ĐỨC PHANXICÔ GẶP GỠ SINH VIÊN ĐẠI HỌC CÔNG GIÁO BỒ ĐÀO NHA : TRI THỨC LÀ MỘT TRÁCH NHIỆM
Một ngày sau khi đến Bồ Đào Nha để tham dự JMJ ở Lisbon, Đức Thánh Cha Phanxicô đã gặp gỡ các sinh viên từ Đại học Công giáo Bồ Đào Nha vào thứ Năm 3/8/2023. Người kế vị thánh Phêrô khuyến khích họ “thay thế sợ hãi bằng ước mơ” , “tìm kiếm và mạo hiểm” bằng cách trở thành những nhân vật chính của “thuật biên đạo vũ mới” đặt con người vào trung tâm.
“Tất cả chúng ta đều cảm thấy mình là những người hành hương”. Đó là những lời được nói của bà hiệu trưởng của Đại học Công giáo Bồ Đào Nha và sau đó được Đức Phanxicô nhắc lại khi bắt đầu bài phát biểu của mình. Ngài nói : “Đó là một từ hay mà ý nghĩa của nó đáng được suy ngẫm”. Trong suy tư của mình, Đức Thánh Cha giải thích rằng trong từ “người hành hương”, “chúng ta thấy tình trạng con người được phản ánh, bởi vì mỗi người đều được mời gọi đối mặt với những câu hỏi lớn vốn không có câu trả lời đơn giản hoặc ngay lập tức, nhưng mời gọi hoàn thành một cuộc hành trình, vượt lên chính mình, tiến xa hơn”. Và điều này thì giới đại học hiểu quá rõ, bởi “khoa học nảy sinh như vậy”.
“Tìm kiếm và mạo hiểm”
“Tìm kiếm và mạo hiểm”, đây là những động từ của “những người hành hương”, Đức Thánh Cha tuyên bố, đồng thời mời gọi đừng bị choáng ngợp bởi nỗi sợ hãi “cảm thấy lo lắng”, không thỏa mãn. Ngài nhấn mạnh : “Sự bất toàn là đặc điểm của thân phận của chúng ta với tư cách là những người tìm kiếm và hành hương bởi vì, như Chúa Giêsu đã nói, chúng ta ở trong thế gian, nhưng chúng ta không thuộc về thế gian”. “Hãy tìm kiếm và mạo hiểm”, ngài kêu gọi giới đại học có mặt, mời họ trở thành nhân vật chính của một “thuật biên đạo vũ mới ” đặt con người vào trung tâm. Đức Thánh Cha nói thêm : “Hãy là những người biên đạo vũ điệu của cuộc sống”.
Những doanh nhân ước mơ, không phải những quản trị viên sợ hãi
Tiếp tục bài phát biểu của mình, Đức Thánh Cha thu hút sự chú ý đến những lời này của bà hiệu trưởng Đại học Công giáo Bồ Đào Nha: “Trường đại học không tồn tại để tự bảo vệ mình như một tổ chức, nhưng để can đảm đáp ứng những thách thức của hiện tại và tương lai”. Đức Phanxicô khuyên thay thế nỗi sợ hãi bằng ước mơ, bởi vì xã hội ngày nay cần “những doanh nhân ước mơ”, chứ không phải “những quản trị viên sợ hãi”.
“Sẽ là lãng phí nếu nghĩ về một trường đại học dấn thân đào tạo các thế hệ mới chỉ để duy trì hệ thống tinh hoa và bất bình đẳng hiện tại của thế giới, nơi giáo dục đại học vẫn là đặc quyền của một số ít. Nếu tri thức không được đón nhận như một trách nhiệm, nó sẽ trở nên vô ích“, ngài khẳng định và đồng thời chỉ rõ: “Nếu người đã được giáo dục đại học, vốn vẫn còn cho đến ngày nay, ở Bồ Đào Nha và trên thế giới, là một đặc ân , không cố gắng khôi phục những gì mình đã được hưởng lợi, thì họ đã không hiểu hết những gì đã được cung cấp cho mình”. Đức Phanxicô lập luận rằng bằng cấp thực sự không nên chỉ được coi là “sự cho phép xây dựng hạnh phúc cá nhân“, mà là “nhiệm vụ cống hiến hết mình cho một xã hội công bằng và bao hàm hơn“, tức là tiến bộ hơn.
Đức Thánh Cha hỏi : “Các bạn sinh viên thân mến, những người hành hương tri thức, các bạn muốn thấy điều gì được thể hiện ở Bồ Đào Nha và trên thế giới? Những thanh đổi nào, những biến đổi nào ?? Và làm thế nào để trường đại học, đặc biệt là trường đại học Công giáo, có thể đóng góp vào việc này?”
Định nghĩa lại sự tiến bộ và tiến hóa
Trong bài phát biểu của mình, Đức Thánh Cha cũng nhấn mạnh đến “sự cấp bách của việc chăm sóc ngôi nhà chung” với sự “hoán cải tâm hồn” và “sự thay đổi cái nhìn nhân học”, vốn là nền tảng của kinh tế và chính trị. Ngài cho rằng “chúng ta không thể hài lòng với các biện pháp xoa dịu đơn giản hoặc những thỏa hiệp rụt rè và mơ hồ” bởi vì “những biện pháp nửa vời chỉ trì hoãn sự sụp đổ một chút”. Do đó cần phải định nghĩa lại: “tiến bộ và tiến hóa“. Thừa nhận rằng nhân danh sự tiến bộ, “chúng ta đã thụt lùi quá xa”, Đức Thánh Cha nhìn thấy nơi những người trẻ này niềm hy vọng, một “thế hệ có thể đương đầu với thử thách này”.
“Các bạn có những công cụ khoa học và công nghệ tiên tiến nhất, nhưng xin đừng rơi vào cái bẫy của những tầm nhìn phiến diện”, Đức Phanxicô cảnh báo và đồng thời nhắc nhở rằng “chúng ta cần một hệ sinh thái toàn diện, lắng nghe sự đau khổ của hành tinh cũng như đau khổ của người nghèo; đặt bi kịch sa mạc hóa song song với bi kịch người tị nạn; chủ đề về di cư với chủ đề về tỷ lệ sinh giảm”, cũng cần “quan tâm đến chiều kích vật chất của cuộc sống trong chiều kích tinh thần. Không phải là sự phân cực, mà là tầm nhìn tổng thể”.
“Một Kitô hữu bị thuyết phục mà thôi thì chưa đủ, mà còn phải thuyết phục nữa”
Tiếp đến, Đức Thánh Cha trở lại với những lời phát biểu của Tomás, người đã làm chứng trong cuộc gặp gỡ này: “Không thể có một hệ sinh thái toàn diện đích thực nếu không có Thiên Chúa, không thể có tương lai trong một thế giới không có Thiên Chúa”. Do đó, Đức Phanxicô mời gọi làm cho đức tin trở nên đáng tin cậy qua những lựa chọn của chúng ta. Bởi nếu “niềm tin không tạo nên những lối sống thuyết phục, thì nó không làm cho bột của thế giới dậy men”. Ngài khuyên người Kitô hữu không những phải xác tín mà còn phải có sức thuyết phục, đồng thời nói thêm rằng các hành động của họ được kêu gọi để phản ánh vẻ đẹp vui tươi và triệt để của Tin Mừng. Hơn nữa, Đức Phanxicô nhấn mạnh, “Kitô giáo không thể là nơi sinh sống như một pháo đài được bao quanh bởi những bức tường, vốn dựng nên những thành trì chống lại thế giới.” Đức Thánh Cha tuyên bố, một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất đối với các Kitô hữu trong mọi thời đại là khám phá lại ý nghĩa của việc nhập thể. “Không có nhập thể, Kitô giáo trở thành một ý thức hệ. Chính việc nhập thể cho phép kinh ngạc trước vẻ đẹp mà Chúa Kitô tỏ lộ qua mỗi anh chị em, mỗi người nam và mỗi người nữ”.
Sự đóng góp của nữ giới
Trong phân khoa mới dành riêng cho “Nền kinh tế Phanxicô“, và hình ảnh của thánh Clara được thêm vào đó, Đức Thánh Cha chỉ ra rằng “sự đóng góp của phụ nữ là không thể thiếu“. Và Thánh Kinh chứng minh kinh tế gia đình nằm trong tay người phụ nữ như thế nào. “Họ là ‘người quản lý’ thực sự của ngôi nhà, với sự khôn ngoan không coi lợi nhuận là mục tiêu chuyên nhất của mình, mà là sựquan tâm, chung sống, hạnh phúc vật chất và tinh thần của mỗi người, đồng thời chia sẻ với người nghèo và người khách lạ“. Theo Đức Phanxicô, thật thú vị khi tiếp cận các nghiên cứu kinh tế từ góc độ này: “với mục đích trả lại cho nền kinh tế phẩm giá xứng đáng, để nó không trở thành con mồi cho thị trường hoang dã và đầu cơ”.
Do đó, Đức Thánh Cha nhắc lại sáng kiến về Hiệp ước Giáo dục Toàn cầu. Ngài nói, bảy nguyên tắc hình thành nên kiến trúc của nó, bao gồm nhiều chủ đề trong số này, từ việc chăm sóc ngôi nhà chung đến sự tham gia đầy đủ của nữ giới, cho đến nhu cầu tìm ra những cách hiểu mới về kinh tế, chính trị, tăng trưởng và tiến bộ.
Trưởng thành trong sự phân định
Kết thúc bài phát biểu mạnh mẽ của mình, Đức Phanxicô bày tỏ niềm vui “được thấy anh chị em là một cộng đồng giáo dục sống động, cởi mở với thực tại, với Tin Mừng vốn không phải là vật trang trí nhưng làm sinh động các bộ phận và toàn thể”. Trong cuộc hành trình này bao gồm các lĩnh vực khác nhau: học tập, tình bạn, phục vụ xã hội, trách nhiệm dân sự và chính trị, chăm sóc ngôi nhà chung, biểu đạt nghệ thuật… Đức Thánh Cha nói : trở thành một trường đại học Công giáo trước hết có nghĩa là điều này: “Mỗi yếu tố là trong mối quan hệ với toàn bộ và rằng toàn bộ được tìm thấy trong các bộ phận. Do đó, bằng cách đạt được các kỹ năng khoa học, chúng ta trưởng thành với tư cách là một người hiểu biết về bản thân và phân định rõ con đường của chính mình”. Đức Phanxicô kêu gọi giới đại học hãy tiến tới “xa hơn, cao hơn”, “can đảm lên”. Và Đức Thánh Cha kết luận: “Đây là điều mà tôi hết lòng cầu chúc các bạn”.
Tý Linh
(theo Myriam Sandouno , Vatican News)
Tags: Âu Châu, Giáo-dục, Giới trẻ, Môi-trường, Nhân-phẩm, Phanxicô-I
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- HOA KỲ: TẠI SAO ĐỨC CHA ROBERT BARRON, NGÔI SAO LOAN BÁO TIN MỪNG TRÊN INTERNET, LẠI MUỐN THÀNH LẬP MỘT DÒNG TU?
- NHỮNG NHÂN VẬT TÔN GIÁO NÀO CẦU NGUYỆN CHO DONALD TRUMP TRONG LỄ NHẬM CHỨC CỦA ÔNG?
- ĐỨC THÁNH CHA VIẾT THƯ CHO TỔNG THỐNG DONALD TRUMP
- MỘT NỮ TU SẼ ĐƯỢC BỔ NHIỆM LÀM CHỦ TỊCH PHỦ THỐNG ĐỐC THÀNH VATICAN
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT II THƯỜNG NIÊN NĂM C: CHÚA ĐÁP LẠI SỰ THIẾU THỐN CỦA CHÚNG TA BẰNG TÌNH YÊU DƯ TRÀN CỦA NGƯỜI
- CÁI CHẾT CỦA CHA PONCHAUD, CHỨNG NHÂN VĨ ĐẠI CỦA LỊCH SỬ CAMPUCHIA
- BỘ GIÁO LÝ ĐỨC TIN: HUẤN THỊ VỀ MỘT VÀI KHÍA CẠNH CỦA “THẦN HỌC GIẢI PHÓNG”
- Ở BA LAN, MỘT KIẾN NGHỊ NHẰM XÓA BỎ VIỆC GIẢI TỘI CHO TRẺ VỊ THÀNH NIÊN
- VỤ CHA PIERRE: HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC XIN TÒA ÁN MỞ CUỘC ĐIỀU TRA
- ĐỨC THÁNH CHA MỜI GỌI CÁC LINH MỤC ARGENTINA HÃY TIÊU HAO VÌ TIN MỪNG
- CUBA THẢ TÙ NHÂN, HOAN NGHÊNH SỰ TRUNG GIAN HÒA GIẢI CỦA TÒA THÁNH
- BÀI GIÁO LÝ VỀ TRẺ EM. NHỮNG NGƯỜI ĐƯỢC CHÚA CHA YÊU QUÝ NHẤT. BÀI 2
- HĐGM Ý GIẢI THÍCH CÁC CHUẨN MỰC CỦA RÔMA LIÊN QUAN ĐẾN ĐÀO TẠO LINH MỤC
- TIẾP KIẾN CHUNG NĂM THÁNH (11/1/2025): HY VỌNG LÀ BẮT ĐẦU LẠI – GIOAN TẨY GIẢ
- KINH TRUYỀN TIN LỄ CHÚA GIÊSU CHỊU PHÉP RỬA NĂM C: TÔI ĐƯỢC RỬA TỘI NGÀY NÀO?
- JOE BIDEN TRAO HUÂN CHƯƠNG TỰ DO CỦA TỔNG THỐNG CHO ĐỨC PHANXICÔ
- HÀNH KHÚC GIÁO HOÀNG, BÀI QUỐC CA CHÍNH THỨC CỦA VATICAN DO MỘT NGƯỜI PHÁP SÁNG TÁC
- CÁC ĐẠI SỨ TẠI TÒA THÁNH ĐƯỢC ĐỨC PHANXICÔ CHẤT VẤN
- DIỄN VĂN CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO CÁC THÀNH VIÊN CỦA ĐOÀN NGOẠI GIAO TẠI TÒA THÁNH NHÂN DỊP CHÚC MỪNG NĂM MỚI 2025 : NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA MỘT NỀN NGOẠI GIAO HY VỌNG
- Ở THÁI LAN, CUỘC CHIẾN HÀNG NGÀY CỦA MỘT LINH MỤC CHỐNG LẠI NẠN LAO ĐỘNG TRẺ EM