ĐỨC CHA GIOVANNI BATTISTI SCALABRINI, TÔNG ĐỒ CỦA NGƯỜI DI CƯ VÀ CỦA SÁCH GIÁO LÝ, SẼ ĐƯỢC PHONG THÁNH
Đức Phanxicô triệu tập một hội nghị Hồng y về việc phong thánh cho chân phước và là nhà sáng lập dòng Truyền giáo thánh Carôlô Scalabrini, với sự miễn chuẩn phép lạ thứ hai. Trong sắc lệnh được công bố hôm 21/5 còn có việc phong chân phước cho một giáo dân người Tây Ban Nha và bảy Đấng đáng kính mới.
Một sự đồng thuận rộng rãi đưa đến mức cao nhất của bàn thờ vị Giám mục đã được nhiều người Công giáo coi là thánh bổn mạng của người di cư. Đó là điều mà Đức Thánh Cha Phanxicô đã quyết định triệu tập một hội nghị Hồng y về việc phong thánh cho Đức cha Giovanni Battistia Scalabrini, Giám mục giáo phận Piacenza, vào cuối thế kỷ XIX, người đã thành lập Dòng Truyền giáo thánh Carôlô – còn được gọi là Dòng Scalabrini – với sứ mạng đặc thù là phục vụ người di cư. Đây không phải mà một cuộc phong thánh tương đẳng, vì sẽ có một nghi thức chính thức, nhưng người ta có thể ghi nhận việc miễn chuẩn việc công nhận thông thường một phép lạ thứ hai cần thiết cho việc phong thánh – điều đó cũng là trường hợp đối với thánh Giáo hoàng Gioan XXIII.
Sự chọn lựa này đã được công bố vào ngày 21/5, ngay sau khi Đức Thánh Cha có buổi tiếp kiến với ĐHY Semeraro, Tổng trưởng Bộ Phong Thánh. Ngày phong thánh sẽ được thông báo trong hội nghị Hồng y, vốn cũng liên quan đến một cuộc phong thánh khác cho chân phước Artemidi Zatti, giáo dân người Ý đã di cư cùng với gia đình mình đến Argentina vào cuối thập niên 1800, trợ sĩ dòng Salêdiêng và là nhà truyền giáo ở Patagonie. Ngày của hội nghị Hồng y tương lai này chưa được xác định. Buổi tiếp kiến cũng đã chứng kiến sự tán thành các sắc lệnh về việc công nhận một phép lạ được cho là nhờ sự cầu bầu của một nữ giáo dân người Tây Ban Nha là Maria de la Concepción Barrecheguren y García (1905-1927), và các đức tính anh hùng của bảy Tôi tớ Chúa, những người sẽ trở thành Đấng đáng kính.
Một Giám mục nhạy cảm với sự nghèo khổ của con người
Ga xe lửa Milan, những năm 1880. Trong một căn phòng rộng lớn bên trong, giữa những mái vòm và lớp bụi của khi tiền sảnh của nhà ga, mọi người đang ở tạm dưới đất, ngược với kiến trúc thanh lịch của nơi này. Một người đi ngang qua, đã nhận xét và viết: “Tôi đã chứng kiến ba hay bốn trăm cá nhân ăn mặc tồi tàn, chia thành nhiều nhóm khác nhau (…) Họ là những cụ già còng lưng vì tuổi tác và mệt mỏi, những người đàn ông trong độ tuổi sung sức, những phụ nữ gánh chịu hay cõng con trên cổ, những bé trai và bé gái tất cả đều quy tụ bởi một tư tưởng duy nhất, tất cả đều được hướng đến một mục đích chung. Đó là những người di cư”.
Ảnh chụp chớp nhoáng này đã thực hiện bởi một Giám mục, Đức cha Giovanni Scalabrini, mà từ ngày 13/2/1876, điều hành giáo phận Piacenza – ngài đến từ tỉnh Como, nơi ngài chào đời vào ngày 8/7/1839. Đức cha Scalabrini là một Giám mục trẻ, được bổ nhiệm lúc đó ngài chưa đầy 37 tuổi, sau khi được mọi người nói đến vì đức tin của một linh mục trẻ phi thường. Trong lịch sử của Giáo hội, ngài vẫn còn có danh xưng “Tông đồ của sách giáo lý” – như Đức Piô IX đã gọi ngài -, và điều đó là vì ngài đã coi trọng việc đào tạo cơ bản Kitô hữu, cho đến chỗ thành lập tạp chí giáo lý đầu tiên ở Ý.
Nhiệt thành đối với người di cư
Rất nhiều công trình đã nảy sinh từ sáng kiến mục vụ của ngài, nhưng chính người di cư khiến ngài cảm động nhất. Cảnh tượng ở nhà ga trên đây đã ghi dấu ấn sâu đậm nơi ngài. Vào năm 1887, ngài thành lập Dòng Truyền giáo thánh Carôlô để giúp đỡ người di cư và vào năm 1901, chính ngài đến Genoa để cùng người Ý di cư đến Hoa Kỳ. Nhánh nữ của Dòng Truyền giáo thánh Carôlô cũng được thành lập vào năm 1895. Đức cha Scalabrini đã trở thành người tiên phong trong việc nghiên cứu hiện tượng di dân trong Giáo hội. Người ta cũng nợ ngài một trong những luật đầu tiên của Ý về chủ đề này, được ban hành vào năm 1901. Với 10 nhà truyền giáo đầu tiên đến Châu Mỹ vào tháng 7/1898, ngài nói: “ Cánh đồng được mở ra cho sự nhiệt thành của anh em không có biên giới. Có những đền thờ được dựng lên, những trường học được mở ra, các bệnh viện được xây dựng, các nhà trẻ được thành lập. Sau cùng, ở đó, những khốn khổ mà những ảnh hưởng hữu ích của đức ái Kitô giáo được đổ xuống”.
Ngài qua đời vào ngày 1/6/1905, nhằm ngày lễ Chúa Lên Trời,. Đức Gioan-Phaolô II tuyên phong ngài là Chân phước vào năm 1997.
Bảy Đấng đáng kính mới
+ Janina Woynarowska (1923-1979), một giáo dân người Ba Lan.
+ Đức cha Teofilo Bastida Camomot (1914-1988), người Phi Luật Tân, sáng lập Dòng Nữ tử thánh Têrêxa.
+ Đức cha Luigi Sodo (1811-1895), người Ý.
+ Linh mục José Torres Padilla (1811-1878), người Tây Ban Nha.
+ Linh mục Giampietro di Sesto San Giovanni (tên khai sinh là Clemente Recalcati) (1868-1913), người Ý, tu sĩ dòng Anh em hèn mọn.
+ Linh mục Alfredo Morganti (1886-1969), người Ý, tu sĩ dòng Anh em hèn mọn.
+ Nữ tu Marianna de la Sainte-Trinité (tên khai sinh Allsopp González-Manrique, 1854-1933), đồng sáng lập Dòng Nữ tu Chúa Ba Ngôi.
Tý Linh
(theo Vatican News)
Tags: các thánh-nhân vật, Di dân, Phanxicô-I
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- THÔNG ĐIỆP GIÁNG SINH VÀ PHÉP LÀNH URBI ET ORBI 2024 : CẦU MONG TIẾNG SÚNG HÃY IM BẶT !
- THÁNH LỄ ĐÊM GIÁNG SINH VÀ KHỞI ĐẦU MỘT NĂM ÂN SỦNG, ĐỔI MỚI VÀ HY VỌNG
- HÀNH TRÌNH QUA CÁC NĂM THÁNH NHỜ CÁC SẮC CHỈ TRIỆU TẬP
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT IV MÙA VỌNG NĂM C: TẠ ƠN CHÚA VỀ HỒNG ÂN SỰ SỐNG
- NĂM THÁNH 2025: CẦN PHẢI CÓ THẺ HÀNH HƯƠNG ĐỂ BƯỚC QUA CÁC CỬA THÁNH Ở RÔMA
- DIỄN VĂN CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO GIÁO TRIỀU RÔMA NHÂN DỊP CHÚC MỪNG GIÁNG SINH 2024: HÃY NÓI TỐT CHỨ ĐỪNG NÓI XẤU
- GIÁO TRIỀU RÔMA, BÀI GIẢNG MÙA VỌNG THỨ 3: SỰ CAO CẢ CỦA THIÊN CHÚA LÀ SỰ NHỎ BÉ
- MỤC TỬ TRONG THÁNH KINH, MỘT HÌNH ẢNH VỀ UY QUYỀN VÀ LÒNG NHÂN TỪ
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI NHÓM ÂN NHÂN VIỆT NAM: HỖ TRỢ CÁC CÔNG VIỆC BÁC ÁI ĐÓNG GÓP VÀO VIỆC MANG LẠI NIỀM HY VỌNG
- THÁNH TÍCH CỦA THÁNH TÊRÊSA HÀI ĐỒNG GIÊSU ĐẾN RÔMA NHÂN NĂM THÁNH
- BÀI GIÁO LÝ VỀ NĂM THÁNH 2025. CHÚA GIÊSU KITÔ, NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA. I. THỜI THƠ ẤU CỦA CHÚA GIÊSU. BÀI 1. GIA PHẢ CỦA CHÚA GIÊSU (Mt 1, 1-17). CON THIÊN CHÚA ĐI VÀO LỊCH SỬ
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC THÁNH CHA TRONG THÁNH LỄ CHÚA NHẬT III MÙA VỌNG NĂM C: CHÚNG TÔI PHẢI LÀM GÌ?
- NHỮNG ĐOẠN TRÍCH TỪ CUỐN TỰ TRUYỆN « HY VỌNG » CỦA ĐỨC PHANXICÔ
- ĐỨC PHANXICÔ TIẾT LỘ NGÀI ĐÃ THOÁT KHỎI HAI VỤ MƯU SÁT TRONG CHUYẾN TÔNG DU TỚI IRAK
- ĐỨC PHANXICÔ CA NGỢI CORSE NHƯ MÔ HÌNH CỦA “TÍNH THẾ TỤC LÀNH MẠNH”
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI HÀNG GIÁO SĨ CORSE: “HÃY CHĂM SÓC CÁC BẠN VÀ NGƯỜI KHÁC”
- VIDEO TRỰC TUYẾN CHUYẾN TÔNG DU CORSE
- ĐỨC THÁNH CHA SẼ ĐẾN CORSE ĐỂ KÊU GỌI CẦU NGUYỆN, CÔNG LÝ VÀ TRÁCH NHIỆM
- THƯỢNG HỘI ĐỒNG: ĐỨC THÁNH CHA BỔ NHIỆM CÁC THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG THƯỜNG LỆ, TRONG ĐÓ CÓ HAI PHỤ NỮ
- CHUYẾN TÔNG DU CỦA ĐỨC PHANXICÔ: ĐỐI VỚI ĐA SỐ NGƯỜI PHÁP, ĐỨC PHANXICÔ “ĐÚNG” KHI THÍCH CORSE HƠN NHÀ THỜ ĐỨC BÀ PARIS