ĐỨC CHA GALLAGHER : « ĐỨC PHANXICÔ MUỐN THĂM VIỆT NAM »
Bộ trưởng ngoại giao Tòa Thánh, Đức cha Gallagher, mô tả buổi tiếp kiến vào thứ Năm ngày 19/1/2024 với các đại diện chính trị Việt Nam là “một cuộc gặp gỡ tích cực”. Ngài thông báo rằng ngài sẽ đến Việt Nam vào tháng 4 và ĐHY Parolin sẽ đến thăm đất nước này vào năm 2024. Về chuyến thăm của Đức Thánh Cha, ngài lạc quan: “Tôi nghĩ rằng chuyến đi này sẽ được thực hiện. Đức Phanxicô muốn đến đó và cộng đồng Công giáo cũng rất mong muốn điều đó.”
Sáng 18/1, đó là một “cuộc gặp gỡ tích cực” giữa Đức Thánh Cha và phái đoàn đại diện Đảng Cộng sản Việt Nam, một dấu hiệu tăng cường quan hệ với Tòa thánh và cũng là dấu hiệu cho chuyến thăm Việt Nam trong tương lai của Đức Thánh Cha. Buổi tiếp kiến diễn ra vào thứ Năm tuần này, ngày 18 tháng 1, tại Dinh Tông Tòa Vatican, trước khi các đại diện của Đảng Cộng sản đến Phủ Quốc vụ khanh để có cuộc nói chuyến với Đức Hồng y Quốc vụ khanh Pietro Parolin, và với Đức cha Paul Richard Gallagher, Bộ trưởng ngoại giao Tòa Thánh.
Một bước tiến
Đức cha Gallagher đánh giá tích cực cuộc gặp gỡ này và đồng thời bày tỏ hy vọng rằng cộng đồng Công giáo sẽ có thể được hưởng lợi từ những gì tạo nên một bước tiến mới trong quan hệ song phương và góp phần vào những kết quả quan trọng khác đạt được từ quan điểm ngoại giao.
Thứ nhất, thỏa thuận vào cuối tháng 12 năm 2023 về việc bổ nhiệm đại diện Tòa Thánh cư trú tại Việt Nam, đồng thời là Sứ thần Tòa thánh tại Singapore, Đức cha Marek Zalewski. Thỏa thuận được ký vào tháng 7 nhân dịp Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng thăm Vatican trên cơ sở phiên họp thứ 10 của nhóm làm việc chung Việt Nam-Tòa Thánh, đã diễn ra vào ngày 31/3/2023 tại Rôma.
Hy vọng một chuyến tông du của Đức Thánh Cha
Bộ trưởng Quan hệ với các Nhà nước cũng thông báo rằng ngài sẽ thăm Việt Nam “vào tháng 4” và ĐHY Parolin sẽ đến thăm Việt Nam trong năm nay. “Chúng tôi sẽ thực hiện mọi việc dần dần”, Đức Cha giải thích và đồng thời cho biết ngài lạc quan về khả năng có chuyến viếng thăm trong tương lai của chính Đức Thánh Cha Phanxicô: “Vâng, tôi nghĩ chuyến tông du này sẽ diễn ra. Nhưng có một số giai đoạn cần thực hiện trước khi điều này là thích hợp. Tôi nghĩ rằng Đức Giáo hoàng muốn đến đó, cộng đồng Công giáo Việt Nam hết lòng hy vọng rằng Đức Giáo hoàng muốn đến đó. Tôi nghĩ đó sẽ là một thông điệp rất tốt cho cả khu vực”. Ngài cho biết thêm, Việt Nam thực sự là một “quốc gia quan trọng về nhiều mặt”.
Lời của Đức Thánh Cha trên chuyến bay trở về từ Mông Cổ
Trên chuyến bay trở về Rôma từ Mông Cổ ngày 4/9/2023, trả lời cho câu hỏi của nhà báo của tạp chí Ameriaca Magazine liên quan đến việc Đức Thánh Cha có tông du đến Việt Nam hay không, Đức Thánh Cha cho biết : « Việt Nam là một trong những trải nghiệm đối thoại đẹp đẽ nhất mà Giáo hội biết đến trong thời gian gần đây. Tôi có thể nói nó giống như sự đồng cảm trong đối thoại. Cả hai bên đều có thiện chí hiểu nhau và tìm cách tiến về phía trước. Đã có vấn đề, nhưng ở Việt Nam, tôi tin sớm muộn gì vấn đề cũng sẽ được khắc phục. Gần đây, chúng tôi đã nói chuyện thoải mái với Chủ tịch nước Việt Nam. Tôi rất lạc quan về mối quan hệ với Việt Nam, công việc tốt đẹp đã diễn ra trong nhiều năm qua. Tôi nhớ cách đây bốn năm, một nhóm nghị sĩ Việt Nam đã đến thăm chúng tôi: chúng tôi đã có cuộc đối thoại vui vẻ với họ, rất tôn trọng. Khi một nền văn hóa cởi mở, thì có thể có đối thoại; nếu có sự khép kín hoặc nghi ngờ, thì việc đối thoại sẽ rất khó khăn.
Với Việt Nam, đối thoại là cởi mở, có thuận lợi cũng như khó khăn, nhưng nó cởi mở và chúng ta đang tiến triển chậm. Có một vài vấn đề, nhưng chúng đã được giải quyết. Về chuyến tông du Việt Nam, nếu tôi không đến đó, thì Đức Gioan XXIV chắc chắn sẽ đến đó. Chắc chắn là ngài ấy sẽ đi, vì đó là đất nước xứng đáng để đến đó, một đất nước có được cảm tình của tôi. »
Thư của Đức Thánh Cha gửi Giáo hội Việt Nam
Mối quan hệ giữa Việt Nam và Tòa Thánh bị gián đoạn vào năm 1975, nhưng đã trải qua những bước phát triển đáng khích lệ từ năm 1990. Năm 2011, Đức Bênêđíctô XVI đã bổ nhiệm một đại diện giáo hoàng không thường trú. Năm 2023, đại diện giáo hoàng này định cư tại Hà Nội.
Đức Thánh Cha Phanxicô cũng đã gửi Thư cho Giáo hội Việt Nam vào tháng 9 năm 2023, trong đó ngài mời gọi các tín hữu Công giáo, “can đảm theo gương Chúa Giêsu“, hãy sống như “những Kitô hữu tốt và những công dân tốt”, làm chứng cho tình yêu của Thiên Chúa “không phân biệt tôn giáo, chủng tộc và văn hóa”. Ngài viết: Chúng ta phải luôn tiến về phía trước “công nhận những điểm đồng nhất và tôn trọng những khác biệt”. Điều này cũng đòi hỏi trách nhiệm đối với những người Công giáo Việt Nam, những người, theo Đức Phanxicô, nhận ra “căn tính của họ là những Kitô hữu tốt và những công dân tốt” bằng cách sinh động Giáo hội của họ hoặc bằng cách truyền bá Tin Mừng trong cuộc sống hàng ngày. Một chứng tá, nhờ vào sự phát triển của “những điều kiện thuận lợi cho việc thực thi quyền tự do tôn giáo”, có thể giúp các tín hữu Công giáo “thúc đẩy đối thoại và tạo ra niềm hy vọng cho đất nước”.
Tý Linh
(theo Salvatore Cernuzio, Vatican News)
Tags: Giáo-Hội-&-Nhà-Nước, Phanxicô-I
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- BÀI GIÁO LÝ VỀ NĂM THÁNH 2025. CHÚA GIÊSU KITÔ, NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA. I. THỜI THƠ ẤU CỦA CHÚA GIÊSU. BÀI 4. « EM THẬT CÓ PHÚC, VÌ ĐÃ TIN » (Lc 1, 45). THĂM VIẾNG BÀ ELISABETH VÀ BÀI CA MAGNIFICAT
- ƠN GỌI LINH MỤC VÀ TU SĨ, Ý CẦU NGUYỆN CỦA ĐỨC THÁNH CHA CHO THÁNG HAI
- “PHÚC THAY CHO NGƯỜI KHÔNG ĐÁNH MẤT HY VỌNG”, CHỦ ĐỀ NGÀY THẾ GIỚI ÔNG BÀ LẦN V
- ĐỨC THÁNH CHA THÔNG BÁO ĐANG CHUẨN BỊ TÔNG HUẤN MỚI VỀ TRẺ EM
- TRÍ TUỆ NHÂN TẠO: CHÚNG TA CÓ THỂ SỬ DỤNG CHATGPT CHO CÔNG VIỆC MÀ KHÔNG CẦN NÓI RA KHÔNG?
- NHỮNG NGƯỜI THÁNH HIẾN, MỘT MẪU GƯƠNG VỀ TÌNH YÊU TRONG MỘT THẾ GIỚI CỦA NHỮNG MỐI QUAN HỆ HỜI HỢT
- ĐỨC THÁNH CHA KÊU GỌI TÒA THƯỢNG THẨM RÔMA KHÔI PHỤC CÁC MỐI QUAN HỆ LIÊN VỊ
- TRỞ THÀNH LINH MỤC, ĐÓ LÀ CHỊU ĐAU KHỔ VỚI DÂN CỦA MÌNH
- BÀI GIÁO LÝ VỀ NĂM THÁNH 2025. CHÚA GIÊSU KITÔ, NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA. I. THỜI THƠ ẤU CỦA CHÚA GIÊSU. BÀI 3. « ÔNG PHẢI ĐẶT TÊN CHO CON TRẺ LÀ GIÊSU ». TRUYỀN TIN CHO THÁNH GIUSE
- TRÍ TUỆ NHÂN TẠO LÀ CƠ HỘI NHƯNG CÓ THỂ KHIẾN CON NGƯỜI TRỞ THÀNH NÔ LỆ CỦA MÁY MÓC
- PAOLO BENANTI: THÔNG TRI ANTIQUA ET NOVA MỜI GỌI CHÚNG TA ĐẶT RA CHO MÌNH NHỮNG CÂU HỎI ĐÚNG ĐẮN
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC PHANXICÔ TRONG CHÚA NHẬT LỜI CHÚA 2025: LẮNG NGHE LỜI CHÚA VÀ NẮM BẮT SỰ ỨNG NGHIỆM CỦA LỜI CHÚA TRONG HIỆN TẠI
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT III THƯỜNG NIÊN NĂM C: NĂM THÁNH LÀ CƠ HỘI ĐỂ ĐỐI MỚI CUỘC GẶP GỠ CỦA CHÚNG TA VỚI CHÚA KITÔ
- SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO NGÀY THẾ GIỚI BỆNH NHÂN 2025 : NIỀM HY VỌNG KHÔNG LÀM THẤT VỌNG VÀ LÀM CHO CHÚNG TA MẠNH MẼ TRONG CƠN THỬ THÁCH
- ĐỨC THÁNH CHA KÊU GỌI CÁC KITÔ HỮU KIÊN TRÌ TRÊN CON ĐƯỜNG HIỆP NHẤT
- ĐỐI CHIẾU BẢN ĐÀO TẠO LINH MỤC VỚI ĐỜI LINH MỤC CỦA TÔI
- BÀI PHÁT BIỂU CỦA ĐỨC PHANXICÔ VỚI CÁC GIÁM ĐỐC ĐẠI CHỦNG VIỆN VÀ TIỀN CHỦNG VIỆN CỦA PHÁP : ĐỪNG TẠO RA NHỮNG BẢN SAO
- SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO NGÀY THẾ GIỚI TRUYỀN THÔNG XÃ HỘI 2025: CHIA SẺ NIỀM HY VỌNG TRONG LÒNG ANH CHỊ EM MỘT CÁCH HIỀN HÒA
- PHỎNG VẤN ĐHY KOOVAKAD, NGƯỜI VỪA ĐƯỢC BỔ NHIỆM LÀM TỔNG TRƯỞNG BỘ ĐỐI THOẠI LIÊN TÔN
- ĐỐI VỚI CÁC GIÁM MỤC MỸ, CÁC SẮC LỆNH CỦA TRUMP “GÂY LO NGẠI SÂU XA”