ĐỨC PHANXICÔ MỜI GỌI CÁC HỒNG Y TRỞ NÊN GIỐNG VỚI MỘT DÀN NHẠC GIAO HƯỞNG : LẮNG NGHE NHAU LÀ ĐIỀU CƠ BẢN
Vào ngày thứ Bảy 30/9, tại Quảng trường Thánh Phêrô, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chủ trì hội nghị hồng y thông thường lần thứ 9, trong đó 21 tân hồng y đã được tấn phong. Trong bài giảng của mình, ngài đã giải thích trình thuật về Lễ Ngũ Tuần từ Sách Công vụ Tông đồ, mời gọi các tân hồng y giống như “một dàn nhạc giao hưởng thể hiện bản giao hưởng và tính đồng nghị của Giáo hội”.
Các Kitô hữu, các gia đình, các phái đoàn khác nhau từ bốn phương trên thế giới, gần 12.000 người đã tham dự nghi thức long trọng của hội nghị hồng y thông thường lần thứ 9 dưới triều đại giáo hoàng của Đức Phanxicô kể từ khi ngài được bầu vào năm 2013. Thứ Bảy vừa qua, 30/9/2023, 20 tân hồng y có mặt từ bốn châu lục, đã nhận được mũ hồng y từ tay Đức Thánh Cha. Trong bài giảng, trước tiên, ngài ghi nhận “một sự ngạc nhiên” trong trình thuật Lễ Ngũ Tuần, trong đó ngài nói đã nhận ra tính hài hước của Chúa Thánh Thần. Nó hệ tại “sự kiện là, thông thường, chúng ta, những người mục tử, khi đọc trình thuật về Lễ Ngũ Tuần, chúng ta đồng hóa mình với các Tông Đồ”.
Đó là điều bình thường, Đức Thánh Cha công nhận. Trái lại, những người Do Thái sùng đạo cư trú tại Jerusalem mà Sách Công vụ Tông đồ nói đến “người Parthia, Mêđi, Êlam, v.v.”, những người mà “trong tâm trí tôi, tôi đã liên tưởng đến các Hồng y, không thuộc về nhóm môn đệ, họ ở bên ngoài phòng tiệc ly, họ là một phần của “đám đông” này, đã “tụ tập” lại khi nghe thấy tiếng động do gió thổi ào ào. Các Tông đồ là “tất cả người Galilê” (x. câu 7), trong khi những người quy tụ lại thì “đến từ mọi quốc gia dưới gầm trời”, như các Giám mục và Hồng y trong thời đại chúng ta”.
Sự ra đời của một Giáo hội thánh thiện, công giáo và tông truyền
Sự đảo ngược vai trò như vậy chắc chắn thúc đẩy suy nghĩ, nhưng khi quan sát kỹ hơn, nó cho thấy một viễn cảnh thú vị. Đức Thánh Cha nhận xét : đó là “áp dụng cho chúng ta – tôi là người đầu tiên – kinh nghiệm của những người Do Thái này mà, nhờ một món quà từ Thiên Chúa, đã nhận ra mình là nhân vật chính của biến cố Lễ Ngũ Tuần, nghĩa là “phép rửa” trong Chúa Thánh Thần, đã sinh ra một Giáo hội duy nhất, thánh thiện, công giáo và tông truyền”.
Viễn cảnh này được tóm tắt là: “tái khám phá một cách ngạc nhiên món quà được đón nhận Tin Mừng “trong các ngôn ngữ của chúng ta””. Nhưng cũng để “suy nghĩ với lòng biết ơn về món quà được Phúc âm hóa và được rút ra từ các dân tộc mà, mỗi người trong thời đại của họ, đã nhận được Kerygma, lời loan báo về mầu nhiệm Ơn Cứu Rỗi, và những người, khi đón nhận nó, đã chịu phép rửa trong Chúa Thánh Thần và bước vào Giáo hội”. Đây là “Giáo hội mẹ nói bằng mọi ngôn ngữ, vốn là duy nhất và là Công giáo”.
Hồng ân Tin Mừng cho mọi dân tộc
Đức Phanxicô nhận định rằng trước khi trở thành “các tông đồ”, linh mục, giám mục, hồng y, “chúng ta là “người Parthia, Mêđi, Êlam”, v.v. Và điều đó phải khơi dậy trong chúng ta sự ngạc nhiên và biết ơn vì đã nhận được ân sủng của Tin Mừng nơi các dân tộc nguyên thủy của chúng ta. Tôi nghĩ rằng điều này rất quan trọng và chúng ta không được quên nó”, bởi vì “chính ở đó, trong lịch sử của dân tộc chúng ta, tôi có thể nói, trong “xác thịt” của dân tộc chúng ta, rằng Chúa Thánh Thần đã thực hiện phép lạ truyền đạt mầu nhiệm Chúa Giêsu Kitô chết và sống lại”. Và “nó đã đến với chúng ta “bằng ngôn ngữ của chúng ta”, trên môi và trong cử chỉ của ông bà và cha mẹ chúng ta, các giáo lý viên, linh mục, tu sĩ…”. Mỗi người “có thể nhớ giọng nói và khuôn mặt cụ thể. Đức tin được truyền đạt “bằng phương ngữ”, bởi các mẹ, các bà”.
Một món quà cần được đổi mới trong đức tin
Đối với tất cả các tân hồng y và các tín hữu hiện diện này, Đức Phanxicô nhắc nhở rằng “chúng tôi thực sự là những người loan báo Tin Mừng trong chừng mực chúng ta giữ trong lòng sự ngạc nhiên thán phục và lòng biết ơn vì đã được loan báo Tin Mừng; hay đúng hơn đang được loan báo Tin Mừng, bởi vì trên thực tế, đó là một món quà luôn thời sự, đòi hỏi phải được liên tục đổi mới trong ký ức và đức tin. Những nhà loan báo Tin Mừng được loan báo Tin Mừng, chứ không phải các công chức.”
Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng Lễ Hiện Xuống – giống như Bí tích Rửa tội – “không thuộc về quá khứ”, đó là một hành động sáng tạo mà Thiên Chúa không ngừng đổi mới. “Giáo hội – và mỗi thành viên của Giáo hội – sống từ mầu nhiệm luôn thời sự này. Giáo hội không sống bằng “tô tức”, lại càng không dựa vào một di sản khảo cổ học, dù nó có quý giá và cao quý đến đâu đi nữa.”
Tác động của Chúa Thánh Thần
Sự hiện diện của Chúa Thánh Thần luôn có hiệu quả, bởi vì đối với Đức Phanxicô, “Giáo hội, và mỗi người đã được rửa tội, đều sống trong ngày hôm nay của Thiên Chúa nhờ tác động của Chúa Thánh Thần”. Ngài nhận xét: “Ngay cả hành động chúng ta đang thực hiện ở đây bây giờ cũng có một ý nghĩa nếu chúng ta sống nó từ quan điểm đức tin này”.
Trực tiếp nói với các Đức Hồng y, Đức Thánh Cha khẳng định điều này: “Anh em, là các tân hồng y, anh em đã đến từ nhiều nơi khác nhau trên thế giới, và cùng một Thánh Thần đã làm phong nhiêu cho việc loan báo Tin Mừng cho các dân tộc của anh em giờ đây đang đổi mới nơi anh em ơn gọi và sứ mạng của anh em trong Giáo hội và vì Giáo hội.”
Hình ảnh dàn nhạc giao hưởng và tính hiệp hành
Đức Phanxicô nói: Đây chính là điều mà Hồng y đoàn được mời gọi trở nên: “Một dàn nhạc giao hưởng thể hiện bản giao hưởng và tính đồng nghị của Giáo hội”, không chỉ “bởi vì chúng ta sắp có Đại hội nghị đầu tiên của Thượng hội đồng, vốn tập trung chính xác vào chủ đề này, mà còn bởi vì đối với tôi, dường như phép ẩn dụ về dàn nhạc giao hưởng có thể soi sáng rõ tính chất hiệp hành của Giáo hội”.
Bản giao hưởng
Đức Thánh Cha tiếp tục nhấn mạnh đến bản giao hưởng sống động từ sự kết hợp khéo léo các âm sắc của các nhạc cụ khác nhau và qua đó mỗi người mang lại sự đóng góp của mình, đôi khi một mình, đôi khi hợp nhất với người khác, đôi khi với toàn bộ dàn nhạc. “Sự đa dạng là cần thiết, nó là điều cần thiết.” Nhưng “mỗi âm thanh đều phải đóng góp vào thiết kế chung. Và để làm được điều này, việc lắng nghe lẫn nhau là điều cơ bản : mỗi nhạc công phải lắng nghe các nhạc công khác. Nếu một người chỉ lắng nghe chính mình, dù âm thanh của chính mình có cao siêu đến đâu đi nữa, thì điều nó sẽ không có ích gì cho bản giao hưởng; và nó cũng tương tự nếu một phần của dàn nhạc không lắng nghe những người khác mà chơi như thể nó đơn độc, như thể nó là toàn bộ. Và người nhạc trưởng đang phục vụ loại phép lạ này là mỗi lần biểu diễn một bản giao hưởng. Người ấy phải lắng nghe nhiều hơn tất cả những người khác, đồng thời nhiệm vụ của người ấy là giúp đỡ từng người và toàn bộ dàn nhạc phát triển tối đa lòng trung thành sáng tạo, sự trung thành với tác phẩm được trình diễn, nhưng sáng tạo, có khả năng mang lại hồn cho bản nhạc, làm cho nó vang vọng ở đây và bây giờ, một cách độc đáo”.
Đức Thánh Cha lưu ý rằng “thật tốt cho chúng ta khi nhận ra mình theo hình ảnh của dàn nhạc giao hưởng, để học hỏi trở thành một Giáo hội giao hưởng và hiệp hành hơn. Tôi đặc biệt đề nghị điều này với anh em, các thành viên của Hồng y đoàn, với niềm tin tưởng an ủi rằng chúng ta có Chúa Thánh Thần là Bậc Thầy: Bậc Thầy nội tâm của mỗi người và là Bậc Thầy của cuộc hành trình chung.” Ngài “tạo ra sự đa dạng và hiệp nhất, Ngài chính là sự hài hòa. Chúng ta phó thác mình cho sự hướng dẫn nhẹ nhàng và mạnh mẽ của Ngài cũng như sự bảo vệ ân cần của Đức Trinh Nữ Maria”.
Tấn phong Hồng y
Sau bài giảng, Đức Thánh Cha tiến hành nghi thức tấn phong các tân Hồng y. Một trong số họ, Cha Luis Dri, một tu sĩ Dòng Capuchin, người đã giải tội nhiều năm tại thánh đường Đức Mẹ Pompei, ở Buenos Aires, 96 tuổi, đã không thể đi lại được. Ngài sẽ nhận mũ Hồng y từ tay Đức Tổng Giám mục Buenos Aires.
Mỗi tân Hồng y trong số 20 tân Hồng y hiện diện, xếp hàng trước Đức Thánh Cha Phanxicô, đã tuyên xưng đức tin và thề trung thành và biết ơn các thánh Tông đồ của Giáo hội Rôma. Sau đó Đức Thánh Cha trao cho mỗi người mũ và nhẫn Hồng y.
Từ nay, Hồng y đoàn có 242 thành viên, 138 Hồng y được bầu trong mật nghị.
Tý Linh
(theo Vatican News)
Tags: Chúa Thánh Thần, Phanxicô-I, synode
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO NGÀY THẾ GIỚI TRUYỀN THÔNG XÃ HỘI 2025: CHIA SẺ NIỀM HY VỌNG TRONG LÒNG ANH CHỊ EM MỘT CÁCH HIỀN HÒA
- PHỎNG VẤN ĐHY KOOVAKAD, NGƯỜI VỪA ĐƯỢC BỔ NHIỆM LÀM TỔNG TRƯỞNG BỘ ĐỐI THOẠI LIÊN TÔN
- ĐỐI VỚI CÁC GIÁM MỤC MỸ, CÁC SẮC LỆNH CỦA TRUMP “GÂY LO NGẠI SÂU XA”
- SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC THÁNH CHA GỬI CHO DIỄN ĐÀN KINH TẾ THẾ GIỚI 2025
- Ý NGHĨA CỦA ĐỘNG TỪ “ĐI RA” TRONG TIN MỪNG
- BÀI GIÁO LÝ VỀ NĂM THÁNH 2025. CHÚA GIÊSU KITÔ, NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA. I. THỜI THƠ ẤU CỦA CHÚA GIÊSU. BÀI 2. TRUYỀN TIN CHO ĐỨC MẸ. ĐỨC MARIA LẮNG NGHE VÀ SẴN LÒNG
- HOA KỲ: TẠI SAO ĐỨC CHA ROBERT BARRON, NGÔI SAO LOAN BÁO TIN MỪNG TRÊN INTERNET, LẠI MUỐN THÀNH LẬP MỘT DÒNG TU?
- NHỮNG NHÂN VẬT TÔN GIÁO NÀO CẦU NGUYỆN CHO DONALD TRUMP TRONG LỄ NHẬM CHỨC CỦA ÔNG?
- ĐỨC THÁNH CHA VIẾT THƯ CHO TỔNG THỐNG DONALD TRUMP
- MỘT NỮ TU SẼ ĐƯỢC BỔ NHIỆM LÀM CHỦ TỊCH PHỦ THỐNG ĐỐC THÀNH VATICAN
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT II THƯỜNG NIÊN NĂM C: CHÚA ĐÁP LẠI SỰ THIẾU THỐN CỦA CHÚNG TA BẰNG TÌNH YÊU DƯ TRÀN CỦA NGƯỜI
- CÁI CHẾT CỦA CHA PONCHAUD, CHỨNG NHÂN VĨ ĐẠI CỦA LỊCH SỬ CAMPUCHIA
- BỘ GIÁO LÝ ĐỨC TIN: HUẤN THỊ VỀ MỘT VÀI KHÍA CẠNH CỦA “THẦN HỌC GIẢI PHÓNG”
- Ở BA LAN, MỘT KIẾN NGHỊ NHẰM XÓA BỎ VIỆC GIẢI TỘI CHO TRẺ VỊ THÀNH NIÊN
- VỤ CHA PIERRE: HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC XIN TÒA ÁN MỞ CUỘC ĐIỀU TRA
- ĐỨC THÁNH CHA MỜI GỌI CÁC LINH MỤC ARGENTINA HÃY TIÊU HAO VÌ TIN MỪNG
- CUBA THẢ TÙ NHÂN, HOAN NGHÊNH SỰ TRUNG GIAN HÒA GIẢI CỦA TÒA THÁNH
- BÀI GIÁO LÝ VỀ TRẺ EM. NHỮNG NGƯỜI ĐƯỢC CHÚA CHA YÊU QUÝ NHẤT. BÀI 2
- HĐGM Ý GIẢI THÍCH CÁC CHUẨN MỰC CỦA RÔMA LIÊN QUAN ĐẾN ĐÀO TẠO LINH MỤC
- TIẾP KIẾN CHUNG NĂM THÁNH (11/1/2025): HY VỌNG LÀ BẮT ĐẦU LẠI – GIOAN TẨY GIẢ