ĐỨC KIRILL XÁC ĐỊNH NGUỒN GỐC CỦA CUỘC CHIẾN TRANH Ở UCRAINA « TRONG MỐI QUAN HỆ GIỮA PHƯƠNG TÂY VÀ NGA »

Written by xbvn on Tháng Ba 12th, 2022. Posted in Thế Giới

Đức Thượng phụ Kirill của Moscou đã khẳng định hôm 10/3 rằng trách nhiệm của cuộc chiến tranh ở Ucraina là phải tìm kiếm từ phía những người muốn « làm suy yếu nước Nga ». Ngài tố cáo ý muốn của Tây phương tiến hành một « cuộc cảo tạo tinh thần » người Ucraina để làm cho họ chống lại các nước láng giềng phía Đông.

Một vài ngày sau khi đưa ra một bài giảng về sự hợp pháp « trên bình diện siêu hình » của cuộc xâm lược Nga vào Ucraina, Đức Thượng phụ Kirill của Moscou đã phát biểu về nguồn gốc của « những diễn tiến kịch tính » này. Trong một lá thư ngày 10/3/2022 gởi cho cha Ioan Sauca, quyền tổng thư ký của Hội đồng đại kết các Giáo hội, Đức Thượng phụ cố gắng bác bỏ mọi trách nhiệm của chính quyền Nga.

Quả thế, vị Thượng phụ này nói mình « chắc chắn rằng những người khởi xướng không phải là các dân tộc Nga và Ucraina ».  Đối với ngài, đúng hơn phải nhìn vào « mối tương quan giữa Tây phương và Nga » và về phía « các lực lượng công khai coi Nga là kẻ thù của họ ». « Năm này qua năm tháng, tháng này qua tháng khác, các Nhà nước thành viên của NATO đã củng cố sự hiện diện quân sự của họ, mà không quan tâm đến mối quan tâm của Nga, vốn lo sợ rằng những vũ khí này một ngày nào đó sẽ được dùng chống lại nó », Đức Thượng phụ biện hộ.

« Chứng sợ Nga đang lan rộng trên thế giới »

Theo ngài, bị thúc đẩy bởi « một chiến lược địa chính trị ở quy mô lớn » nhắm « làm suy yếu » nước Nga, các nước của khối NATO có tội gấp ba lần trước mắt của ngài, vì đã muốn biến « các dân tộc anh em » Nga và Ucraina thành « kẻ thù », đã « làm tràn ngập » Ucraina bằng vũ khí và cuối cùng đã muốn tiến hành một « cuộc cảo tạo tinh thần » người dân Ucraina  để biến họ thành « kẻ thù của nước Nga » – một thái độ đã hiện diện trong « cuộc ly khai Giáo hội » vào năm 2019 mà « Giáo hội Chính thống giáo Ucraina đã trả giá ».

Nếu Điện Kremlin và Vladimir Putin không bao giờ được trích dẫn, thì họ rõ ràng được hợp pháp hóa bởi vị Thượng phụ này trong hoạt động chiến tranh ở Ucraina, giờ đây cũng ở trên bình diện chính trị. Còn về các biện pháp trừng phạt dành cho Nga, Đức Thượng phụ Moscou tố giác chúng « gây thiệt hại cho tất cả mọi người », nhắm « gây đau khổ (…) đặc biệt là dân tộc Nga ». Đức Kirill còn cáo buộc « chứng sợ Nga đang lan rộng trong thế giới Tây phương với nhịp độ chưa từng có ». Tuy nhiên, ngài cũng đảm bảo cầu nguyện để « càng sớm càng tốt một nền hòa bình bền vững và dựa trên công lý » được thiết lập.

Cảnh báo phong trào đại kết

Vả lại, lá thư này – hồi đáp cho lá thư của  cha Sauca xin ngài « lên tiếng » để chấm dứt chiến tranh – là cơ hội cho ngài cảnh báo Hội đồng đại kết các Giáo hội (COE) chống lại bất kỳ mưu toan nào nhằm cô lập ngài trong đó. « Tôi bày tỏ hy vọng rằng, ngay cả trong thời gian khó khăn này, (…) COE sẽ có thể vẫn là một nền tảng đối thoại không thiên vị, tự do trước mọi ưu tiên chính trị và mọi lối tiếp cận đơn phương nào ». Một ước mong mà ngài nhấn mạnh bằng cách nhắc nhở rằng các Giáo hội thành viên của COE dấn thân « tránh bất kỳ hành động nào không thích hợp với các mối tương quan huynh đệ ».

Lời nhắc nhở này diễn ra khi Thượng phụ Moscou càng ngày càng bị cô lập giữa các Giáo hội và phong trào đại kết. Ngoai vị quyền tổng thư ký của COE, nhiều nhân vật của Giáo hội khác – như chủ tịch Hội đồng Giám mục Pháp, chủ tịch Hội đồng các Giáo hội Châu Âu, hay chủ tịch của Ủy ban các HĐGM của Châu Âu đã kêu gọi Đức Kirill yêu cầu chấm dứt cuộc xâm lăng của Nga.

Tý Linh

(theo nhật báo La Croix)

Tags: , ,

Trackback from your site.

Bài viết cùng chủ đề

Dữ liệu Website cũ

Xem nhiều gần đây nhất

Đang online

Lịch đăng bài

Tháng Một 2025
H B T N S B C
« Th12    
  1 2 3 4 5
6 7 8 9 10 11 12
13 14 15 16 17 18 19
20 21 22 23 24 25 26
27 28 29 30 31