ĐỨC PHANXICÔ CÔNG BỐ 21 TÂN HỒNG Y
Trong buổi đọc Kinh Truyền Tin hôm Chúa Nhật 6/10, Đức Phanxicô đã công bố danh sách các Hồng y mà ngài sẽ tấn phong trong Công nghị vào ngày 8 tháng 12. Các tân Hồng y đến từ khắp nơi trên thế giới, bao gồm Iran, Indonesia và Châu Mỹ Latinh.
Từ Iran đến Indonesia, từ Nhật Bản đến Philippines, từ Bờ Biển Ngà đến Algeria, Ý, bao gồm cả vị tân đại diện của giáo phận Rôma. Điều đáng ngạc nhiên là, như đã trở thành thông lệ trong suốt 12 năm vừa qua của triều đại giáo hoàng của mình, Đức Phanxicô đã đọc từ cửa sổ của Dinh Tông Tòa, sau buổi đọc Kinh Truyền Tin, danh sách các tân Hồng y mà ngài sẽ trao mũ Hồng y vào ngày 8 tháng 12, ngày lễ trọng kính Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội.
Các vùng ngoại vi của thế giới với các tổng giáo phận lớn hoặc các nhân vật của Giáo triều Rôma được đan xen trong danh sách được công bố bởi Đức Thánh Cha. Chính ngài, trong Công nghị thứ mười của mình, đã có ý định củng cố bộ mặt của một Giáo hội hoàn vũ bao trùm mọi vùng miền.
“Nguồn gốc của các ngài thể hiện tính phổ quát của Giáo hội vốn tiếp tục loan báo tình yêu thương xót của Thiên Chúa cho mọi dân tộc trên trái đất. Việc đưa các ngài vào giáo phận Rôma sau đó biểu lộ mối liên kết không thể tách rời giữa ngai tòa Phêrô và các Giáo hội địa phương trải rộng khắp thế giới. »
Trong số các Hồng y tương lai, người ta còn thấy Sứ thần Angelo Acerbi, ở tuổi 99, có lẽ là vị Hồng y lớn tuổi nhất được tấn phong cho đến nay. Ngài sẽ là một trong những Hồng y, vì lý do tuổi tác, sẽ không bỏ phiếu tại mật nghị tới. Trong số những người Ý có Đức cha Roberto Repole, Tổng Giám mục Turin, nhà thần học và là một trong những thành viên của Thượng hội đồng về tính hiệp hành. Do đó, Đức Giáo hoàng đã trở lại trao mũ Hồng y cho một tổng giáo phận lớn của Ý, sau những gì mà, trong nhiều năm, dường như đã trở thành một truyền thống bất thành văn.
Ba vị hồng y tương lai đều đến từ Giáo triều. Trước hết, Cha Fabio Baggio, dòng Scalabrini, phó thư ký Bộ Phục vụ sự Phát triển Con người Toàn diện; tiếp đến là Đức Tổng Giám mục Rolandas Makrickas, người Lithuania, 51 tuổi, vào năm 2021 được bổ nhiệm làm ủy viên đặc biệt cho vương cung thánh đường Đức Bà Cả, và Đức ông George Kovakaad, người Ấn Độ, một nhân vật được công chúng biết đến vì ngài là người tổ chức các chuyến tông du của Đức Thánh Cha.
Dưới đây là danh sách các Hồng y tương lai:
- Đức cha Angelo Acerbi, Sứ thần Tòa Thánh.
- Đức cha Carlos Gustavo CASTILLO MATTASOGLIO, Tổng Giám mục giáo phận Lima (Pérou).
- Đức cha Vicente BOKALIC IGLIC C.M., Tổng Giám mục giáo phận Santiago del Estero (Giáo trưởng của Argentina).
- Đức cha Luis Gerardo CABRERA HERRERA, O.F.M., Tổng Giám mục giáo phận Guayaquil (Equateur).
- Đức cha Fernando Natalio CHOMALÍ GARIB, Tổng Giám mục giáo phận Santiago du Chili (Chilê).
- Đức cha Tarcisio Isao KIKUCHI, S.V.D., Tổng Giám mục giáo phận Tokyo (Nhật Bản).
- Đức cha Pablo Virgilio SIONGCO DAVID, Giám mục giáo phận Kalookan (Philippines).
- Đức cha Ladislav NEMET, S.V.D., Tổng Giám mục giáo phận Beograd-Smederevo, (Serbia).
- Đức cha Jaime SPENGLER, O.F.M., Tổng Giám mục giáo phận Porto Alegre (Braxin).
- Đức cha Ignace BESSI DOGBO, Tổng Giám mục giáo phận Abidjan (Bờ Biển Ngà).
- Đức cha Jean-Paul VESCO, O.P., Tổng Giám mục giáo phận Alger (Algiêria).
- Đức cha Paskalis Bruno SYUKUR, O.F.M., Giám mục giáo phận Bogor (Indonesia).
- Đức cha Dominique Joseph MATHIEU, O.F.M. Conv., Tổng Giám mục giáo phận Alger Téhéran Ispahan (Iran).
- Đức cha Roberto REPOLE, Tổng Giám mục giáo phận Alger Turin (Ý).
- Đức cha Baldassare REINA, Giám mục phụ tá giáo phận Rôma, nguyên phó quản lý và bây giờ là Tổng đại diện giáo phận Rôma.
- Đức cha Francis LEO, Tổng Giám mục giáo phận Toronto (Canada).
- Đức cha Rolandas MAKRICKAS, phụ tá giám quản vương cung thánh đường Đức Bà Cả.
- Đức cha Mykola BYCHOK, C.Ss.R., Giám mục giáo phận thánh Phêrô và Phaolô Melbourne của người Ucraina.
- Cha Timothy Peter Joseph RADCLIFFE, OP, thần học gia.
- Cha Fabio BAGGIO, C.S., phó thư ký Bộ Phục vụ sự Phát triển con người toàn diện.
- Đức ông George Jacob KOOVAKAD, viên chức của Phủ Quốc vụ khanh, người tổ chức các chuyến tông du.
——————
Tý Linh
(theo Salvatore Cernuzio, Jean-Charles Putzolu – Vatican News)
Tags: Phanxicô-I
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- ĐỨC PHANXICÔ BỊ CƠN ĐAU HÔ HẤP VÀO BUỔI SÁNG
- ĐHY PAROLIN LẤY LÀM TIẾC TRƯỚC “SỰ SUY ĐOÁN VÔ ÍCH” VỀ VIỆC TỪ CHỨC CỦA ĐỨC GIÁO HOÀNG
- GIÁO THUYẾT CỦA GIÁO HỘI CÔNG GIÁO CÓ PHẢI LÀ BẤT BIẾN KHÔNG?
- ĐỨC PHANXICÔ ĐÁP ỨNG ĐIỀU TRỊ, NHƯNG VẪN CÒN NGUY HIỂM
- SỨC KHỎE CỦA ĐỨC PHANXICÔ ĐỠ HƠN
- BỆNH VIÊM PHỔI HAI BÊN, CĂN BỆNH MÀ ĐỨC PHANXICÔ MẮC PHẢI LÀ GÌ?
- ĐỨC PHANXICÔ VẪN VUI VẺ BẤT CHẤP BỊ VIÊM PHỔI CẢ HAI BÊN
- “ORDO AMORIS” LÀ GÌ?
- J.D. VANCE TRÁI NGƯỢC VỚI ĐỨC PHANXICÔ: “LIỆU TRẬT TỰ CỦA TÌNH YÊU CÓ BIỆN MINH CHO VIỆC TRỤC XUẤT NGƯỜI NƯỚC NGOÀI KHÔNG?”
- NĂM THÁNH CỦA CÁC NGHỆ SĨ VÀ THẾ GIỚI VĂN HOÁ: BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ
- ANNE LÉCU: “CÀNG QUAN TÂM ĐẾN THÁNH KINH, CHÚNG TA CÀNG QUAN TÂM ĐẾN CON NGƯỜI”
- KHỔ HÌNH KHỦNG KHIẾP CỦA THÁNH NỮ APOLLINA
- ĐHY PAROLIN PHẢN ĐỐI VIỆC TRỤC XUẤT NGƯỜI PALESTINE KHỎI GAZA
- THÁNH KINH THỰC SỰ NÓI GÌ VỀ TIẾNG CƯỜI?
- THÁNH KINH: LOẠT VIDEO CHỐNG LẠI NHỮNG LỐI GIẢI THÍCH SAI LẠC
- 350 GIÁO SĨ DO THÁI LÊN TIẾNG PHẢN ĐỐI VIỆC “THANH LỌC SẮC TỘC” Ở GAZA
- ĐỨC PHANXICÔ NHẬP VIỆN Ở RÔMA VÌ BỆNH VIÊM PHẾ QUẢN
- TẠI SAO GIÁO HỘI CAN THIỆP VÀO VẤN ĐỀ XÃ HỘI?
- MỸ: CÁC HỆ PHÁI KITÔ VÀ CÁC TỔ CHỨC DO THÁI PHẢN ĐỐI VIỆC BẮT GIỮ NGƯỜI DI CƯ
- BÀI GIÁO LÝ VỀ NĂM THÁNH 2025. CHÚA GIÊSU KITÔ, NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA. I. THỜI THƠ ẤU CỦA CHÚA GIÊSU. BÀI 5 : « MỘT ĐẤNG CỨU ĐỘ ĐÃ SINH RA CHO ANH EM, NGƯỜI LÀ ĐẤNG KITÔ, LÀ ĐỨC CHÚA » (Lc 2, 11). CHÚA GIÊSU GIÁNG SINH VÀ CÁC MỤC ĐỒNG THĂM VIẾNG