ĐỨC MẸ AN GIẤC NGHĨA LÀ GÌ?
Trong khi hầu hết người Công giáo đều quen với lễ “Đức Mẹ Lên Trời”, thì một số người không nhận ra hoặc không hiểu thuật ngữ “Đức Mẹ An Giấc”.
Bức tranh khảm cổ “Đức Trinh Nữ An Giấc” (1296) của Jacopo Torriti, ở vương cung thánh đường Đức Bà Cả
Khi chiêm ngắm mầu nhiệm về sự từ giã cõi đời này của Đức Trinh Nữ Maria, nhiều Kitô thời kỳ đầu đã gọi nó là “Đức Mẹ An Giấc” (Dormition of Mary) (từ tiếng Latinh domire, nghĩa là ngủ). Trong nhiều miền, điều này làm nổi bật niềm tin rằng Đức Maria đã chết trước khi được đưa lên thiêng đàng.
Sách Giáo lý Giáo hội Công giáo giải thích rằng, “Đức Trinh Nữ Vô nhiễm, được gìn giữ tinh tuyền khỏi mọi tì vết nguyên tội, sau khi hoàn tất cuộc đời trần thế, đã được đưa lên hưởng vinh quang thiên quốc cả xác cả hồn, và được Chúa tôn vinh làm Nữ Vương vũ trụ, để Mẹ được đồng hình đồng dạng cách sung mãn hơn với Con mình, là Chúa các chúa và là Đấng đã chiến thắng tội lỗi và sự chết” (số 966).
Thánh Gioan Damas, vào thế kỷ thứ VIII, kể lại rằng “Thánh Juvenal, Giám mục Giêrusalem, tại Công đồng Chalcedon (451), được cho biết…rằng Đức Maria đã chết trước sự hiện diện của tất cả các Tông đồ, nhưng ngôi mộ của Mẹ, khi được mở ra, theo yêu cầu của Thánh Tôma, đã trống không; từ đó các Tông đồ đã kết luận rằng thân xác đã được đưa về trời”.
Đức Bênêđíctô XVI bình luận về truyền thống này vào năm 2011 trong buổi đọc Kinh Truyền Tin vào ngày 15/8: “Ở Đông phương, ngày nay vẫn còn được biết đến với tên “Đức Trinh Nữ An Giấc”. Một bức tranh khảm cổ ở vương cung thánh đường Đức Bà Cả, ở Rôma, vốn được truyền cảm hứng chính từ hình ảnh “Đức Mẹ An Giấc” này của Đông phương, mô tả các Tông đồ, những người được các Thiên Thần báo về sự kết thúc cuộc sống trần thế của Mẹ Chúa Giêsu, đã tụ tập bên giường Đức Trinh Nữ….”
Nhiều Kitô hữu Đông phương cử hành ngày 15/8 như là ngày Lễ An giấc của Đức Maria Rất Thánh, Mẹ Thiên Chúa và Trọn Đời Đồng Trinh.
Tý Linh
(theo Aleteia)
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- ĐHY DE KESEL: “NHỮNG BƯỚC ĐẦU TIÊN CỦA ĐỨC LÊÔ XIV NẰM TRONG TÍNH LIÊN TỤC VỚI ĐỨC PHANXICÔ”
- BÀI GIÁO LÝ NĂM THÁNH 2025. CHÚA GIÊSU KITÔ, NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA. II. CUỘC ĐỜI CHÚA GIÊSU. CÁC DỤ NGÔN. BÀI 6. NGƯỜI GIEO GIỐNG. « NGƯỜI DÙNG DỤ NGÔN MÀ NÓI VỚI HỌ NHIỀU ĐIỀU » (Mt 13, 3a)
- LIÊN HIỆP QUỐC : ĐHY PAROLIN BẢO VỆ NỀN NGOẠI GIAO GẶP GỠ MÀ ĐỨC LÊÔ XIV ĐỀ XƯỚNG
- BA ĐIỀU CỐT YẾU CỦA THÔNG ĐIỆP “RERUM NOVARUM”
- CHIẾN TRANH Ở UCRAINA: KIEV VÀ CÁC ĐỒNG MINH HOAN NGHÊNH LỜI ĐỀ NGHỊ CỦA ĐỨC LÊO XIV VỀ VIỆC TỔ CHỨC CÁC CUỘC ĐÀM PHÁN TẠI VATICAN
- HÃY NHÌN VÀO CHÚA KITÔ !
- ĐỨC LÊÔ XIV VÀ GIÁO HỘI, MỘT “CHÚT MEN” CỦA SỰ HIỆP NHẤT VÀ TÌNH YÊU
- NHỮNG LỜI PHÁT BIỂU CUỐI THÁNH LỄ KHAI MẠC SỨ VỤ PHÊRÔ CỦA ĐỨC LÊÔ XIV
- BÀI GIẢNG THÁNH LỄ NHẬM CHỨC CỦA ĐỨC LÊ Ô XIV
- ĐỨC LÊÔ XIV: PHÊRÔ KHÔNG PHẢI LÀ MỘT NGƯỜI CHĂN DẮT ĐƠN ĐỘC, CŨNG KHÔNG PHẢI LÀ MỘT THỦ LĨNH Ở TRÊN NHỮNG NGƯỜI KHÁC
- VIDEO TRỰC TUYẾN THÁNH LỄ KHAI MẠC SỨ VỤ CỦA ĐỨC LÊÔ XIV
- ĐỨC LÊÔ XIV: HỌC THUYẾT XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI THÚC ĐẨY ĐỐI THOẠI
- ĐHY PAROLIN: HỌC THUYẾT XÃ HỘI CÔNG GIÁO CÓ THỂ CHỮA LÀNH NHỮNG CHIA RẼ TOÀN CẦU
- SỰ MỚI MẺ NÀY ĐƯỢC ĐỨC LÊÔ XIV MONG MUỐN CHO LỄ KHAI MẠC SỨ VỤ CỦA MÌNH
- THÁNH LỄ KHAI MẠC TRIỀU ĐẠI GIÁO HOÀNG CỦA ĐỨC LÊÔ XIV, MỘT PHỤNG VỤ GIỮA CÁC NGHI LỄ VÀ BIỂU TƯỢNG
- DIỄN VĂN CỦA ĐỨC LÊÔ XIV CHO CÁC THÀNH VIÊN CỦA ĐOÀN NGOẠI GIAO TẠI TÒA THÁNH : BỎ LẠI XUNG ĐỘT ĐẰNG SAU VÀ CHỌN THEO MỘT CON ĐƯỜNG MỚI
- ĐHY PAROLIN : TRONG SUỐT MẬT NGHỊ, ĐỨC LÊÔ XIV “KHÔNG BAO GIỜ MẤT ĐI NỤ CƯỜI NHẸ NHÀNG CỦA MÌNH”
- NỮ TU OONAH O’SHEA ĐƯỢC BẦU LÀM CHỦ TỊCH UISG
- ĐỨC LÊÔ XIV, “MỘT GIÁO HOÀNG VÌ HÒA BÌNH VÀ LÒNG THƯƠNG XÓT”
- GIÁO DỤC: ĐỨC LÊÔ XIV KHUYẾN KHÍCH ƠN GỌI TU TRÌ LA SAN