ĐỨC BÊNÊĐÍCTÔ XVI LO LẮNG CHO TƯƠNG LAI CỦA CON NGƯỜI
Hôm thứ Sáu 21.12.2012, trong sứ điệp cầu chúc Giáng Sinh và Năm Mới cho Giáo Triều, đức Bênêđictô XVI đã lấy lại luận đề của đại giáo sĩ Do Thái Gilles Bernheim ở Pháp để bảo vệ cho sự đối lập của Giáo Hội đối với lý thuyết phái tính.
Đức Thánh Cha đã lấy nêu rõ các điều kiện của việc đối thoại liên tôn và rút ra những kết luận đầu tiên từ THĐ về Tân Phúc Âm Hóa.
Trong ba phần rõ ràng do tay ngài viết ra, nói với Giáo Triều, đức Bênêđictô XVI đã mang lại cho sứ điệp cầu chúc truyền thống của ngài hàm lượng của một « tiểu thông điệp », y như ngài đã làm bảy ngày trước đó cho Sứ điệp Ngày Thế Giới Hòa Bình 2013.
Trong ba phần này, thật là đáng tiếc nếu chỉ giữ lại phần thứ nhất, dành cho việc bác bỏ lý thuyết phái tính, và dựa trên những lập luận đã được vị đại giáo sĩ Do Thái ở Pháp nêu lên vào tháng Mười. Vì hiến chương ba điểm được Đức Thánh Cha đề nghị cho việc đối thoại liên tôn chắc chắn sẽ là giấy thông hành của người Công giáo trong việc gặp gỡ với Hồi giáo. Và những kết luận đầu tiên mà ngài rút ra từ Thượng Hội Đồng Giám Mục về Tân Phúc Âm Hóa là rất được mong đợi.
Không muốn chỉ dừng lại ở chỗ lặp lại việc khước từ hôn nhân đồng tính, nhưng chính trên bình diện nhân chủng học căn bản mà Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã chọn đề cập đến đề tài gia đình. Đối với ngài, chính « khả năng của con người gắn bó với nhau » mà ngày nay đang bị tổn hại, vì lợi ích của một « hữu thể nhân linh đang trở thành chính nó bằng việc bám lấy quyền tự trị và tiếp xúc với người khác chỉ bằng những mối quan hệ mà nó có thể cắt đứt bất kỳ lúc nào ». Nếu chân lý là như thế, thì những hậu quả sẽ thật là nặng nề : « Con người bảo toàn cái ‘tôi’ của nó cho chính nó và không thực sự vượt qua nó ». Đang khi mà chính trong sự trao hiến mà con người thể hiện chính mình ».
Giáo Hội « biểu lộ ký ức về con người đang đối diện với một nền văn minh quên lãng »
Dựa vào những lời của giáo sĩ Bernheim, đức Bênêđictô XVI tố giác « sự sai lạc sâu xa » của lý thuyết phái tính, và nhất là của « cuộc cách mạng nhân học ngấm ngầm ở đó ». Sự phản đối « nhị tính thiết yếu » giữa người nam và người nữ làm cho Đức Thánh Cha phát biểu : « Việc thao túng bản tính, mà ngày nay chúng ta lấy làm tiếc đối với những gì liên quan đến môi trường, ở đây đang trở thành chọn lựa căn bản của con người đối với chính nó ».
Đề cập đến đề tài đối thoại của Giáo Hội với Nhà Nước, xã hội hay các tôn giáo, Đức Thánh Cha nhận thấy rằng Giáo Hội « biểu thị ký ức về con người đang đối diện với một nền văn minh quên lãng, mà từ nay chỉ biết chính nó và tiêu chí đo lường của chính nó. Một nhân loại đánh mất ký ức là đánh mất chính căn tính của mình ».
Sau cùng, đối với Đức Thánh Cha, đối diện với các tôn giáo, việc đối thoại là một « bổn phận ». Trước tiên việc đối thoại sự sống mà « cũng trở thành một cuộc đấu tranh cho cách thức đúng đắn là một nhân vị ». Nhưng ngay cả trong khuôn khổ này, « cả hai phía vẫn ý thức về căn tính của mình ». Và trên con đường này, người Kitô hữu không được theo ý riêng « cắt đứt con đường đến chân lý ». Vì người Kitô hữu có « xác tín nền tảng lớn lao » rằng họ « có thể thanh thản ra chỗ sâu trong đại dương chân lý, mà không phải sợ đối với căn tính kitô của mình ».
Để kết luận, Đức Thánh Cha trở lại với THĐ về Tân Phúc Âm Hóa diễn ra vào tháng Mười tại Rôma. Ngài vạch rõ ba giai đoạn của việc loan báo : trước tiên là giai đoạn loan báo « Kê-ryg-ma », mà « rút ra sức mạnh của mình từ xác tín nội tâm của người loan báo » ; rồi giai đoạn « lắng nghe, bước theo Chúa Giêsu », trong một « chuyển động tìm kiếm » ; và rồi, khi Chúa Giêsu quay lại và hỏi « Các anh tìm gì ? », Ngài mời gọi các môn đệ đi theo Ngài. Vì thế, Đức Thánh Cha mời gọi các tín hữu « bước vào trong sự hiệp thông linh động của những người dự tòng, vốn là một sự hiệp thông đào sâu và, đồng thời là sự hiệp thông sự sống, trong đó sự kiện bước đi với Chúa Giêsu làm cho chúng ta trở thành những con người thấu hiểu ».
Tý Linh
Theo La Croix
Tags: Bênêđíctô XVI, Đối-thoại-liên-tôn
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- MẬT NGHỊ HỒNG Y: ĐHY PAROLIN VÀ ĐHY PREVOST ĐƯỢC PHIẾU “RẤT CAO” TRONG CUỘC BỎ PHIẾU ĐẦU TIÊN ?
- CHÚA NHẬT ĐẦU TIÊN CỦA ĐỨC LÊÔ XIV VỚI CÁC TÍN HỮU VÀ TẠI MỘ THÁNH PHÊRÔ
- TỪ LÊÔ XIII ĐẾN LÊÔ XIV, VẤN ĐỀ XÃ HỘI MỚI
- MẬT NGHỊ: VÀ CÁC HỒNG Y BẮT ĐẦU PHÁT BIỂU NGAY SAU ĐÓ
- ĐỨC LÊÔ XIV TẠI MỘT ĐỀN THÁNH CỦA DÒNG THÁNH AUGUSTINÔ VÀ TẠI MỘ ĐỨC PHANXICÔ
- DIỄN VĂN CỦA ĐỨC GIÁO HOÀNG LÊÔ XIV CHO HỒNG Y ĐOÀN : « NGÀY NAY GIÁO HỘI TRAO CHO MỌI NGƯỜI DI SẢN HỌC THUYẾT XÃ HỘI CỦA MÌNH »
- CHÂN DUNG, KHẨU HIỆU VÀ HUY HIỆU CỦA ĐỨC GIÁO HOÀNG LÊÔ XIV
- BỀ TRÊN TỔNG QUYỀN DÒNG AUGUSTINÔ: ĐỨC GIÁO HOÀNG LÊÔ XIV ‘THỰC SỰ GẦN GŨI VỚI MỌI NGƯỜI’
- TÌM HIỂU DÒNG THÁNH AUGUSTINÔ CỦA ĐỨC LÊÔ XIV
- “NGÀI ĐÃ CÓ MỘT TỶ SỐ TUYỆT VỜI” TẠI MẬT NGHỊ
- XÓA MÌNH ĐI ĐỂ CHÚA KITÔ Ở LẠI
- TIỂU SỬ ĐỨC TÂN GIÁO HOÀNG LÊÔ XIV
- THÁNH LỄ KHAI MẠC TRIỀU ĐẠI GIÁO HOÀNG CỦA ĐỨC LÊÔ XIV VÀO NGÀY 18 THÁNG 5
- “GIÁM MỤC LÀ MỘT MỤC TỬ GẦN GŨI VỚI DÂN CHÚNG, KHÔNG PHẢI LÀ NGƯỜI QUẢN LÝ”
- ĐỨC TÂN GIÁO HOÀNG LÊÔ XIV KÊU GỌI HÒA BÌNH VÀ GIẢI TRỪ VŨ TRANG TRÊN THẾ GIỚI
- HABEMUS PAPAM
- GIỮA SỰ TRANG NGHIÊM VÀ LONG TRỌNG, MẬT NGHỊ BẮT ĐẦU
- KHÓI ĐEN ĐẦU TIÊN XUẤT HIỆN TỪ ỐNG KHÓI NHÀ NGUYỆN SISTINE
- THÁNH LỄ CẦU NGUYỆN CHO VIỆC BẦU CHỌN GIÁO HOÀNG : « CẦU NGUYỆN LÀ THÁI ĐỘ DUY NHẤT THÍCH HỢP »
- MẬT NGHỊ: ĐỨC GIÁO HOÀNG ĐƯỢC BẦU NHƯ THẾ NÀO?