ĐỨC LÊÔ XIV VÀ GIÁO HỘI, MỘT “CHÚT MEN” CỦA SỰ HIỆP NHẤT VÀ TÌNH YÊU

Written by xbvn on Tháng Năm 19th, 2025. Posted in Nhân bản, Tâm linh, Thế Giới, Truyền giáo, Tý Linh

Cùng nhìn lại những lời trong bài giảng của Đức Giám mục Rôma khi ngài bắt đầu sứ vụ Phêrô để phục vụ anh chị em mình.

Tôi được chọn mà không có công trạng gì, và với sự lo sợ và run rẩy, tôi đến với anh chị em như một người anh em muốn trở thành người phục vụ đức tin và niềm vui của anh chị em, đồng hành cùng anh chị em trên con đường tình yêu của Chúa, Đấng muốn tất cả chúng ta hiệp nhất trong một gia đình.” Chính bằng những lời này mà Đức Giáo hoàng Lêô XIV, vị Giám mục truyền giáo, cháu trai của những người di cư, Giám mục Rôma thứ 267, đã tự giới thiệu. Những lời giản dị và sâu sắc trong bài giảng của ngài tại Thánh lễ khởi đầu sứ vụ của ngài biểu lộ một chương trình vốn nói với chúng ta về một sự khác biệt và một phong cách.

Một sự khác biệt, bởi vì trong thế giới của chúng ta đầy rẫy chiến tranh, hận thù, bạo lực, chia rẽ, những lời khiêm nhường của Người kế vị Thánh Phêrô loan báo Tin Mừng về tình yêu, sự hiệp nhất, lòng trắc ẩn, tình huynh đệ, về một vị Thiên Chúa muốn chúng ta trở thành một gia đình. Một sự khác biệt vì ngài muốn làm chứng cho tình yêu, đối thoại, sự hiểu biết, để vượt qua lòng hận thù và chiến tranh nảy sinh trong trái tim con người, cho dù họ cầm vũ khí chống lại anh em mình hay đóng đinh anh em mình bằng sự ngạo mạn của những lời nói gây tổn thương như những viên đá.

Và một phong cách, bởi vì Đức Leo XIV đã nhắc lại rằng sứ vụ Phêrô là servus servorum Dei (Tôi tớ của các tôi tớ của Thiên Chúa). Sứ vụ của ngài là sự phục vụ yêu thương và hiến dâng mạng sống mình cho anh em: “Giáo hội Rôma lãnh đạo trong đức ái và quyền bính thực sự của Giáo hội là đức ái của Chúa Kitô.” Do đó, vấn đề không bao giờ là “giam hãm người khác thông qua sự thống trị, tuyên truyền tôn giáo hoặc các phương tiện quyền lực“, như chúng ta vẫn bị cám dỗ chạy theo ở mỗi thời đại, thông qua chủ nghĩa thế chấp, các cấu trúc, não trạng vai trò chính, tiếp thị tôn giáo và các chiến lược giả tạo. Ngược lại, “vấn đề là luôn luôn và chỉ là yêu thương như Chúa Giêsu đã yêu thương”. Đây là lý do tại sao Phêrô ” chăn dắt đàn chiên mà không bao giờ nhượng bộ trước cám dỗ trở thành một người chăn dắt đơn độc hoặc một thủ lĩnh được đặt lên trên những người khác, biến mình thành ông chủ của những người được giao phó cho mình.” Trái lại, ngài được yêu cầu phải yêu thương nhiều hơn. Ngài được “yêu cầu phục vụ đức tin của anh em mình, đồng hành với họ.

Trong những lời cuối cùng này, chúng ta có thể nắm bắt được hình tượng Người Mục Tử Nhân Lành mà Đức Giáo hoàng Phanxicô đã đề xuất nhiều lần. Đó là hình ảnh người mục tử đi trước đàn chiên để dẫn dắt đàn chiên; ở giữa đàn chiên để đồng hành cùng đàn, mà không cảm thấy mình vượt trội hay tách biệt; và cũng ở phía sau đàn, để đảm bảo không ai bị lạc và có thể tập hợp những con rốt hết, những con mệt mỏi nhất vì cuộc hành trình.

Do đó, vị Giám mục truyền giáo đang ngồi trên Ngai tòa Phêrô hôm nay mời gọi chúng ta loan báo Tin Mừng tình yêu, “mà không khép mình trong nhóm nhỏ của mình hay cảm thấy mình trỗi vượt hơn thế gian“. Giáo hội là một dân tộc gồm những tội nhân được tha thứ, luôn cần lòng thương xót và vì lý do này, phải được “tiêm vắc-xin” chống lại mọi mặc cảm tự tôn, với tư cách là môn đệ của một Thiên Chúa đã chọn con đường yếu đuối và hạ mình xuống bằng cách chấp nhận chết trên thập tự giá để cứu độ chúng ta. Đức Giáo hoàng Lêô nói: “Chúng ta được kêu gọi mang tình yêu của Thiên Chúa đến với mọi người“, để trở thành “một chút men của sự hiệp nhất, hiệp thông, tình huynh đệ” trong khối bột của thế giới và do đó nhìn xa về phía trước, để đối diện với những vấn đề, nỗi lo lắng và thách thức của ngày nay.

Andrea Tornielli

————————————-

Tý Linh chuyển ngữ

(nguồn: Vatican News)

Tags: ,

Trackback from your site.

Bài viết cùng chủ đề

Dữ liệu Website cũ

Xem nhiều gần đây nhất

Đang online

Lịch đăng bài

Tháng Năm 2025
H B T N S B C
« Th4    
  1 2 3 4
5 6 7 8 9 10 11
12 13 14 15 16 17 18
19 20 21 22 23 24 25
26 27 28 29 30 31