BỈ: ĐỨC PHANXICÔ HỨA HẸN MỘT “CUỘC CHIẾN KIÊN QUYẾT” CHỐNG LẠI NẠN LẠM DỤNG, MỘT “SỰ XẤU HỔ” CHO GIÁO HỘI
Trong những giờ đầu tiên của chuyến tông du tới Bỉ, Đức Thánh Cha đã phát biểu, sau Vua Bỉ và người đứng đầu cơ quan hành pháp, về “tai họa” lạm dụng, một “phản chứng đau đớn” vốn là một “sự xấu hổ” đối với Giáo hội. Ngài nói, với sự khiêm tốn và quyết tâm, cần phải làm mọi điều có thể để đảm bảo rằng điều này không còn xảy ra nữa và cầu xin sự tha thứ.
Mặc dù không có cuộc gặp gỡ nào giữa Đức Thánh Cha và các nạn nhân bị lạm dụng có mặt trong chương trình nghị sự chính thức của chuyến tông du này, nhưng Hội đồng Giám mục Bỉ gợi ý rằng Đức Phanxicô có thể nói chuyện riêng với sáu người nam và chín người nữ bị ảnh hưởng bởi tai họa này. Giám đốc Phòng Báo chí Tòa Thánh cho biết hôm thứ Hai rằng Đức Thánh Cha “nhận thức được sự khó khăn, những bi kịch và đau khổ đang diễn ra ở Bỉ và chúng ta chắc chắn có thể mong đợi rằng điều này sẽ được đề cập”. Đây là trường hợp sáng thứ Sáu 27/9/2024.
Trong bài phát biểu công khai đầu tiên tại lâu đài Laeken, Đức Thánh Cha đã tái khẳng định tai họa lạm dụng do các thành viên giáo sĩ gây ra đối với trẻ vị thành niên hoặc những người dễ bị tổn thương là “nỗi xấu hổ và tủi nhục của chúng tôi”.
Cần cầu xin sự tha thứ
Ra khỏi bài phát biểu của mình, Đức Thánh Cha ngay lập tức công nhận sự việc: “Trong sự chung sống lâu năm giữa sự thánh thiện và tội lỗi, giữa bóng tối và ánh sáng, Giáo hội thể hiện một sự tận tụy huy hoàng, đôi khi xuất hiện sự phản chứng đau đớn. Tôi đang nghĩ đến những sự kiện bi thảm về việc lạm dụng trẻ vị thành niên.” Ngài lấy làm tiếc : Giáo hội, vốn bác bỏ thảm kịch là vụ thảm sát những người vô tội, ngày nay biết rằng những tội ác tương đương với tội ác của vua Hêrôđê nơi chính mình.
Và nếu ngài đảm bảo rằng Giáo hội đang giải quyết tai họa này với “sự quyết tâm và kiên quyết”, bằng cách lắng nghe và đồng hành với những người bị thương cũng như thực hiện các chương trình phòng ngừa trên toàn thế giới, thì Đức Thánh Cha tin rằng điều này là chưa đủ. Ngài tuyên bố : “Giáo hội phải xấu hổ và cầu xin sự tha thứ. Giáo hội phải cố gắng giải quyết vấn đề này với sự khiêm nhường Kitô giáo và làm mọi thứ có thể để đảm bảo rằng điều này không còn xảy ra nữa”. Và Đức Thánh Cha chất vấn mỗi người: “Thưa anh chị em, đây là một điều xấu hổ, một điều xấu hổ mà mỗi người chúng ta phải nắm bắt để cầu xin sự tha thứ và giải quyết vấn đề”. Bởi vì, người ta thường nói với ngài, những tội ác này cũng xảy ra trong những môi trường không thuộc Giáo hội, trong gia đình, ở trường học, trong các câu lạc bộ thể thao. Mỗi vụ lạm dụng là một sự xấu hổ và Đức Thánh Cha muốn mỗi người “về phần mình” cầu xin sự tha thứ, nhưng ngài nhấn mạnh đến nghĩa vụ của các thừa tác viên và tín hữu Công giáo. “Trong Giáo hội, chúng ta phải cầu xin sự tha thứ” vì lạm dụng là “sự xấu hổ và tủi nhục của chúng ta”.
Giáo hội được kêu gọi làm sáng tỏ quá khứ của mình
Những kết án và biện pháp được thực hiện gần đây dưới triều đại giáo hoàng của Đức Phanxicô đã được Quốc vương Bỉ hoan nghênh. Tại đất nước của mình được đánh dấu bởi hơn 30 năm xảy ra các vụ bê bối liên tục, Philippe cũng nhấn mạnh những nỗ lực của Giáo hội Bỉ trong việc ““sửa chữa” điều bất khả sửa chữa”, tin rằng “chắc chắn Giáo hội phải tiếp tục những nỗ lực này không mệt mỏi”.
Đây cũng là ý nghĩa của bài phát biểu của Thủ tướng, người cũng nhấn mạnh đến những “vết thương đau đớn” này tồn tại trong cộng đồng Công giáo và xã hội dân sự Bỉ” và không thể bỏ qua. Alexander de Croo đề cập đến công việc được thực hiện với “niềm xác tín chắn và lòng bác ái” bởi các thừa tác viên của Giáo hội nhưng”, ông cảnh báo, “nếu có điều gì không ổn, chúng ta không thể chấp nhận che giấu sự việc. Điều này làm tổn hại đến công việc có giá trị mà mọi người đã thực hiện.” Các nạn nhân phải được lắng nghe và công lý được thực thi. Ông nói: “Đó không chỉ là nghĩa vụ đạo đức mà còn là bước cơ bản để lấy lại niềm tin”. Đối với ông, phẩm giá con người được ưu tiên hơn lợi ích của tổ chức. Do đó, người đứng đầu cơ quan điều hành đã kêu gọi Giáo hội “làm sáng tỏ quá khứ của mình để có thể hướng tới tương lai”.
Vấn đề “nhận con nuôi ép buộc”
Trong bài phát biểu của mình, Đức Thánh Cha cũng nhắc đến vấn đề “nhận con nuôi ép buộc” mà ngài coi là một tội ác. Ngài nói: “Tôi rất buồn trước một hiện tượng khác: “việc nhận con nuôi ép buộc” cũng xảy ra ở Bỉ vào giữa những năm 50 và 70 của thế kỷ trước. Trong những câu chuyện đau đớn này, trái đắng của một tội ác được trộn lẫn với điều đáng tiếc đã là kết quả của một não trạng phổ biến ở mọi tầng lớp trong xã hội, đến mức những người hành động theo não trạng này trong lương tâm tin rằng họ đang làm điều tốt cho cả người con và người mẹ.
Thông thường, gia đình và các tác nhân xã hội khác, bao gồm cả Giáo hội, tin rằng để xóa bỏ sự sỉ nhục tiêu cực, không may xảy ra với người mẹ đơn thân vào thời điểm đó, thì điều tốt hơn cho cả hai, người mẹ và đứa con, là đứa con cần được nhận nuôi. Thậm chí có những trường hợp một số phụ nữ không có khả năng lựa chọn giữa việc giữ đứa con hay cho nó làm con nuôi. Và điều này đang xảy ra ngày nay ở một số nền văn hóa, ở một số quốc gia”.
Tý Linh
(theo Marie Duhamel – Vatican News và Vatican.va)
Tags: Âu Châu, Giáo-Hội-&-Nhà-Nước, Phanxicô-I
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- DIỄN VĂN CỦA PHANXICÔ CHO GIÁO TRIỀU RÔMA NHÂN DỊP CHÚC MỪNG GIÁNG SINH 2024: HÃY NÓI TỐT CHỨ ĐỪNG NÓI XẤU
- GIÁO TRIỀU RÔMA, BÀI GIẢNG MÙA VỌNG THỨ 3: SỰ CAO CẢ CỦA THIÊN CHÚA LÀ SỰ NHỎ BÉ
- MỤC TỬ TRONG THÁNH KINH, MỘT HÌNH ẢNH VỀ UY QUYỀN VÀ LÒNG NHÂN TỪ
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI NHÓM ÂN NHÂN VIỆT NAM: HỖ TRỢ CÁC CÔNG VIỆC BÁC ÁI ĐÓNG GÓP VÀO VIỆC MANG LẠI NIỀM HY VỌNG
- THÁNH TÍCH CỦA THÁNH TÊRÊSA HÀI ĐỒNG GIÊSU ĐẾN RÔMA NHÂN NĂM THÁNH
- BÀI GIÁO LÝ VỀ NĂM THÁNH 2025. CHÚA GIÊSU KITÔ, NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA. I. THỜI THƠ ẤU CỦA CHÚA GIÊSU. BÀI 1. GIA PHẢ CỦA CHÚA GIÊSU (Mt 1, 1-17). CON THIÊN CHÚA ĐI VÀO LỊCH SỬ
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC THÁNH CHA TRONG THÁNH LỄ CHÚA NHẬT III MÙA VỌNG NĂM C: CHÚNG TÔI PHẢI LÀM GÌ?
- NHỮNG ĐOẠN TRÍCH TỪ CUỐN TỰ TRUYỆN « HY VỌNG » CỦA ĐỨC PHANXICÔ
- ĐỨC PHANXICÔ TIẾT LỘ NGÀI ĐÃ THOÁT KHỎI HAI VỤ MƯU SÁT TRONG CHUYẾN TÔNG DU TỚI IRAK
- ĐỨC PHANXICÔ CA NGỢI CORSE NHƯ MÔ HÌNH CỦA “TÍNH THẾ TỤC LÀNH MẠNH”
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI HÀNG GIÁO SĨ CORSE: “HÃY CHĂM SÓC CÁC BẠN VÀ NGƯỜI KHÁC”
- VIDEO TRỰC TUYẾN CHUYẾN TÔNG DU CORSE
- ĐỨC THÁNH CHA SẼ ĐẾN CORSE ĐỂ KÊU GỌI CẦU NGUYỆN, CÔNG LÝ VÀ TRÁCH NHIỆM
- THƯỢNG HỘI ĐỒNG: ĐỨC THÁNH CHA BỔ NHIỆM CÁC THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG THƯỜNG LỆ, TRONG ĐÓ CÓ HAI PHỤ NỮ
- CHUYẾN TÔNG DU CỦA ĐỨC PHANXICÔ: ĐỐI VỚI ĐA SỐ NGƯỜI PHÁP, ĐỨC PHANXICÔ “ĐÚNG” KHI THÍCH CORSE HƠN NHÀ THỜ ĐỨC BÀ PARIS
- BÀI GIẢNG THỨ 2 TRONG MÙA VỌNG CHO GIÁO TRIỀU RÔMA : TÁI KHÁM PHÁ NIỀM TIN TƯỞNG VÀO THIÊN CHÚA ĐỂ LÀM SỐNG LẠI NIỀM HY VỌNG
- BÁO CÁO CỦA HỘI THỪA SAI PARIS VỀ CÁC VỤ LẠM DỤNG TÌNH DỤC
- SỨ ĐIỆP CHO NGÀY THẾ GIỚI HÒA BÌNH 2025
- GIÁO HỘI ĐƯỢC HÌNH THÀNH NHƯ THẾ NÀO?
- BÀI GIÁO LÝ VỀ CHÚA THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ – BÀI 17. THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ NÓI : « XIN NGƯỜI NGỰ ĐẾN ! ». CHÚA THÁNH THẦN VÀ NIỀM HY VỌNG KITÔ GIÁO