ĐỨC PHANXICÔ : « SỰ PHONG NHIÊU CỦA ĐỜI SỐNG CHÚNG TA TÙY THUỘC VÀO ĐỜI SỐNG CẦU NGUYỆN »
« Sự phong nhiêu của đời sống chúng ta tùy thuộc vào đời sống cầu nguyện », Đức Thánh Cha Phanxicô đã giải thích như thế khi diễn giải đoạn Tin Mừng Chúa Nhật 2/5/2021, trước khi đọc kinh Nữ Vương Thiên Đàng, ở quảng trường thánh Phêrô.
« Trước việc tuân giữ các giới răn, trước các mối phúc, trước các công việc của lòng thương xót, thì cần phải kết hiệp với Ngài, ở lại trong Ngài. Chúng ta không thể trở thành những Kitô hữu tốt nếu chúng ta không ở lại trong Chúa Giêsu, và trái lại, chúng ta có thể làm được mọi sự, cùng với Ngài (…). Cùng với Ngài, chúng ta có thể làm được mọi sự ».
Dưới đây là bài diễn giải đoan Tin Mừng Chúa Nhật V Phục sinh, năm B :
Anh chị em thân mến, xin chào anh chị em !
Trong Tin Mừng của Chúa Nhật V Phục Sinh (Ga 15, 1-8), Chúa Giêsu tự giới thiệu mình như là cây nho thật và ngài nói về chúng ta như những cành nho mà không thể sống nếu không kết hiệp với Ngài. Ngài nói thế này : « Thầy là cây nho, anh em là cành » (c. 5). Không có cây nho mà không có cành và ngược lại. Cành không tự mình sống, nhưng chúng hoàn toàn tùy thuộc vào cây nho, vốn là nguồn mạch cuộc sống của chúng.
Chúa Giêsu nhấn mạnh đến động từ « ở lại ». Ngài lặp đi lặp lại nó bảy lần trong đoàn Tin Mừng hôm nay. Trước khi rời bỏ thế gian này và về cùng Chúa Cha, Chúa Giêsu muốn trấn an các môn đệ của Ngài rằng họ có thể tiếp tục kết hiệp với Ngài. Ngài nói : « Hãy ở lại trong Thầy và Thầy ở lại trong anh em » (c. 4). Việc ở lại này không phải là một sự ở lại thụ động, một « sự ngủ yên » trong Chúa, để mình bị cuộc đời ru ngủ. Không phải thế. Việc ở lại trong Ngài, ở lại trong Chúa Giêsu mà Ngài đề nghị cho chúng ta là một sự ở lại chủ động, và còn là hỗ tương nữa. Tại sao ? Vì cành nho mà không có cây nho thì không thể làm được gì, chúng cần nhựa sống để tăng trưởng và sinh hoa kết trái ; nhưng cây nho cũng cần đến cành, vì hoa trái không thể mọc trên thân cây. Đó là một nhu cầu hỗ tương, đó là sự ở lại hỗ tương để sinh hoa kết trái. Chúng ta ở lại trong Chúa Giêsu và Chúa Giêsu ở lại trong chúng ta.
Trước tiên, chúng ta cần Ngài. Chúa muốn nói với chúng ta rằng trước việc tuân giữ các giới răn, trước các mối phúc, trước các công việc của lòng thương xót, thì cần phải kết hiệp với Ngài, ở lại trong Ngài. Chúng ta không thể trở thành những Kitô hữu tốt nếu chúng ta không ở lại trong Chúa Giêsu, và trái lại, chúng ta có thể làm được mọi sự, cùng với Ngài (x. Phil 4, 13). Cùng với Ngài, chúng ta có thể làm được mọi sự.
Nhưng, như cây nho với cành, Chúa Giêsu cũng cần chúng ta. Có lẽ xem ra táo bạo đối với chúng ta khi nói như thế, vậy chúng ta tự hỏi : Chúa Giêsu cần chúng ta theo nghĩa nào ? Ngài cần chứng tá của chúng ta. Hoa trái mà chúng ta phải trao ban với tư cách là cành nho, đó là chứng ta của đời sống Kitô hữu của chúng ta. Một khi Chúa Giêsu đã về cùng Chúa Cha, thì đó là bổn phẩn của người môn đệ – đó là bổn phận của chúng ta – tiếp tục loan báo Tin Mừng, bằng lời nói và bằng việc làm. Và các môn đệ – chúng ta, những môn đệ của Chúa Giêsu – thực thi điều đó bằng cách làm chứng cho tình yêu thương của Ngài : hoa trái phải trổ sinh, đó là tình yêu. Gắn bó với Chúa Kitô, chúng ta lãnh nhận những ân huệ của Chúa Thánh Thần, và bằng cách này chúng ta có thể làm ích cho người khác, làm ích cho xã hội, cho Giáo hội. Xem quả thì biết cây. Một đời sống thực sự Kitô hữu làm chứng cho Chúa Kitô.
Và làm thế nào chúng ta có thể thành công thực thi điều đó ? Chúa Giêsu nói với chúng ta : « Nếu anh em ở lại trong Thầy và lời Thầy ở lại trong anh em, thì anh em hãy xin những gì anh em muốn và anh em sẽ được như ý » (c. 7). Điều đó cũng táo bạo : sự đảm bảo rằng những gì chúng ta xin sẽ được ban cho chúng ta. Sự phong nhiêu của đời sống chúng ta tùy thuộc vào đời sống cầu nguyện. Chúng ta có thể xin suy nghĩ như Ngài, hành động như Ngài, nhìn thế giới và sự vật bằng đôi mắt của Chúa Giêsu. Và như thế yêu mến anh chị em của chúng ta, bắt đầu bằng người nghèo đói và đau khổ nhất, như Ngài đã làm, và yêu thương họ bằng trái tim của Ngài và mang lại cho thế giới những hoa trái tốt lành, những hoa trái bác ái, những hoa trái bình an.
Chúng ta hãy phó thác cho sự cầu bàu của Đức Trinh Nữ Maria. Mẹ đã luôn luôn hoàn toàn kết hiệp với Chúa Giêsu và Mẹ đã sinh nhiều hoa trái. Xin Mẹ giúp đỡ chúng ta ở lại trong Chúa Kitô, trong tình yêu của Ngài, trong lời Ngài, để làm chứng cho Chúa Phục Sinh trong thế giới.
Tý Linh
(theo ZENIT)
Regina Caeli : « La fécondité de notre vie dépend de la prière » (traduction complète)
Tags: Angelus, Phanxicô-I
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC PHANXICÔ TRONG THÁNH LỄ DỊP NĂM THÁNH CỦA CÁC PHÓ TẾ: PHỤC VỤ VÔ VỊ LỢI LÀ NỀN TẢNG CỦA THỪA TÁC VỤ PHÓ TẾ
- ĐỨC PHANXICÔ CÓ MỘT ĐÊM NGỦ NGON
- ĐỨC THÁNH CHA VẪN NGUY KỊCH NHƯNG KHÔNG CÓ CƠN SUY HÔ HẤP MỚI
- ĐỨC PHANXICÔ CẢM ƠN VỀ SỰ CHĂM SÓC VÀ LỜI CẦU NGUYỆN
- ĐÊM YÊN BÌNH CỦA ĐỨC PHANXICÔ
- ĐỨC PHANXICÔ BỊ CƠN ĐAU HÔ HẤP VÀO BUỔI SÁNG
- ĐHY PAROLIN LẤY LÀM TIẾC TRƯỚC “SỰ SUY ĐOÁN VÔ ÍCH” VỀ VIỆC TỪ CHỨC CỦA ĐỨC GIÁO HOÀNG
- GIÁO THUYẾT CỦA GIÁO HỘI CÔNG GIÁO CÓ PHẢI LÀ BẤT BIẾN KHÔNG?
- ĐỨC PHANXICÔ ĐÁP ỨNG ĐIỀU TRỊ, NHƯNG VẪN CÒN NGUY HIỂM
- SỨC KHỎE CỦA ĐỨC PHANXICÔ ĐỠ HƠN
- BỆNH VIÊM PHỔI HAI BÊN, CĂN BỆNH MÀ ĐỨC PHANXICÔ MẮC PHẢI LÀ GÌ?
- ĐỨC PHANXICÔ VẪN VUI VẺ BẤT CHẤP BỊ VIÊM PHỔI CẢ HAI BÊN
- “ORDO AMORIS” LÀ GÌ?
- J.D. VANCE TRÁI NGƯỢC VỚI ĐỨC PHANXICÔ: “LIỆU TRẬT TỰ CỦA TÌNH YÊU CÓ BIỆN MINH CHO VIỆC TRỤC XUẤT NGƯỜI NƯỚC NGOÀI KHÔNG?”
- NĂM THÁNH CỦA CÁC NGHỆ SĨ VÀ THẾ GIỚI VĂN HOÁ: BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ
- ANNE LÉCU: “CÀNG QUAN TÂM ĐẾN THÁNH KINH, CHÚNG TA CÀNG QUAN TÂM ĐẾN CON NGƯỜI”
- KHỔ HÌNH KHỦNG KHIẾP CỦA THÁNH NỮ APOLLINA
- ĐHY PAROLIN PHẢN ĐỐI VIỆC TRỤC XUẤT NGƯỜI PALESTINE KHỎI GAZA
- THÁNH KINH THỰC SỰ NÓI GÌ VỀ TIẾNG CƯỜI?
- THÁNH KINH: LOẠT VIDEO CHỐNG LẠI NHỮNG LỐI GIẢI THÍCH SAI LẠC