ĐỨC PHANXICÔ TẠI ĐÔNG TIMOR : “ƯỚC MONG ĐỨC TIN CỦA ANH CHỊ EM TRỞ THÀNH VĂN HÓA CỦA ANH CHỊ EM!”

Written by xbvn on Tháng Chín 9th, 2024. Posted in Học thuyết xã hội, Luân lý, Nhân bản, Tâm linh, Thế Giới, Tý Linh

Tại dinh tổng thống, Đức Phanxicô đã có bài phát biểu đầu tiên tại Đông Timor, điểm dừng chân thứ ba trong chuyến tông du lần thứ 45 của ngài tới Châu Á và Châu Đại Dương. Trong bài phát biểu, ngày 9/9/2024, với chính quyền và xã hội dân sự, sau bài phát biểu chào mừng của Tổng thống José Ramos-Horta, Đức Phanxicô ca ngợi công việc hòa giải được thực hiện bởi người dân Đông Timor và khuyến khích dựa vào Giáo hội và học thuyết xã hội của Giáo hội để giải quyết những thách thức trong đất nước rất non trẻ này.

Học thuyết xã hội của Giáo hội Công giáo không phải là một ý thức hệ, nó dựa trên tình huynh đệ”. Trong bài phát biểu trước các nhà chức trách, xã hội dân sự và ngoại giao đoàn, Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh sự cần thiết của Đông Timor phải dựa vào những giáo huấn của Giáo hội, “một trụ cột không thể thiếu cho sự phát triển toàn diện”: « Để giải quyết những vấn đề này, […] điều cần thiết là phải chuẩn bị đầy đủ, thông qua đào tạo thích hợp… Để làm nền tảng cho quá trình đào tạo này, Giáo hội đề nghị học thuyết xã hội của mình. Học thuyết tạo thành một trụ cột thiết yếu, trên đó có thể xây dựng kiến ​​thức cụ thể và thật luôn thích hợp khi dựa vào đó để xác minh xem những thủ đắc mới này có thực sự mang lại lợi ích cho sự phát triển toàn diện hay không, hay ngược lại, chúng có tạo thành một trở ngại, tạo ra sự mất cân bằng không thể chấp nhận được và một tỷ lệ lớn những người bị bỏ lại phía sau, bị gạt ra ngoài lề xã hội hay không. Học thuyết xã hội của Giáo hội không phải là một ý thức hệ, nó dựa trên tình huynh đệ. Đó là một học thuyết vốn phải thúc đẩy, vốn thúc đẩy sự phát triển của các dân tộc, đặc biệt là những dân tộc nghèo nhất

Nhấn mạnh vị trí giao lộ của Đông Timor giữa Châu Á và Châu Đại Dương, Đức Phanxicô lần đầu tiên nhắc lại lịch sử đầy biến động của đất nước này, mà từ năm 1975 đến năm 2002 đã phải đấu tranh để giành được nền độc lập thực sự. Sau “những năm thương khó”, 25 năm bị lực lượng Indonesia chiếm đóng khiến ít nhất 60.000 binh sĩ và dân thường thiệt mạng, đất nước này đã có thể phục hồi bằng cách giữ gìn hy vọng và “một bình minh của hòa bình và tự do cuối cùng đã xuất hiện”, nhờ chính sách mở rộng bàn tay, nhưng “một bàn tay dang rộng cũng biết tự vệ”.

Bén rễ sâu vào đức tin Công giáo

Tin Mừng được các nhà truyền giáo châu Âu, đặc biệt là người Bồ Đào Nha vào thế kỷ XVI, truyền đến, là một trong những nguồn hy vọng này cho người dân Đông Timor. Đức Phanxicô giải thích: “Việc đất nước bén rễ sâu vào đức tin Công giáo đã cho phép biến nỗi đau thành niềm vui” và đạt được “sự hòa giải trọn vẹn”. Đức Thánh Cha bày tỏ hy vọng rằng các bên xung đột khác trên thế giới sẽ được truyền cảm hứng từ thái độ này để “thay thế hận thù bằng sự hòa giải và sự đối lập bằng sự hợp tác”.

Nhấn mạnh đến hai khía cạnh của Kitô giáo, vốn dựa trên “sự hội nhập văn hóa của đức tin và loan báo Tin Mừng cho nền văn hóa”, Đức Phanxicô một lần nữa nhấn mạnh tầm quan trọng của việc hội nhập Tin Mừng với các nền văn hóa địa phương để họ “tìm ra một tổng hợp mới, cao hơn và sâu sắc hơn”.

Phát biểu trực tiếp hơn với các cơ quan chính trị, Đức Thánh Cha vui mừng vì các nguyên tắc của Tuyên ngôn về Tình huynh đệ Nhân loại được ký kết chung với Đại giáo sĩ của Al-Azhar vào ngày 4 tháng 2 năm 2019 tại Abu Dhabi đã được đưa vào các chương trình trường học trong nước. Ngài cũng kêu gọi củng cố tốt hơn các tổ chức, và có sự đại diện tốt hơn của các công dân trong các tổ chức này.

Tầm quan trọng của giáo dục

Tiếp đến, Đức Thánh Cha Phanxicô tập trung vào tương lai của đất nước, hy vọng rằng “đức tin, vốn đã soi sáng và nâng đỡ anh chị em trong quá khứ, tiếp tục truyền cảm hứng cho hiện tại và tương lai của anh chị em”. Ngài nhắc lại tầm quan trọng của giáo dục ở một quốc gia có 65% dân số Đông Timor dưới 30 tuổi.

Ngài khẳng định: “Giáo dục là lĩnh vực đầu tiên cần phải đầu tư, trong gia đình cũng như ở trường học, để để xuất một nền giáo dục đặt trẻ em và giới trẻ ở trung tâm và thăng tiến phẩm giá của họ”, và để đáp lại những thách thức khác nhau mà đất nước đang đối mặt.

Đầu tiên là những thách thức kinh tế, với sự di cư của nhiều người Đông Timor, nhiều người trong số họ di cư để đảm bảo thu nhập thiết yếu cho nhu cầu của gia đình họ và với cuộc chiến chống đói nghèo, đặc biệt là ở các vùng nông thôn. Tiếp đến, những thách thức xã hội: Đức Thánh Cha lên tiếng chống lại các tai họa xã hội, chẳng hạn như lạm dụng rượu trong giới trẻ và việc họ thành lập các băng đảng hung hãn và bạo lực hoặc chống lại việc lạm dụng đối với trẻ em. Ngài nhấn mạnh: “Tất cả chúng ta đều được kêu gọi hành động để đảm bảo sự phát triển khách quan cho giới trẻ của chúng ta”.

Học thuyết xã hội của Giáo hội là kim chỉ nam

Kết thúc bài phát biểu của mình, Đức Phanxicô mời gọi người dân Đông Timor hãy bảo vệ những gì đất nước này yêu quý nhất, đó là dân tộc của mình. Ngài kêu gọi chính quyền Đông Timor: “Hãy chăm sóc người dân của quý vị, yêu thương họ, làm cho họ phát triển”. Đức Thánh Cha nói thêm : “Vài giờ tôi trải qua ở đây cho phép tôi thấy cách một dân tộc thể hiện mình và dân tộc của quý vị thể hiện mình với phẩm giá và niềm vui. Họ là những người vui vẻ”.

Để kết luận, Đức Thánh Cha mời gọi người dân đất nước, trong đó hơn 97% là người Công giáo, hãy tin tưởng và giữ “cái nhìn đầy hy vọng hướng tới tương lai”.

Tý Linh

(theo Jean-Benoit Harel – Vatican News)

Tags: , ,

Trackback from your site.

Bài viết cùng chủ đề

Dữ liệu Website cũ

Xem nhiều gần đây nhất

Đang online

Lịch đăng bài

Tháng Một 2025
H B T N S B C
« Th12    
  1 2 3 4 5
6 7 8 9 10 11 12
13 14 15 16 17 18 19
20 21 22 23 24 25 26
27 28 29 30 31