ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI NGƯỜI CÔNG GIÁO SYRO-MALABAR: “Ở ĐÂU CÓ BẤT TUÂN, Ở ĐÓ CÓ LY GIÁO”

Written by xbvn on Tháng Năm 13th, 2024. Posted in Thế Giới, Tý Linh

Thứ Hai, ngày 13/5/2024, Đức Phanxicô đã tiếp kiến phái đoàn tín hữu Syro-Malabar, cùng với Đức Tổng Giám mục trưởng là Đức cha Raphael Thattil. Trong bối cảnh căng thẳng về vấn đề phụng vụ, ngài khuyến khích họ không nhượng bộ trước tiếng nói của ma quỷ và tập trung vào sự hiệp thông và hiệp nhất, vì lợi ích chung của Giáo hội.

Đây là chuyến đi đầu tiên tới Rôma của Đức cha Raphael Thattil kể từ khi được bầu làm Tổng Giám mục trưởng của Ernakulam-Angamaly. Giáo hội Syro-Malabar có khoảng ba triệu tín hữu chủ yếu ở Ấn Độ và có một quyền tự trị nào đó trong Giáo hội Công giáo.

“Ở đâu có vâng phục, ở đó có Giáo hội”

Trong bài phát biểu của mình, Đức Thánh Cha đề cập đến cuộc xung đột dường như đang được dẹp tan trong Giáo hội Syro-Malabar, kể từ cuộc bầu cử của Đức cha Raphael Thattil. Không đi sâu vào bản chất của vấn đề xung quanh việc cải cách phụng vụ ảnh hưởng đến hướng cử hành Thánh lễ, mà ngài mô tả là một “chi tiết”, Đức Phanxicô nhắc lại tầm quan trọng của sự hiệp nhất và hiệp thông trong Giáo hội Công giáo. Trong khi một số người phản đối đã từng phá rối việc cử hành thánh lễ, Đức Thánh Cha cho rằng “sự thiếu tôn trọng nghiêm trọng đối với Bí tích Thánh Thể […] là không phù hợp với đức tin Kitô giáo. Tiêu chuẩn hướng dẫn, tiêu chuẩn thực sự thiêng liêng vốn bắt nguồn từ Chúa Thánh Thần, là sự hiệp thông: điều này đòi hỏi chúng ta phải tự xét mình về sự cống hiến của chúng ta cho sự hiệp nhất và sự quan tâm trung thành, khiêm tốn, tôn trọng và vâng phục của chúng ta đối với những hồng ân chúng ta đã nhận được”.

Trước 150 người hành hương tập trung tại Hội trường Mật nghị ở Vatican, bao gồm các đại diện của cộng đồng Syro-Malabar ở Rôma, Đức Giáo hoàng đã phê bình các linh mục và giáo dân tham gia vào cuộc đấu tranh chống lại quyết định của Thượng hội đồng Giám mục Syro-Malabar về vấn đề phụng vụ này. Ngài khiển trách họ đã rơi vào cái bẫy tự quy chiếu “vốn dẫn đến việc cảm thấy không có lý do nào khác ngoài lý do của chính mình”. Đối với ngài, ma quỷ ẩn náu trong sự chia rẽ: “Kẻ chia rẽ khéo len lỏi, cản trở ước muốn sâu xa nhất mà Chúa đã bày tỏ trước khi hy sinh vì chúng ta: xin cho chúng ta, những môn đệ của Người, được nên “một” (Ga 17, 2)”.

Giữ gìn sự hiệp nhất

Đức Thánh Cha đã cám ơn các tín hữu hiện diện tại Rôma và khuyến khích họ duy trì sự hiệp nhất vì “bên ngoài Phêrô, bên ngoài Đức Tổng Giám mục trưởng, không có Giáo hội nào cả”. Vào tháng 12 năm 2023, trong một sứ điệp video, Đức Phanxicô đã kêu gọi những người phản đối tuân theo lẽ phải. Ngài tuyên bố rằng “việc giữ gìn sự hiệp nhất không phải là một lời khuyến khích đạo đức, mà là một nghĩa vụ, đặc biệt khi đó là các linh mục, những người đã hứa tuân phục và các tín hữu đang mong đợi gương bác ái và dịu dàng”.

“Anh chị em vâng phục, và ở đâu có vâng phục, ở đó có Giáo hội; ở đâu có sự bất tuân, ở đó có sự ly giáo. Và anh chị em vâng phục, và đây là một trong những vinh quang của anh chị em: sự vâng phục, ngay cả trong đau khổ. Anh chị em hãy tiếp tục.”

Một Giáo hội hưng thịnh

Đức Thánh Cha đã dựa vào sự kiên cường trong lịch sử của Giáo hội Syro-Malabar. Thật vậy, được thành lập vào thế kỷ thứ nhất của kỷ nguyên chúng ta bởi thánh Tôma Tông đồ, Giáo hội này buộc phải gia nhập Giáo hội Công giáo vào đầu thế kỷ XVII, trong bối cảnh thuộc địa của Bồ Đào Nha. “Anh chị em đã phải đối mặt với nhiều thách thức trong suốt lịch sử lâu dài và đầy biến động của mình, điều mà, trong quá khứ, cũng đã chứng kiến ​​các anh em trong đức tin thực hiện những hành động ác ý chống lại anh chị em, thiếu nhạy cảm với những đặc thù của Giáo hội hưng thịnh của anh chị em”. Đức Thánh Cha lưu ý và đồng thời chào mừng lòng trung thành của họ đối với Người kế vị Thánh Phêrô.

Đức Thánh Cha cũng nhắc lại sự phong phú của các truyền thống tôn giáo đa dạng trong Giáo hội Công giáo và kêu gọi các tín hữu vun trồng di sản phụng vụ, thần học, tâm linh và văn hóa của mình.

Các truyền thống Đông phương là kho tàng không thể thiếu đối với Giáo hội. Đặc biệt trong một thời đại như thời đại của chúng ta, vốn cắt đứt cội rễ và đo lường mọi thứ, tiếc thay, cả thái độ tôn giáo nữa, theo mặt hữu ích và tức thời, Kitô giáo Đông phương cho phép chúng ta tiếp thu những nguồn linh đạo cổ xưa và luôn mới mẻ. Những nguồn suối trong lành này mang lại sức sống cho Giáo hội.”

“Thưa anh chị em, chúng ta đừng dập tắt niềm hy vọng”

Đức Phanxicô cũng muốn gửi một thông điệp hy vọng đến các tín hữu đang hiện diện trước mặt ngài, bằng cách hướng cái nhìn của họ về những vùng ngoại vi và những người nghèo nhất.

Chúng ta hãy nghĩ đến những người đau khổ và đang chờ đợi những dấu hiệu hy vọng và an ủi. Tôi biết rằng cuộc sống của nhiều Kitô hữu ở nhiều nơi rất khó khăn, nhưng sự khác biệt của Kitô giáo hệ tại việc đáp trả sự dữ bằng sự thiện, làm việc không mệt mỏi với tất cả các tín hữu vì lợi ích của mọi dân tộc”.

Quyền tài phán đối với người di cư

Giáo hội Syro-Malabar chủ yếu hiện diện ở Ấn Độ, đặc biệt là ở bang Kerala, nơi mà Đức Thánh Cha mô tả là “kho ơn gọi”. Nhưng Giáo hội này đã được du nhập trên khắp thế giới, đặc biệt nhờ vào các tín hữu đã di cư. Đức Phanxicô cũng đã giao phó cho quyền tài phán của Đức cha Thattil tất cả các tín hữu Syro-Malabar ngày nay ở Trung Đông.

Tý Linh

(theo Jean-Benoît Harel – Vatican News)

Trackback from your site.

Bài viết cùng chủ đề

Dữ liệu Website cũ

Xem nhiều gần đây nhất

Đang online

Lịch đăng bài

Tháng Bảy 2024
H B T N S B C
« Th6    
1 2 3 4 5 6 7
8 9 10 11 12 13 14
15 16 17 18 19 20 21
22 23 24 25 26 27 28
29 30 31