi cuộc sống và thế giới từ bên trong » (số 4).
Niềm hy vọng Kitô giáo không phải vào cái gì nhưng là vào một con người. Vả lại, nó là nguồn mạch của sự tự do đích thực, đối lập với những huyền thoại giả dối của sự tiến bộ và khoa học. Khoa học « không cứu rỗi con người » ; trái lại, nếu nó bị lạm dụng, nó « cũng có thể phá hủy con người và thế giới » (số 24-26).
Thông điệp Caritas in veritate (2009) cũng được gợi hứng từ một câu nói của thánh Phaolô : « sống theo chân lý và trong đức ái » (Eph 4,15).
Đức Bênêđictô XVI giải thích trong phần dẫn nhập rằng bác ái « là con đường chủ đạo của học thuyết xã hội của Giáo Hội » và, vì nguy cơ hiểu nó cách sai lầm, loại trừ nó khỏi đời sống luân lý, nên nó phải được xây dựng trên chân lý…
Để vượt lên cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu và những bất bình đẳng xã hội, điều quan trọng là tái bắt đầu làm tăng giá trị vốn quan trọng nhất : vốn con người. Tính tối thượng của con người trước tiên được thể hiện trong sự tôn trọng sự sống con người từ lúc thụ thai cho đến cái chết tự nhiên : bên cạnh việc lặp lại tiếng « không » với phá thai và an tử, Đức Bênêđictô XVI cũng lên án các chính sách bài sinh sản.
Chính kinh tế thị trường cũng thế, nếu nó muốn được nhân bản hóa, phải ngưng « chỉ cậy dựa vào chính nó » và là một « nơi thống trị của kẻ mạnh trên kẻ yếu », đồng thời khám phá ra sự lô-gíc của việc cho đi.
Caritas in veritate cũng là một thông điệp đã đào sâu vấn đề đạo đức môi trường. Vì thiên nhiên là một ân huệ của Thiên Chúa cần được sử dụng cách có trách nhiệm, nên Đức Thánh Cha đã gợi ý một sự giảm thiểu việc tiêu thụ năng lượng và tìm đến những năng lượng thay thế.
Trong số các nguyên tắc căn bản của thông điệp, có nguyên tắc bổ trợ mà, « xuyên qua sự tự trị của các cơ chế trung gian », trở thành « liều thuốc hữu hiệu nhất chống lại mọi hình thức ‘trợ giúp cha chú’, và sự phát triển « phải bao hàm một sự tăng trưởng tinh thần chứ không chỉ vật chất ».
Tý Linh
Theo ZENIT
Tags: bác ái-liên đới, Bênêđíctô XVI
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- NGỘ ĐỘC THỦY NGÂN ĐÃ ĐẨY NHANH CÁI CHẾT CỦA THÁNH NỮ TÊRÊSA THÀNH LISIEUX
- ĐHY DE KESEL: “NHỮNG BƯỚC ĐẦU TIÊN CỦA ĐỨC LÊÔ XIV NẰM TRONG TÍNH LIÊN TỤC VỚI ĐỨC PHANXICÔ”
- BÀI GIÁO LÝ NĂM THÁNH 2025. CHÚA GIÊSU KITÔ, NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA. II. CUỘC ĐỜI CHÚA GIÊSU. CÁC DỤ NGÔN. BÀI 6. NGƯỜI GIEO GIỐNG. « NGƯỜI DÙNG DỤ NGÔN MÀ NÓI VỚI HỌ NHIỀU ĐIỀU » (Mt 13, 3a)
- LIÊN HIỆP QUỐC : ĐHY PAROLIN BẢO VỆ NỀN NGOẠI GIAO GẶP GỠ MÀ ĐỨC LÊÔ XIV ĐỀ XƯỚNG
- BA ĐIỀU CỐT YẾU CỦA THÔNG ĐIỆP “RERUM NOVARUM”
- CHIẾN TRANH Ở UCRAINA: KIEV VÀ CÁC ĐỒNG MINH HOAN NGHÊNH LỜI ĐỀ NGHỊ CỦA ĐỨC LÊO XIV VỀ VIỆC TỔ CHỨC CÁC CUỘC ĐÀM PHÁN TẠI VATICAN
- HÃY NHÌN VÀO CHÚA KITÔ !
- ĐỨC LÊÔ XIV VÀ GIÁO HỘI, MỘT “CHÚT MEN” CỦA SỰ HIỆP NHẤT VÀ TÌNH YÊU
- NHỮNG LỜI PHÁT BIỂU CUỐI THÁNH LỄ KHAI MẠC SỨ VỤ PHÊRÔ CỦA ĐỨC LÊÔ XIV
- ĐỨC LÊÔ XIV: PHÊRÔ KHÔNG PHẢI LÀ MỘT NGƯỜI CHĂN DẮT ĐƠN ĐỘC, CŨNG KHÔNG PHẢI LÀ MỘT THỦ LĨNH Ở TRÊN NHỮNG NGƯỜI KHÁC
- ĐỨC LÊÔ XIV: HỌC THUYẾT XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI THÚC ĐẨY ĐỐI THOẠI
- ĐHY PAROLIN: HỌC THUYẾT XÃ HỘI CÔNG GIÁO CÓ THỂ CHỮA LÀNH NHỮNG CHIA RẼ TOÀN CẦU
- SỰ MỚI MẺ NÀY ĐƯỢC ĐỨC LÊÔ XIV MONG MUỐN CHO LỄ KHAI MẠC SỨ VỤ CỦA MÌNH
- THÁNH LỄ KHAI MẠC TRIỀU ĐẠI GIÁO HOÀNG CỦA ĐỨC LÊÔ XIV, MỘT PHỤNG VỤ GIỮA CÁC NGHI LỄ VÀ BIỂU TƯỢNG
- DIỄN VĂN CỦA ĐỨC LÊÔ XIV CHO CÁC THÀNH VIÊN CỦA ĐOÀN NGOẠI GIAO TẠI TÒA THÁNH : BỎ LẠI XUNG ĐỘT ĐẰNG SAU VÀ CHỌN THEO MỘT CON ĐƯỜNG MỚI
- ĐHY PAROLIN : TRONG SUỐT MẬT NGHỊ, ĐỨC LÊÔ XIV “KHÔNG BAO GIỜ MẤT ĐI NỤ CƯỜI NHẸ NHÀNG CỦA MÌNH”
- NỮ TU OONAH O’SHEA ĐƯỢC BẦU LÀM CHỦ TỊCH UISG
- ĐỨC LÊÔ XIV, “MỘT GIÁO HOÀNG VÌ HÒA BÌNH VÀ LÒNG THƯƠNG XÓT”
- GIÁO DỤC: ĐỨC LÊÔ XIV KHUYẾN KHÍCH ƠN GỌI TU TRÌ LA SAN
- NHỮNG KHUÔN MẶT CỦA HOẠT ĐỘNG TRUYỀN GIÁO CỦA ĐỨC LÊÔ XIV Ở PERU