ĐỨC LÊÔ XIV: ĐIỀU CẤP THIẾT LÀ PHẢI “MANG CHÚA KITÔ ĐẾN VỚI MỌI DÂN TỘC”

Written by xbvn on Tháng Năm 22nd, 2025. Posted in Tâm linh, Thế Giới, Truyền giáo, Tý Linh

Thứ Năm, ngày 22/5/2025, Đức Lêô XIV đã tiếp kiến các tham dự viên Hội nghị toàn thể của các Hội Giáo hoàng Truyền giáo (OPM), vốn hoạt động để loan báo Tin Mừng trên khắp thế giới, thông qua việc trợ giúp vật chất và cầu nguyện. Đức Thánh Cha khuyến khích các OMP “vượt qua ranh giới của các giáo xứ riêng lẻ, các giáo phận và các quốc gia của chúng ta, để chia sẻ (…) kho tàng phi thường của sự hiểu biết về Chúa Giêsu.”

Hàng năm, Đại hội của các Hội Giáo hoàng Truyền giáo được tổ chức tại Rôma vào cuối tháng Năm. Khai mạc vào ngày 21/5, Đại hội năm nay dự kiến một cuộc gặp gỡ với Đức Giáo hoàng Lêô XIV vào đầu phiên họp, thứ năm, ngày 22/5.

Vào khoảng 10g30 sáng, tại Hội trường Clementine của Dinh Tông tòa, Đức Thánh Cha đã tiếp kiến khoảng 200 nhà lãnh đạo OPM từ hơn 120 quốc gia. Trong bài phát biểu của mình, ngài bắt đầu bằng cách bày tỏ lòng biết ơn của mình đối với “sự phục vụ tận tụy, không thể thiếu đối với sứ mạng loan báo Tin Mừng của Giáo hội” mà ngài đã tận mắt chứng kiến ​​trong những năm sứ vụ tại Peru.

““Phương tiện chính” để đánh thức trách nhiệm truyền giáo”

Mọi chuyện bắt đầu ở Lyon vào năm 1822, khi một phụ nữ trẻ đến từ Lyon, Chân phước Pauline Jaricot, muốn rao giảng Tin Mừng trên khắp thế giới bằng cách hỗ trợ các xứ truyền giáo. Pauline Jaricot đã tạo ra một mạng lưới truyền giáo, mỗi người tham gia phải đóng góp “1 xu” mỗi tuần và tìm kiếm những nhà tài trợ khác: Hội Truyền bá Đức tin đã ra đời. Sau đó, Hội này được nhóm lại với Hội Nhi đồng Truyền giáo do Đức cha Charles Forbin-Janson thành lập và Hội Thánh Phêrô Tông đồ do Jeanne Bigard thành lập, dưới tên gọi Các Hội Giáo hoàng Truyền giáo và trực thuộc Bộ Loan báo Tin Mừng cho các dân tộc hiện nay.  

Ngay cả ngày nay, OPM vẫn là ““phương tiện chính” để đánh thức trách nhiệm truyền giáo trong tất cả những người đã chịu phép rửa tội và hỗ trợ các cộng đồng giáo hội ở những khu vực mà Giáo hội còn non trẻ“, Đức Giáo hoàng nhấn mạnh. Theo ngài, đây là sứ mạng loan báo Tin Mừng cấp bách hiện nay và nằm trong “công cuộc đổi mới Giáo hội như Công đồng Vatican II đã hình dung“.

Thế giới của chúng ta, đang bị tổn thương bởi chiến tranh, bạo lực và bất công, cần được lắng nghe sứ điệp Tin Mừng về tình yêu của Thiên Chúa và trải nghiệm sức mạnh hòa giải của ân sủng Chúa Kitô.”

Vì mang “đến cho mọi dân tộc, thậm chí cho mọi loài thụ tạo“, sứ điệp của Chúa Kitô, đó là mang “lời hứa của Tin Mừng về một nền hòa bình đích thực và lâu dài, vốn có thể thực hiện được vì, theo lời của Đức Giáo hoàng Phanxicô, Chúa đã chiến thắng thế gian và những xung đột liên miên của nó ‘bằng cách kiến tạo hòa bình qua máu của Người trên thập giá’” (Evangelii Gaudium, 229).

Trước Đức Hồng y Tagle, Tổng trưởng Bộ Loan báo Tin Mừng cho các Dân tộc, và các giám đốc quốc gia của OPM, Đức Lêô XIV đã cảm ơn công việc của các Hội trong việc “thúc đẩy Ngày Thế giới Truyền giáo, Chúa Nhật áp chót của tháng Mười“.

Tinh thần môn đệ truyền giáo

Năm nay, Tuần lễ Thế giới Truyền giáo sẽ diễn ra từ Chúa Nhật, ngày 12 tháng 10 đến Chúa Nhật, ngày 19 tháng 10 năm 2025, ngày quyên góp toàn cầu cho nhu cầu của Giáo hội tại các quốc gia nơi Giáo hội mới được thành lập. Chủ đề của sự kiện này là “Những nhà thừa sai của hy vọng giữa các dân tộc”.

Và chính niềm hy vọng này mà Đức Giáo hoàng kêu gọi, khuyến khích chúng ta “thúc đẩy tinh thần môn đệ truyền giáo nơi tất cả những người đã chịu phép rửa tội và ý thức về tính cấp thiết của việc mang Chúa Kitô cho mọi dân tộc“. Đức Lêô XIV nhấn mạnh: Các Hội Giáo hoàng Truyền giáo “là một phần quan trọng của nỗ lực to lớn này“, đó là công bố “danh Chúa Giêsu và ơn cứu độ nảy sinh từ đức tin vào chân lý cứu độ của Tin Mừng“.

Người từng là nhà truyền giáo ở Peru, sau đó là Giám mục trong tám năm, đã đưa ra lời khuyên thực tiễn cho các giám đốc quốc gia: “ưu tiên thăm các giáo phận, giáo xứ và cộng đồng, và do đó giúp các tín hữu nhận ra tầm quan trọng cơ bản của truyền giáo, và hỗ trợ anh chị em của chúng ta ở những khu vực trên thế giới nơi Giáo hội vẫn còn trẻ và đang phát triển.”

Sự hiệp thông và tính phổ quát

Cuối bài phát biểu, Đức Lêô XIV đề xuất suy ngẫm về sứ mệnh của OPM xoay quanh “hai yếu tố riêng biệt”. Đầu tiên, sự hiệp thông. “Anh chị em được kêu gọi vun đắp và thúc đẩy trong các thành viên của mình tầm nhìn về Giáo hội như là sự hiệp thông của các tín hữu, được Chúa Thánh Thần thúc đẩy“, Đức Thánh Cha khẳng định và diễn giải lại khẩu hiệu giám mục và giáo hoàng của mình: “Chúa Kitô là Đấng Cứu Độ của chúng ta và trong Người, chúng ta là một, là một gia đình của Thiên Chúa, vượt lên trên sự đa dạng phong phú của ngôn ngữ, văn hóa và kinh nghiệm của chúng ta“.

Sự hiệp thông này “với tư cách là các chi thể của Thân thể Chúa Kitô” dẫn đến yếu tố đặc biệt thứ hai, đó là tính phổ quát, vốn “truyền cảm hứng vượt qua ranh giới của các giáo xứ riêng lẻ, các giáo phận và quốc gia của mình, để chia sẻ với mọi quốc gia và mọi dân tộc kho tàng phi thường của sự hiểu biết về Chúa Giêsu.”

Tý Linh

(theo Jean-Benoît Harel – Vatican News)

Tags: ,

Trackback from your site.

Bài viết cùng chủ đề

Dữ liệu Website cũ

Xem nhiều gần đây nhất

Đang online

Lịch đăng bài

Tháng Năm 2025
H B T N S B C
« Th4    
  1 2 3 4
5 6 7 8 9 10 11
12 13 14 15 16 17 18
19 20 21 22 23 24 25
26 27 28 29 30 31