ĐỨC PHANXICÔ : NỖI ĐAU LÀ NƠI GẶP GỠ VỚI LÒNG TRẮC ẨN CỦA THIÊN CHÚA
Hôm 20/4/2023, Đức Phanxicô đã tiếp kiến các thành viên của Ủy ban giáo hoàng về Thánh Kinh. Ngài đã không đọc bài phát biểu của mình, trong đó ngài trở lại với cái nhìn đức tin trong Thánh Kinh về bệnh tật và đau khổ.
Đâu là ý nghĩa cần mang lại cho bệnh tật và đau khổ khi chúng xuất hiện trong cuộc sống ? Câu trả lời xuyên suốt các thời đại, nhưng hai gánh nặng này thường được coi « trong tư tưởng hiện đại như là một sự mất mát, một thứ không có giá trị, một sự phiền toái cần phải giảm thiểu, chống lại và hủy bỏ bằng mọi giá. Người ta không muốn đặt câu hỏi về ý nghĩa của chúng, có lẽ vì sợ những hàm ý đạo đức và hiện sinh của chúng », Đức Thánh Cha viết trong bài phát biểu như thế.
Đối với người tín hữu cũng thế, đó thường là một thử thách đức tin. Lúc đó, người ta có thể « để cho đau khổ dẫn đến việc khép kín nơi chính mình, cho đến chỗ tuyệt vọng và nổi loạn, hay đón nhận nó như một cơ hội tăng trưởng và phân định điều gì thực sự quan trọng trong cuộc sống, cho đến chỗ gặp gỡ Thiên Chúa ». Đức Thánh Cha nhấn mạnh : chọn lựa thứ hai này là « cái nhìn đức tin mà chúng ta tìm thấy trong Thánh Kinh ».
Trong Thánh Kinh, không có chủ thuyết không tưởng hay thuyết định mệnh
Đặc biệt trong Tân Ước, nhiều cuộc chữa lành do Chúa Giêsu thực hiện là « dấu chỉ » cho thấy « Thiên Chúa đã viếng thăm dân Người » (Lc 7, 16). Chúng cũng cho thấy căn tính thần linh của Chúa Giêsu và sứ mạng thiên sai của Ngài, cũng như sự đồng hóa của Ngài với những người nghèo khổ nhất.
Đức Thánh Cha giải thích : « Đỉnh điểm của sự đồng hóa này diễn ra trong cuộc Thương khó, đến độ Thập giá của Chúa Kitô trở thành dấu chỉ tuyệt vời của tình liên đới của Thiên Chúa với chúng ta và, đồng thời, khả năng để chúng ta tham gia với Ngài trong công trình cứu độ ».
Đức Thánh Cha nói tiếp : do đó, « Thánh Kinh không đưa ra một câu trả lời tầm thường và không tưởng cho vấn đề về bệnh tật và cái chết, cũng không đưa ra một câu trả lời theo thuyết định mệnh, vốn biện minh cho mọi thứ bằng cách gán nó cho một sự phán xét thần linh khó hiểu, hay tệ hơn, cho một số phận khắc nghiệt mà đứng trước nó không còn gì ngoài cúi đầu mà không hiểu ».
Trái lại, con người được mời gọi cảm nghiệm nỗi đau khổ « như là nơi gặp gỡ với sự gần gũi và lòng trắc ẩn của Thiên Chúa », Đấng « với lòng thương xót vô biên, đảm nhận những thụ tạo bị thương tích của mình để chữa lành, nâng đỡ và cứu độ chúng ».
Một « bài trắc nghiệm » về khả năng yêu thương của chúng ta
Trong Chúa Kitô, « đau khổ biến thành tình yêu và sự kết thúc của mọi sự trên thế giới này trở thành niềm hy vọng phục sinh và cứu rỗi ». Nói cách khác, đối với Kitô hữu, thử thách của bệnh tật « là một hồng ân lớn lao của sự hiệp thông, qua đó Thiên Chúa làm cho họ tham dự vào sự tròn đầy của lòng nhân từ của Ngài chính quan việc cảm nghiệm sự yếu đuối của mình ».
« Quả thế, kinh nghiệm về đau khổ nói với chúng ta về khả năng yêu thương của mình và để cho mình được yêu thương, khả năng mang lại ý nghĩa cho các sự kiện trong cuộc sống dưới ánh sáng của đức ái, của sự sẵn sàng đón nhận giới hạn của chúng ta như một cơ hội tăng trưởng và cứu độ », Đức Phanxicô viết và đồng thời lấy thánh Gioan-Phaolô II, bệnh nặng vào cuối đời, làm gương.
Đức Thánh Cha nhấn mạnh : bệnh tật « dạy cho biết sống tình liên đới nhân loại và Kitô giáo, theo phong cách gần gũi, trắc ẩn và dịu dàng của Thiên Chúa ».
Cuối cùng, Đức Thánh Cha khích lệ các thành viên của Ủy ban Giáo hoàng về Thánh Kinh trong công việc của họ về Lời Chúa, « một trong những lãnh vực quan trọng nhất của việc hội nhập văn hóa của đức tin, vốn là một phần cơ bản trong sứ mạng của Giáo hội ». « Tuy nhiên, đừng quên rằng công việc của các bạn sẽ phát triển khi các bạn biết đích thân đón nhận mầu nhiệm Nhập Thể trong đời sống đức tin của mình ».
Tý Linh
(theo Vatican News)
Tags: bệnh tật, Phanxicô-I, đau khổ
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- CHA TÂN GIÁM TỈNH XUÂN BÍCH TỈNH PHÁP DÂNG LỄ TẠ ƠN TẠI GIÁO XỨ SAINT-SULPICE
- ĐỨC THÁNH CHA VẪN NGUY KỊCH NHƯNG KHÔNG CÓ CƠN SUY HÔ HẤP MỚI
- ĐỨC PHANXICÔ CẢM ƠN VỀ SỰ CHĂM SÓC VÀ LỜI CẦU NGUYỆN
- ĐÊM YÊN BÌNH CỦA ĐỨC PHANXICÔ
- CHA TRYPHON BONGA, TÂN BỀ TRÊN GIÁM TỈNH CỦA CÁC LINH MỤC XUÂN BÍCH TỈNH PHÁP
- ĐỨC PHANXICÔ BỊ CƠN ĐAU HÔ HẤP VÀO BUỔI SÁNG
- ĐHY PAROLIN LẤY LÀM TIẾC TRƯỚC “SỰ SUY ĐOÁN VÔ ÍCH” VỀ VIỆC TỪ CHỨC CỦA ĐỨC GIÁO HOÀNG
- GIÁO THUYẾT CỦA GIÁO HỘI CÔNG GIÁO CÓ PHẢI LÀ BẤT BIẾN KHÔNG?
- ĐỨC PHANXICÔ ĐÁP ỨNG ĐIỀU TRỊ, NHƯNG VẪN CÒN NGUY HIỂM
- SỨC KHỎE CỦA ĐỨC PHANXICÔ ĐỠ HƠN
- BỆNH VIÊM PHỔI HAI BÊN, CĂN BỆNH MÀ ĐỨC PHANXICÔ MẮC PHẢI LÀ GÌ?
- ĐỨC PHANXICÔ VẪN VUI VẺ BẤT CHẤP BỊ VIÊM PHỔI CẢ HAI BÊN
- “ORDO AMORIS” LÀ GÌ?
- J.D. VANCE TRÁI NGƯỢC VỚI ĐỨC PHANXICÔ: “LIỆU TRẬT TỰ CỦA TÌNH YÊU CÓ BIỆN MINH CHO VIỆC TRỤC XUẤT NGƯỜI NƯỚC NGOÀI KHÔNG?”
- NĂM THÁNH CỦA CÁC NGHỆ SĨ VÀ THẾ GIỚI VĂN HOÁ: BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ
- ANNE LÉCU: “CÀNG QUAN TÂM ĐẾN THÁNH KINH, CHÚNG TA CÀNG QUAN TÂM ĐẾN CON NGƯỜI”
- KHỔ HÌNH KHỦNG KHIẾP CỦA THÁNH NỮ APOLLINA
- ĐHY PAROLIN PHẢN ĐỐI VIỆC TRỤC XUẤT NGƯỜI PALESTINE KHỎI GAZA
- THÁNH KINH THỰC SỰ NÓI GÌ VỀ TIẾNG CƯỜI?
- THÁNH KINH: LOẠT VIDEO CHỐNG LẠI NHỮNG LỐI GIẢI THÍCH SAI LẠC