ĐỨC PHANXICÔ: THẦN HỌC PHẢI CÓ KHẢ NĂNG GIẢI THÍCH TIN MỪNG TRONG THẾ GIỚI NGÀY NAY
Với Tự sắc “Ad theologiam promovendam”, Đức Phanxicô đã cập nhật các quy chế của Học viện Thần học Giáo hoàng bằng cách kêu gọi nó hướng đến một “cuộc cách mạng văn hóa can đảm” mang tính ngôn sứ và đối thoại cũng như có tính mục vụ, dưới ánh sáng Mặc Khải.
Một Giáo hội hiệp hành, truyền giáo và “đi ra” chỉ có thể tương ứng với một nền thần học “đi ra”, có thể “giải thích hiện tại một cách ngôn sứ” bằng cách thấy trước “những hành trình mới cho tương lai, dưới ánh sáng của Mặc Khải”. Chính trong viễn cảnh này mà Đức Thánh Cha Phanxicô, qua Tông thư dưới hình thức Tự sắc “Ad theologiam promovendam” (Để thăng tiến thần học), ngày 1 tháng 11 năm 2023, đã quyết định cập nhật các quy chế của Học viện Thần học Giáo hoàng. Được tạo ra về mặt giáo luật bởi Đức Clement XI vào ngày 23/4/1718, với Tông sắc “Inscrutabili”, nhằm “đưa thần học phục vụ Giáo hội và thế giới“, Học viện đã phát triển qua nhiều năm để trở thành một “nhóm các nhà nghiên cứu được kêu gọi nghiên cứu và đào sâu các chủ đề thần học có tầm quan trọng đặc biệt“.
Đối với Đức Thánh Cha, đã đến lúc phải sửa đổi các quy tắc chi phối các hoạt động của nó “để làm cho chúng thích nghi hơn với sứ mạng mà thời đại chúng ta đặt ra đối với thần học”. Mở lòng ra với thế giới và con người, “với những vấn đề, những vết thương, những thách đố, những tiềm năng của nó”, suy tư thần học phải dành chỗ cho “một cuộc đại tu về nhận thức luận và phương pháp luận” và do đó được kêu gọi thực hiện “một cuộc cách mạng văn hóa can đảm”. Đức Thánh Cha viết: “Một nền thần học căn bản theo bối cảnh có khả năng đọc và giải thích Tin Mừng theo các điều kiện đời sống hàng ngày của người nam và người nữ, trong các môi trường địa lý, xã hội và văn hóa khác nhau” là cần thiết.
Đối thoại với các truyền thống và môn học khác nhau
Tự sắc nêu rõ: thần học phải “được phát triển trong một nền văn hóa đối thoại và gặp gỡ giữa các truyền thống và tri thức khác nhau, giữa các niềm tin Kitô và các tôn giáo khác nhau”. Nó phải tự đối chất “một cách công khai với tất cả mọi người, những người có niềm tin cũng như những người không có niềm tin”. Đức Phanxicô nói rõ : “Đó là cách tiếp cận xuyên ngành”, vốn điều phải được suy nghĩ – theo Tông hiến Veritatis gaudium – “như việc sử dụng và lên men của mọi tri thức trong không gian Ánh Sáng và Sự Sống, được mang lại bởi Sự Khôn Ngoan bắt nguồn từ sự Mặc Khải của Thiên Chúa”. Đây là lý do tại sao thần học phải “sử dụng các phạm trù mới được phát triển bởi các hình thức tri thức khác, để thâm nhập và truyền đạt các chân lý đức tin cũng như truyền tải giáo huấn của Chúa Giêsu bằng các ngôn ngữ ngày nay, với tính độc đáo và ý thức phê bình”.
Dấu ấn mục vụ
Tiếp đến là sự đóng góp mà thần học có thể mang lại “cho cuộc tranh luận hiện nay về “suy nghĩ lại tư tưởng”, bằng cách chứng tỏ mình là một tri thức phê bình thực sự trong chừng mực nó là một tri thức khôn ngoan”, một tri thức không được “trừu tượng và mang tính ý thức hệ, nhưng mang tính thiêng liêng, được xây dựng bằng cách quỳ gối, được thấm nhuần sự tôn thờ và cầu nguyện; một tri thức siêu việt và, đồng thời, chú ý đến tiếng nói của dân chúng”. Đó là một “nền thần học nhân dân” mà Đức Thánh Cha kêu gọi, “được nói với lòng thương xót đối với những vết thương há miệng của nhân loại và của công trình tạo dựng cũng như trong các nếp nhăn của lịch sử nhân loại, nơi nó tiên tri về niềm hy vọng đối với một thành tựu cuối cùng”. Trong thực tế, đối với Đức Thánh Cha, thần học, trong tổng thể của nó, phải có “dấu ấn mục vụ”, và do đó, suy tư thần học phải bắt đầu “từ những bối cảnh khác nhau và những hoàn cảnh cụ thể trong đó các dân tộc được đưa vào”, bằng cách đặt mình “để phục vụ việc loan báo Tin Mừng”.
Đức cha Staglianò: một sứ mạng mới cho toàn thể dân Thiên Chúa
Đức cha Antonio Staglianò, chủ tịch Học viện Thần học Giáo hoàng, khẳng định: đây là một sứ mạng mới, “sứ mạng thúc đẩy, trong mọi lĩnh vực tri thức, sự đối chất và đối thoại để đạt tới và bao hàm toàn thể dân Thiên Chúa vào nghiên cứu thần học, để cuộc sống của dân Chúa trở thành một cuộc sống thần học”.
Tý Linh
(theo Tiziana Campisi, Vatican News)
Tags: Phanxicô-I, synode, Thần học
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- ĐỐI VỚI CÁC GIÁM MỤC MỸ, CÁC SẮC LỆNH CỦA TRUMP “GÂY LO NGẠI SÂU XA”
- SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC THÁNH CHA GỬI CHO DIỄN ĐÀN KINH TẾ THẾ GIỚI 2025
- Ý NGHĨA CỦA ĐỘNG TỪ “ĐI RA” TRONG TIN MỪNG
- BÀI GIÁO LÝ VỀ NĂM THÁNH 2025. CHÚA GIÊSU KITÔ, NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA. I. THỜI THƠ ẤU CỦA CHÚA GIÊSU. BÀI 2. TRUYỀN TIN CHO ĐỨC MẸ. ĐỨC MARIA LẮNG NGHE VÀ SẴN LÒNG
- HOA KỲ: TẠI SAO ĐỨC CHA ROBERT BARRON, NGÔI SAO LOAN BÁO TIN MỪNG TRÊN INTERNET, LẠI MUỐN THÀNH LẬP MỘT DÒNG TU?
- NHỮNG NHÂN VẬT TÔN GIÁO NÀO CẦU NGUYỆN CHO DONALD TRUMP TRONG LỄ NHẬM CHỨC CỦA ÔNG?
- ĐỨC THÁNH CHA VIẾT THƯ CHO TỔNG THỐNG DONALD TRUMP
- MỘT NỮ TU SẼ ĐƯỢC BỔ NHIỆM LÀM CHỦ TỊCH PHỦ THỐNG ĐỐC THÀNH VATICAN
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT II THƯỜNG NIÊN NĂM C: CHÚA ĐÁP LẠI SỰ THIẾU THỐN CỦA CHÚNG TA BẰNG TÌNH YÊU DƯ TRÀN CỦA NGƯỜI
- CÁI CHẾT CỦA CHA PONCHAUD, CHỨNG NHÂN VĨ ĐẠI CỦA LỊCH SỬ CAMPUCHIA
- BỘ GIÁO LÝ ĐỨC TIN: HUẤN THỊ VỀ MỘT VÀI KHÍA CẠNH CỦA “THẦN HỌC GIẢI PHÓNG”
- Ở BA LAN, MỘT KIẾN NGHỊ NHẰM XÓA BỎ VIỆC GIẢI TỘI CHO TRẺ VỊ THÀNH NIÊN
- VỤ CHA PIERRE: HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC XIN TÒA ÁN MỞ CUỘC ĐIỀU TRA
- ĐỨC THÁNH CHA MỜI GỌI CÁC LINH MỤC ARGENTINA HÃY TIÊU HAO VÌ TIN MỪNG
- CUBA THẢ TÙ NHÂN, HOAN NGHÊNH SỰ TRUNG GIAN HÒA GIẢI CỦA TÒA THÁNH
- BÀI GIÁO LÝ VỀ TRẺ EM. NHỮNG NGƯỜI ĐƯỢC CHÚA CHA YÊU QUÝ NHẤT. BÀI 2
- HĐGM Ý GIẢI THÍCH CÁC CHUẨN MỰC CỦA RÔMA LIÊN QUAN ĐẾN ĐÀO TẠO LINH MỤC
- TIẾP KIẾN CHUNG NĂM THÁNH (11/1/2025): HY VỌNG LÀ BẮT ĐẦU LẠI – GIOAN TẨY GIẢ
- KINH TRUYỀN TIN LỄ CHÚA GIÊSU CHỊU PHÉP RỬA NĂM C: TÔI ĐƯỢC RỬA TỘI NGÀY NÀO?
- JOE BIDEN TRAO HUÂN CHƯƠNG TỰ DO CỦA TỔNG THỐNG CHO ĐỨC PHANXICÔ