ĐỨC KIRILL, MỘT THƯỢNG PHỤ GIÁO CHỦ NGA RẤT CHÍNH TRỊ
Thận trọng kể từ khi bắt đầu cuộc chiến ở Ucraina, Thượng phụ giáo chủ Kirill của Moscou, hôm 27/2/2022, đã gọi những người đấu tranh chống lại sự thống nhất lịch sử của hai nước là « thế lực của sự dữ ». Giống như Putin, Kirill được thúc đẩy bởi sức mạnh của nước Nga và sự vĩ đại của Giáo hội của mình.
« Xin Chúa gìn giữ đất Nga. (…) Một mảnh đất ngày nay bao gồm Nga, Ucraina, Belarus (…). » Trong một bài giảng với giọng điệu rất chính trị hôm 27/2/2022, tại nhà thờ chánh tòa Chúa Kitô-Đấng Cứu Độ ở Moscou, Đức Thượng phụ của Giáo hội Chính thống giáo Nga đã đả kích những người đấu tranh chống lại sự thống nhất lịch sử của Nga và Ucraina, và gọi họ là « thế lực của sự dữ ».
« Bảo vệ quê hương lịch sử chung của chúng ta »
Vị Thượng phụ này tuyên bố : « Xin Chúa bảo vệ chúng ta khỏi sự kiện là tình hình chính trị hiện nay ở Ucraina, đất nước anh em gần gũi chúng ta, được sử dụng theo cách mà các thế lực của sự dữ, vốn luôn chống lại sự thống nhất của Rus’ và của Giáo hội Nga, thúc đẩy ». « Rus’ » là một Nhà nước thời Trung cổ, được coi là tiền thân của Nga, Ucraina và Belarus.
Tương đối kín tiếng kể từ khi bắt đầu cuộc xâm lược của Nga vào Ucraina, Thượng phụ giáo chủ Moscou, 75 tuổi, được bầu vào năm 2009, do đó ủng hộ tầm nhìn về quyền lực Nga liên quan đến sự thống nhất của hai nước. « Chúng ta đừng để các thế lực bên ngoài đen tối và thù địch có cơ hội chế nhạo chúng ta, chúng ta hãy làm tất cả để gìn giữ hòa bình giữa các dân tộc của chúng ta, đồng thời để bảo vệ quê hương lịch sử chung của chúng ta khỏi mọi hành động bên ngoài, có khả năng phá hoại sự thống nhất này », người đứng đầu Giáo hội Chính thống Nga khẳng định và đồng thời cầu nguyện cho việc vãn hồi hòa bình.
Khôi phục sự vĩ đại cho Chính thống giáo Nga
Trong khi Đức Kirill vẫn giữ im lặng trong quá trình sáp nhập Crimea vào năm 2014, thì lần này ngài thể hiện sự ủng hộ rõ ràng hơn. Từ năm 2019, bối cảnh đã thay đổi, với việc công nhận một Giáo hội Chính thống Ucraina độc lập bởi Tòa thượng phụ Constantinople, chấm dứt 332 năm giám hộ tôn giáo của Nga đối với các tín hữu Ucraina. Một quyết định được sống như là một sự lăng nhục không thể chịu được của Tòa thượng phụ Moscou, trong khi Ucraina được cọi là cái nôi lịch sử của Chính thống giáo Nga.
Một Chính thống giáo Nga mà Đức Kirill muốn khôi phục tất cả sự vĩ đại của nó. Người vốn là một trong những chức sắc tôn giáo quyền lực nhất thế giới, đứng đầu 36000 giáo xứ và hơn 100 triệu tín đồ, đã tự cho mình một sứ mạng : đưa trở lại hàng đầu một Giáo hội suýt biến mất trong thời Xô Viết, ở Nga và trên bình diện thế giới.
« Putin vẫn là ông chủ »
Trên trường quốc gia, ngài không ngần ngại dựa vào chế độ của Putin – trẻ hơn ngài 6 tuổi – , người mà vị Thượng phụ này chia sẻ nỗi ám ảnh về sự vĩ đại của Nga. Đức Kirill ủng hộ tính hợp pháp của chế độ mà, đổi lại, cho phép ngài mở rộng ảnh hưởng của mình trên xã hội qua việc bảo vệ các giá trị truyền thống và cung cấp cho ngài sự hỗ trợ về chính trị và tài chính. Ông Putin đã giải thích rằng ông nhìn thấy nơi Giáo hội Chính thống giáo Nga một « đối tác tự nhiên ».
Jean-François Colosimo, nhà sử học tôn giáo, phân tích : « Đối với Vladimir Putin, tôn giáo phục vụ trật tự xã hội và luân lý gia đình. Đổi lại, Giáo hội và Thượng phụ giáo chủ của Giáo hội mang lại một diễn từ tôn giáo cho ý thức hệ tại chỗ. Nhưng, đó là một sự trao đổi bất bình đẳng, vì Putin vẫn là ông chủ. Đức Kirill cư xử như một loại bộ trưởng tôn giáo và, như mọi bộ trưởng của Putin, phải chứng tỏ sự phục tùng ».
Con cháu của các linh mục chết dưới chế độ áp bức
Nhưng Đức Kirill thực sự là ai ? Sinh ra với tên gọi Vladimir Mikhaïlovitch Goundiaïev vào năm 1946 ở Leningrad, ngài là người thừa kế một Giáo hội bị bách hại trong hơn 70 năm, từ cuộc Cách mạng Tháng Mười cho đến sự sụp đổ của khối Xô Viết. Con cháu của các linh mục chết dưới chế đô áp bức, ngài gia nhập chủng viện vào năm 1960 và được phong chức 9 năm sau với danh xưng Kirill.
Nhà thần học này nhanh chóng được phát hiện là nhà lãnh đạo tương lai đối với Giáo hội Nga. Sự thăng tiến nhanh chóng của ngài ngang qua sự bổ nhiệm ở Genève với tư cách là đại diện Giáo hội Nga tại Hội đồng đại kết các giáo hội (COE) trước khi điều hành các mối quan hệ bên ngoài Tòa thượng phụ Moscou trong vòng 20 năm (1989-2009). Vào năm 2009, ngài được bầu làm Thượng phụ giáo chủ với danh xưng Kirill thứ nhất, kế vị Đức Alexis II.
Không có mối tương quan thân hữu với Putin
« Từ đó, Đức Thượng phụ Moscou và toàn Nga chú tâm trở thành người mang thông điệp của chế độ Vladimir Putin, ở khắp nơi mà Tòa thượng phụ hiện diện về mặt lịch sử, trên toàn lãnh thổ của Liên Xô cũ », Jean-François Colosimo giải thích và đồng thời nhấn mạnh không có mối liên hệ thân hữu giữa hai người.
Vì Đức Kirill xuất hiện như một người ủng hộ quyền lực, nên ngài không tránh khỏi những tranh chấp nội bộ, đặc biệt đến từ một nhóm dân tộc chủ nghĩa, bài phương Tây và bài đại kết hơn là ngài. Vào năm 2016, ngài đã trở thành vị Thượng phụ giáo chủ Moscou đầu tiên gặp gỡ Đức Thánh Cha Phanxicô, ở Cuba. Sáu năm sau, một cuộc gặp gỡ mới đang được nghiên cứu, cho dầu việc chuẩn bị nó trở nên nguy hiểm hơn với bối cảnh chiến tranh ở Ucraina.
Tý Linh
(theo nhật báo La Croix)
Tags: các thánh-nhân vật, Giáo-Hội-&-Nhà-Nước
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- NĂM THÁNH 2025: CHỈ BỐN CỬA THÁNH ĐƯỢC MỞ TẠI RÔMA
- THÔNG ĐIỆP GIÁNG SINH VÀ PHÉP LÀNH URBI ET ORBI 2024 : CẦU MONG TIẾNG SÚNG HÃY IM BẶT !
- THÁNH LỄ ĐÊM GIÁNG SINH VÀ KHỞI ĐẦU MỘT NĂM ÂN SỦNG, ĐỔI MỚI VÀ HY VỌNG
- HÀNH TRÌNH QUA CÁC NĂM THÁNH NHỜ CÁC SẮC CHỈ TRIỆU TẬP
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT IV MÙA VỌNG NĂM C: TẠ ƠN CHÚA VỀ HỒNG ÂN SỰ SỐNG
- NĂM THÁNH 2025: CẦN PHẢI CÓ THẺ HÀNH HƯƠNG ĐỂ BƯỚC QUA CÁC CỬA THÁNH Ở RÔMA
- DIỄN VĂN CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO GIÁO TRIỀU RÔMA NHÂN DỊP CHÚC MỪNG GIÁNG SINH 2024: HÃY NÓI TỐT CHỨ ĐỪNG NÓI XẤU
- GIÁO TRIỀU RÔMA, BÀI GIẢNG MÙA VỌNG THỨ 3: SỰ CAO CẢ CỦA THIÊN CHÚA LÀ SỰ NHỎ BÉ
- MỤC TỬ TRONG THÁNH KINH, MỘT HÌNH ẢNH VỀ UY QUYỀN VÀ LÒNG NHÂN TỪ
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI NHÓM ÂN NHÂN VIỆT NAM: HỖ TRỢ CÁC CÔNG VIỆC BÁC ÁI ĐÓNG GÓP VÀO VIỆC MANG LẠI NIỀM HY VỌNG
- THÁNH TÍCH CỦA THÁNH TÊRÊSA HÀI ĐỒNG GIÊSU ĐẾN RÔMA NHÂN NĂM THÁNH
- BÀI GIÁO LÝ VỀ NĂM THÁNH 2025. CHÚA GIÊSU KITÔ, NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA. I. THỜI THƠ ẤU CỦA CHÚA GIÊSU. BÀI 1. GIA PHẢ CỦA CHÚA GIÊSU (Mt 1, 1-17). CON THIÊN CHÚA ĐI VÀO LỊCH SỬ
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC THÁNH CHA TRONG THÁNH LỄ CHÚA NHẬT III MÙA VỌNG NĂM C: CHÚNG TÔI PHẢI LÀM GÌ?
- NHỮNG ĐOẠN TRÍCH TỪ CUỐN TỰ TRUYỆN « HY VỌNG » CỦA ĐỨC PHANXICÔ
- ĐỨC PHANXICÔ TIẾT LỘ NGÀI ĐÃ THOÁT KHỎI HAI VỤ MƯU SÁT TRONG CHUYẾN TÔNG DU TỚI IRAK
- ĐỨC PHANXICÔ CA NGỢI CORSE NHƯ MÔ HÌNH CỦA “TÍNH THẾ TỤC LÀNH MẠNH”
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI HÀNG GIÁO SĨ CORSE: “HÃY CHĂM SÓC CÁC BẠN VÀ NGƯỜI KHÁC”
- VIDEO TRỰC TUYẾN CHUYẾN TÔNG DU CORSE
- ĐỨC THÁNH CHA SẼ ĐẾN CORSE ĐỂ KÊU GỌI CẦU NGUYỆN, CÔNG LÝ VÀ TRÁCH NHIỆM
- THƯỢNG HỘI ĐỒNG: ĐỨC THÁNH CHA BỔ NHIỆM CÁC THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG THƯỜNG LỆ, TRONG ĐÓ CÓ HAI PHỤ NỮ