ĐỨC PHANXICÔ TIẾP KIẾN VIỆN HÀN LÂM TÒA THÁNH VỀ SỰ SỐNG : ĐỪNG BAO GIỜ ĐI TRÊN CON ĐƯỜNG VỨT BỎ

Written by xbvn on Tháng Chín 29th, 2021. Posted in Học thuyết xã hội, Luân lý, Thế Giới, Tý Linh

Hôm 27/9/2021, Đức Phanxicô đã tiếp kiến các thành viên của Viện hàn lâm Tòa Thánh về Sự sống, vừa bắt đầu hai ngày đại hội nghị. Ngài đã khích lệ họ tiếp tục dấn thân phục vụ sự sống con người, bằng cách thúc đẩy sự hiệp lực giữa các chuyên ngành khác nhau và hết lòng khắc phục những bất bình đẳng do đại dịch làm lộ ra.

« Sức khỏe công cộng trong chân trời toàn cầu hóa », đó là chủ đề quy tụ các tham dự viên đại hội nghị của Viện hàn lâm Tòa Thánh về Sự sống, vào lúc mà đại dịch tiếp tục tác động đến nhiều nước. « Điều quan trọng là cần phải bình tĩnh suy nghĩ để xem xét cách sâu xa những gì đã xảy ra và xem con đường của một tương lai tốt hơn cho mọi người », Đức Thánh Cha nhắc nhở như thế trước các thành viên Hàm lâm viện tại phòng Clêmentê. « Tồi tệ hơn của khủng hoảng này, chỉ có bi kịch lãng phí nó », Đức Thánh Cha đã lặp lại, bằng cách lấy lại những từ ngữ trong bài giảng Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống của mình.

Giữ một lối tiếp cận toàn cầu

Chủ đề về sức khỏe cộng đồng cho phép đề cập « những khía cạnh quan trọng đối với việc cùng tồn tại của gia đình nhân loại và đối với việc củng cố một kết cấu tình bạn xã hội ». Quả thế, đại dịch « đã làm nổi bật chiều sâu của sự tương tùy giữa chúng ta cũng như gia đình nhân loại và ngôi nhà chung ».

Đối với Viện hàn lâm, điều cần thiết là thể hiện các mối liên hệ này bằng « một sự hiệp lức giữa các ngành khác nha ». « Mục tiêu không chỉ là hiểu các hiện tượng, nhưng còn xác định các tiêu chí công nghệ, chính trị và đạo đức của hành động liên quan đến các hệ thống y tế, gia đình, lao động và môi trường », Đức Thánh Cha giải thích.

Lối tiếp cận này là quan trọng trong lãnh vực y tế, vốn tùy thuộc vào đời sống xã hội. Người ta cũng có thể nhận xét « rằng không đủ để coi một vấn đề là nghiêm trọng khi nó được báo hiệu và xử lý theo cách này mà thôi : có nhiều vấn đề rất nghiêm trọng bị phớt lờ do không dấn thân đủ », như bệnh lao phổi, Đức Thánh Cha lấy làm tiếc. Việc đối xử bất bình đẳng này đặc biệt rõ ràng khi người ta xem xét đại dich covid-19 so với các bệnh khác vốn cũng tiếp tục tàn phá.

Bên kia vắc xin, phẩm giá của sự sống cho mọi người

Đức Thánh Cha nói tiếp : « Dĩ nhiên, chúng ta có lý dùng mọi biện pháp để kìm hãm và chế ngự covid 19 trên bình diện thế giới, nhưng thời điểm lịch sử này khi sức khỏe của chúng ta đang bị đe dọa cận kề phải làm cho chúng ta ý thức được ý nghĩa của việc dễ bị tổn thương và sống trong sự bấp bênh hằng ngày ».

Đức Thánh Cha cũng khuyến khích quan tâm đến những người đang sống trong « những điều kiện nghiêm trọng », mà không phóng chiếu lên họ những ưu tiên của chúng ta mà đôi khi không được điều chỉnh cho phù hợp với nhũng ưu tiên của họ. « Sự dấn thân thúc đẩy một sự phân phối công bằng và phổ quát các vắc xin do đó là quan trọng, nhưng nó phải quan tâm đến lãnh vực rộng lớn hơn trong đó chính các tiêu chí công lý được thủ đắc vì các nhu cầu y tế và thăng tiến sự sống ».

Đức Thánh Cha cũng khích lệ một hệ thống y tế miễn phí nơi mỗi nước : « Chúng ta khẳng định rằng sự sống và sức khỏe là những giá trị cũng cơ bản  cho mọi người, đặt cơ sở trên phẩm giá bất khả tước đoạt của nhân vị ». « Nhưng nếu lời khẳng định này không được tuân theo bởi một cam kết thích đáng để vượt lên trên những bất bình đẳng, thì, thực ra, chúng ta chấp nhận thực tại đau đớn rằng tất cả sự sống đều không bình đẳng và sức khỏe không được bảo vệ cho tất cả mọi người theo cùng cách thức ».

Vai trò của Tòa Thánh trong những sáng kiến quốc tế

Từ đó, Đức Thánh Cha mời gọi nâng đỡ các sáng kiến quốc tế « nhằm tạo ra một sự quản trị toàn cầu đối với sức khỏe của mọi cư dân trên hành tinh, tức là một tập hợp các quy tắc rõ ràng và có sự phối hợp trên bình diện quốc tế vốn tôn trọng nhân phẩm. Quả tế, mối nguy của các cơn đại dịch mới vẫn sẽ là một mối đe dọa trong  tương lai ».

Về phương diện này, Viện hàn lâm Tòa Thánh về sự sống có thể mang lại « một sự đóng góp quý báu », « để lời đề nghị nhân học Kitô giáo, được gợi hứng  từ Mạc Khải, cũng có thể giúp cho người nam và người nữ hôm nay tái khám phá ‘như là hàng đầu quyền được sống, từ khi thụ thai cho đến kết thúc tự nhiên của nó’ », Đức Thánh Cha nhấn mạnh và đồng thời khích lệ Viện hàn lâm dấn thân « trong cuộc thảo luận công cộng » một cách « thích hợp ».

Bảo vệ sự sống  từ lúc thụ thai cho đến cái chết tự nhiên

Đức Thánh Cha đã thêm một vài từ để một lần nữa tố giác « nền văn hóa vứt bỏ » vốn giết trẻ sắp chào đời – phá thai là một « vụ giết người », ngài nhấn mạnh – và loại bỏ người cao tuổi. « Và về điểm này, anh chị em, các thành viên của Viện hàn lâm, các đại học Công giáo và ngay cả các bệnh viện Công giáo, không thể cho phép đi đến đó. Đó là một con đường mà chúng ta không thể đi theo : con đường vứt bỏ ».

Cuối cùng, Đức Thánh Cha đã chúc mừng những dấn thân đa dạng và những công việc của Viện hàn lâm Tòa Thánh về sự sống : suy tư « quý báu » của họ về đạo đức sinh học toàn cầu trong những năm qua ; việc họ nghiên cứu « tác động của công nghệ trên sự sống con người » ; việc thành lập Tổ chức « phục hưng » để đào sâu lời kêu gọi của Rôma cho một nền đạo đức về trí tuệ nhân tạo ; việc họ tham gia vào ủy ban Covid của Vatican.

« Thật tốt khi chứng kiến sự cộng tác diễn ra ở Giáo triều Rôma trong việc thực hiện một kế hoạch chung. Chúng ta phải phát triển ngày càng nhiều hơn nữa các tiến trính được thực hiện cùng nhau này (…) », Đức Thánh Cha ghi nhận trước khi chúc lành cho mọi người đang hiện diện.

Tý Linh

(theo Vatican News)

Tags: , , ,

Trackback from your site.

Bài viết cùng chủ đề

Dữ liệu Website cũ

Xem nhiều gần đây nhất

Đang online

Lịch đăng bài

Tháng Một 2025
H B T N S B C
« Th12    
  1 2 3 4 5
6 7 8 9 10 11 12
13 14 15 16 17 18 19
20 21 22 23 24 25 26
27 28 29 30 31