ĐỐI VỚI TÒA THÁNH, NẠN PHÂN BIỆT CHỦNG TỘC TRỰC TUYẾN ĐÒI HỎI MỘT QUY ĐỊNH MỚI
Trong bài tham luận vào thứ Năm ngày 7/11/2024, trong cuộc tranh luận về việc loại bỏ nạn phân biệt chủng tộc, Đức cha Gabriel Caccia, quan sát viên của Tòa Thánh tại Liên Hợp Quốc, đã lưu ý rằng những thành kiến liên quan đến sự bất bao dung về chủng tộc có những hình thức tinh vi khó giải quyết hơn, đặc biệt là trong sự gia tăng của nạn phân biệt chủng tộc và tư tưởng bài ngoại trực tuyến và trên các nền tảng kỹ thuật số.
“Phẩm giá bình đẳng của mỗi con người đòi hỏi chúng ta không bao giờ nhắm mắt làm ngơ trước nạn phân biệt chủng tộc hay sự loại trừ, nhưng chúng ta chấp nhận “người khác” một cách cởi mở, thừa nhận sự phong phú và độc đáo của mỗi người và mỗi dân tộc”: Đức cha Gabriele Caccia, quan sát viên thường trực của Tòa Thánh tại Liên Hợp Quốc, đã nhắc lại điều này trong bài phát biểu của ngài vào Thứ Năm, ngày 7 tháng 11, trong cuộc tranh luận chung của phiên họp thứ 79 của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc về việc xóa bỏ nạn phân biệt chủng tộc, phân biệt đối xử về chủng tộc, tư tưởng bài ngoại và bất bao dung gắn liền với đó. “Điều này đòi hỏi một sự thay đổi cơ bản về thái độ, bắt đầu bằng việc sẵn sàng đối thoại trên tinh thần liên đới và tình huynh đệ để đạt được điều này”, ngài kết luận sau khi đã xem xét các hình thức phân biệt đối xử mới khác nhau và tính chất cơ bản không thể thương lượng của việc bảo vệ nhân phẩm và sự bình đẳng giữa tất cả mọi người, được Liên Hợp Quốc ủng hộ.
Phẩm giá con người như một chân lý cơ bản không thể thương lượng
Đức cha Caccia bắt đầu bài tham luận của mình bằng cách nhắc lại điều đầu tiên của Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền trong đó khẳng định rằng “tất cả mọi người sinh ra đều tự do và bình đẳng về phẩm giá và các quyền”. Ngài tiếp tục lấy làm tiếc vì sự thật cơ bản này, được công nhận và được coi là không thể thương lượng, lại liên tục bị đặt ra nghi vấn. Đức cha Caccia dựa trên dữ liệu thống kê mới nhất cho thấy gần một trên sáu người trên thế giới bị phân biệt đối xử. “Sự phân biệt chủng tộc, dựa trên các yếu tố như nguồn gốc dân tộc, màu da hoặc ngôn ngữ, là một trong những lý do thông thường nhất”, quan sát viên thường trực của Tòa Thánh tại Liên Hiệp Quốc lấy làm tiếc và đồng thời phân tích từng điểm một, các hình thức phân biệt chủng tộc khác nhau, và nhấn mạnh quan điểm của Tòa Thánh là không thể dung thứ hay làm ngơ trước “sự loại trừ dưới bất kỳ hình thức nào và bảo vệ tính chất thánh thiêng của toàn bộ sự sống con người”. Đức cha Caccia nhắc lại tuyên bố của Đức Thánh Cha Phanxicô mô tả chủ nghĩa phân biệt chủng tộc là “sự xúc phạm đến phẩm giá vốn có mà Thiên Chúa ban cho mỗi con người”.
Di cư và bất bao dung tôn giáo là những cái cớ
Tiếp tục phân tích về những thành kiến liên quan đến nạn phân biệt chủng tộc, Đức cha Caccia thu hút sự chú ý đến ba lĩnh vực được Tòa Thánh xác định là đặc biệt đáng lo ngại: di cư, tự do tôn giáo và mạng xã hội. Quan sát viên của Tòa Thánh tại Liên Hợp Quốc trước tiên đề cập đến vấn đề di cư, nhấn mạnh rằng mọi người đi lại phải luôn được coi là những con người có cùng phẩm giá nội tại như bất kỳ người nào. “Di cư có thể tạo ra cảm giác sợ hãi và lo lắng thường trở nên trầm trọng hơn và bị lợi dụng vì mục đích chính trị. Như Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhận xét, điều này có thể dẫn đến não trạng bài ngoại, trong đó mọi người khép kín nơi chính mình, và điều này phải được giải quyết một cách dứt khoát”. Tiếp đến, tự do tôn giáo dẫn đến những hạn chế và đàn áp các cá nhân và cộng đồng tuyên xưng đức tin của họ. Những hạn chế như vậy, Đức cha Caccia nhấn mạnh, làm tổn hại đến nguyên tắc cơ bản về tự do tôn giáo hay tín ngưỡng. “Tòa Thánh nhấn mạnh rằng các chính phủ có trách nhiệm chính trong việc bảo vệ quyền này của công dân họ, vì đó là một trong những đòi hỏi tối thiểu tuyệt đối cần thiết để sống có phẩm giá”.
Đức cha Caccia chỉ ra sự gia tăng của nạn phân biệt chủng tộc trên mạng
Ngài kết luận, để chống lại tai họa này, giáo dục có tầm quan trọng hàng đầu, vừa là chiến lược ứng phó vừa là biện pháp phòng ngừa lâu dài. Điều này hàm ý “không chỉ là một cam kết đổi mới đối với nền giáo dục có chất lượng, cho phép mọi người phát huy hết tiềm năng của mình và theo đuổi công ích, mà còn là sự thừa nhận thực tế rằng giáo dục bắt đầu trước hết trong gia đình, vì cha mẹ là những nhà giáo dục đầu tiên về giá trị con người.” Đức Cha nói thêm rằng hình thức giáo dục này có thể dẫn đến một sự thay đổi về não trạng, bắt đầu từ ước muốn đối thoại trong tinh thần liên đới và huynh đệ để vượt qua sự thờ ơ và sợ hãi.
Tý Linh
(theo Marie José Muando Buabualo – Vatican News)
Tags: Di dân, Nhân quyền, Nhân-phẩm, Phanxicô-I, Truyền-thông-internet, Tự-do-tôn-giáo
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- HOA KỲ: TẠI SAO ĐỨC CHA ROBERT BARRON, NGÔI SAO LOAN BÁO TIN MỪNG TRÊN INTERNET, LẠI MUỐN THÀNH LẬP MỘT DÒNG TU?
- NHỮNG NHÂN VẬT TÔN GIÁO NÀO CẦU NGUYỆN CHO DONALD TRUMP TRONG LỄ NHẬM CHỨC CỦA ÔNG?
- ĐỨC THÁNH CHA VIẾT THƯ CHO TỔNG THỐNG DONALD TRUMP
- MỘT NỮ TU SẼ ĐƯỢC BỔ NHIỆM LÀM CHỦ TỊCH PHỦ THỐNG ĐỐC THÀNH VATICAN
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT II THƯỜNG NIÊN NĂM C: CHÚA ĐÁP LẠI SỰ THIẾU THỐN CỦA CHÚNG TA BẰNG TÌNH YÊU DƯ TRÀN CỦA NGƯỜI
- CÁI CHẾT CỦA CHA PONCHAUD, CHỨNG NHÂN VĨ ĐẠI CỦA LỊCH SỬ CAMPUCHIA
- BỘ GIÁO LÝ ĐỨC TIN: HUẤN THỊ VỀ MỘT VÀI KHÍA CẠNH CỦA “THẦN HỌC GIẢI PHÓNG”
- Ở BA LAN, MỘT KIẾN NGHỊ NHẰM XÓA BỎ VIỆC GIẢI TỘI CHO TRẺ VỊ THÀNH NIÊN
- VỤ CHA PIERRE: HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC XIN TÒA ÁN MỞ CUỘC ĐIỀU TRA
- ĐỨC THÁNH CHA MỜI GỌI CÁC LINH MỤC ARGENTINA HÃY TIÊU HAO VÌ TIN MỪNG
- CUBA THẢ TÙ NHÂN, HOAN NGHÊNH SỰ TRUNG GIAN HÒA GIẢI CỦA TÒA THÁNH
- BÀI GIÁO LÝ VỀ TRẺ EM. NHỮNG NGƯỜI ĐƯỢC CHÚA CHA YÊU QUÝ NHẤT. BÀI 2
- HĐGM Ý GIẢI THÍCH CÁC CHUẨN MỰC CỦA RÔMA LIÊN QUAN ĐẾN ĐÀO TẠO LINH MỤC
- TIẾP KIẾN CHUNG NĂM THÁNH (11/1/2025): HY VỌNG LÀ BẮT ĐẦU LẠI – GIOAN TẨY GIẢ
- KINH TRUYỀN TIN LỄ CHÚA GIÊSU CHỊU PHÉP RỬA NĂM C: TÔI ĐƯỢC RỬA TỘI NGÀY NÀO?
- JOE BIDEN TRAO HUÂN CHƯƠNG TỰ DO CỦA TỔNG THỐNG CHO ĐỨC PHANXICÔ
- HÀNH KHÚC GIÁO HOÀNG, BÀI QUỐC CA CHÍNH THỨC CỦA VATICAN DO MỘT NGƯỜI PHÁP SÁNG TÁC
- CÁC ĐẠI SỨ TẠI TÒA THÁNH ĐƯỢC ĐỨC PHANXICÔ CHẤT VẤN
- DIỄN VĂN CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO CÁC THÀNH VIÊN CỦA ĐOÀN NGOẠI GIAO TẠI TÒA THÁNH NHÂN DỊP CHÚC MỪNG NĂM MỚI 2025 : NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA MỘT NỀN NGOẠI GIAO HY VỌNG
- Ở THÁI LAN, CUỘC CHIẾN HÀNG NGÀY CỦA MỘT LINH MỤC CHỐNG LẠI NẠN LAO ĐỘNG TRẺ EM