ĐỨC PHANXICÔ VÀ TỰ DO TÔN GIÁO
Một tháng trôi qua trong triều đại Giáo Hoàng của Đức Phanxicô, nhưng có hai từ mà ngài vẫn còn chưa thốt ra : tự do tôn giáo. Thậm chí ngài đã không dùng đến nó, trái với những gì người ta đang mong đợi, trong khuôn khổ của diễn từ nói với các vị đại sứ của hầu như tất cả các nước trên thế giới.
Tự do tôn giáo, ngài đã chỉ nói đến một lần duy nhất – tuy nhiên ngài không dùng đến thành ngữ này – ngày 6.4.2013, dịp một trong những bài giảng vắn tắt mà ngài ứng khẩu trong thánh lễ ban sáng ngài cử hành tại nhà nguyện Thánh Matta.
Nhưng ngài đã làm điều đó trong một văn phong đặc biệt. Đức Phanxicô đã không kết án những người bách hại, cả những người mà qua những thủ tục mềm mỏng hơn, làm chết ngạt tự do của các tín hữu.
Trái lại, ngài đã lên tiếng đứng về phía những người bị bách hại : « Để tìm thấy những vị tử vì đạo, người ta không cần đi đến các hang toại đạo hay đến hý trường Colisée : có những vị tử vì đạo hiện đang sống, nơi nhiều đất nước. Các Kitô hữu bị bách hại vì đức tin của họ. Ngày nay, vào thế kỷ XXI, Giáo Hội của chúng ta là một Giáo Hội tử vì đạo ».
Tiếp đến, ngài đã tự đồng hóa với các Kitô hữu giữa đời thường. Ngài đã trích dẫn câu nói của thánh Phêrô và Gioan : « Chúng tôi không thể không nói những gì chúng tôi đã thấy và đã nghe ». Và ngài thêm : « Đức tin là bất khả thương lượng. Trong lịch sử của dân Thiên Chúa, đã luôn có sự cám dỗ này : cắt nhỏ đức tin, có lẽ thậm chí không phải là điều gì lớn lao. Nhưng đức tin là như chúng ta tuyên xưng trong kinh Tin Kính. Cần phải vươn lên sự cám dỗ làm một tí xíu như mọi người, cám dỗ không cứng rắn như thế, như thế, bởi vì chính ở đó bắt đầu một con đường kết thúc trong sự bội giáo. Quả thế, khi chúng ta bắt đầu cắt nhỏ đức tin, thương lượng đức tin, bán đức tin cho người trả giá cao nhất, thì chúng ta bắt đầu bước đi trên con đường bội giáo, bất trung tín với Chúa ».
Đối với Đức Thánh Cha Phanxicô, tự do tôn giáo, đó là « can đảm làm chứng cho đức tin của mình vào Chúa Giêsu-Kitô phục sinh ». Một đức tin toàn vẹn, công khai. Một đức tin mong muốn biến đổi xã hội.
…
Tý Linh
Theo Sandro Magister
Tags: Phanxicô-I, Tự-do-tôn-giáo, Tuẫn đạo
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- XE GIÁO HOÀNG, BIỂU TƯỢNG CỦA GIÁO HOÀNG
- NHỮNG BƯỚC ĐI THÀNH CÔNG ĐẦU TIÊN CỦA ĐỨC LÊÔ XIV
- ĐỨC LÊÔ XIV: ĐIỀU CẤP THIẾT LÀ PHẢI “MANG CHÚA KITÔ ĐẾN VỚI MỌI DÂN TỘC”
- SƠ MERLETTI ĐƯỢC BỔ NHIỆM LÀM THƯ KÝ CỦA BỘ ĐỜI SỐNG THÁNH HIẾN
- NGỘ ĐỘC THỦY NGÂN ĐÃ ĐẨY NHANH CÁI CHẾT CỦA THÁNH NỮ TÊRÊSA THÀNH LISIEUX
- ĐHY DE KESEL: “NHỮNG BƯỚC ĐẦU TIÊN CỦA ĐỨC LÊÔ XIV NẰM TRONG TÍNH LIÊN TỤC VỚI ĐỨC PHANXICÔ”
- BÀI GIÁO LÝ NĂM THÁNH 2025. CHÚA GIÊSU KITÔ, NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA. II. CUỘC ĐỜI CHÚA GIÊSU. CÁC DỤ NGÔN. BÀI 6. NGƯỜI GIEO GIỐNG. « NGƯỜI DÙNG DỤ NGÔN MÀ NÓI VỚI HỌ NHIỀU ĐIỀU » (Mt 13, 3a)
- LIÊN HIỆP QUỐC : ĐHY PAROLIN BẢO VỆ NỀN NGOẠI GIAO GẶP GỠ MÀ ĐỨC LÊÔ XIV ĐỀ XƯỚNG
- BA ĐIỀU CỐT YẾU CỦA THÔNG ĐIỆP “RERUM NOVARUM”
- CHIẾN TRANH Ở UCRAINA: KIEV VÀ CÁC ĐỒNG MINH HOAN NGHÊNH LỜI ĐỀ NGHỊ CỦA ĐỨC LÊO XIV VỀ VIỆC TỔ CHỨC CÁC CUỘC ĐÀM PHÁN TẠI VATICAN
- HÃY NHÌN VÀO CHÚA KITÔ !
- ĐỨC LÊÔ XIV VÀ GIÁO HỘI, MỘT “CHÚT MEN” CỦA SỰ HIỆP NHẤT VÀ TÌNH YÊU
- NHỮNG LỜI PHÁT BIỂU CUỐI THÁNH LỄ KHAI MẠC SỨ VỤ PHÊRÔ CỦA ĐỨC LÊÔ XIV
- BÀI GIẢNG THÁNH LỄ NHẬM CHỨC CỦA ĐỨC LÊ Ô XIV
- ĐỨC LÊÔ XIV: PHÊRÔ KHÔNG PHẢI LÀ MỘT NGƯỜI CHĂN DẮT ĐƠN ĐỘC, CŨNG KHÔNG PHẢI LÀ MỘT THỦ LĨNH Ở TRÊN NHỮNG NGƯỜI KHÁC
- VIDEO TRỰC TUYẾN THÁNH LỄ KHAI MẠC SỨ VỤ CỦA ĐỨC LÊÔ XIV
- ĐỨC LÊÔ XIV: HỌC THUYẾT XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI THÚC ĐẨY ĐỐI THOẠI
- ĐHY PAROLIN: HỌC THUYẾT XÃ HỘI CÔNG GIÁO CÓ THỂ CHỮA LÀNH NHỮNG CHIA RẼ TOÀN CẦU
- SỰ MỚI MẺ NÀY ĐƯỢC ĐỨC LÊÔ XIV MONG MUỐN CHO LỄ KHAI MẠC SỨ VỤ CỦA MÌNH
- THÁNH LỄ KHAI MẠC TRIỀU ĐẠI GIÁO HOÀNG CỦA ĐỨC LÊÔ XIV, MỘT PHỤNG VỤ GIỮA CÁC NGHI LỄ VÀ BIỂU TƯỢNG