ĐỨC THÁNH CHA: ĐẾN GẦN MẦU NHIỆM THẬP GIÁ VỚI CẦU NGUYỆN VÀ NƯỚC MẮT

Written by xbvn on Tháng Chín 15th, 2013. Posted in Tâm linh, Thế Giới

Trong thánh lễ của ngày lễ Suy tôn Thánh Giá, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói rằng mầu nhiệm Thập Giá là một mầu nhiệm lớn lao cho nhân loại, một mầu nhiệm chỉ có thể đến gần bằng cầu nguyện và nước mắt.

Trong bài giảng của mình, Đức Thánh Cha nói rằng chính trong mầu nhiệm Thập Giá mà chúng ta tìm thấy lịch sử của nhân loại và lịch sử của Thiên Chúa, được các Giáo Phụ của Giáo Hội tổng hợp trong cách so sánh giữa cây biết lành biết dữ, trong Vườn đia đàng, và cây Thập Giá:

“Một cây đã tạo nên nhiều điều ác, cây kia đã đưa chúng ta đến sự cứu rỗi, đến sự lành mạnh. Đây là tiến trình của lịch sử nhân loại: một hành trình tìm kiếm Đức Giêsu Kitô Đấng Cứu Độ, Đấng trao ban sự sống mình vì tình yêu. Thật ra Thiên Chúa không đã không sai Con của Ngài xuống thế để lên án thế gian, nhưng là để thế gian được cứu rỗi nhờ Ngài. Cây Thập Giá nầy cứu chúng ta, tất cả chúng ta, khỏi hậu quả của cây kia, nơi mà tính tự mãn, kiêu căng, tự cao của chúng ta muốn biết tất cả mọi sự theo trí lực của chúng ta, theo tiêu chuẩn của chúng ta, và cũng theo kiểu như là đang và sẽ trở thành những quan tòa duy nhất của thế giới. Đây là lịch sử của nhân loại: từ cây nầy sang cây kia.”

Đức Thánh Cha nói tiếp, trong cây Thập Giá có “lịch sử của Thiên Chúa”, bởi vì chúng ta có thể nói rằng Thiên Chúa có một lịch sử. Quả thật, “Ngài đã chọn để mang lấy lịch sử của chúng ta và làm một cuộc hành trình với chúng ta”, làm người, nhận lấy thân phận của một nô lệ và tự vâng lời cho đến chết trên Thập Giá:

“Ngài chọn tiến trình nầy vì tình yêu! Không có một giải thích nào khác: chỉ tình yêu thực hiện việc nầy mà thôi. Hôm nay chúng ta nhìn lên Thập Giá, lịch sử của nhân loại và lịch sử của Thiên Chúa. Chúng ta nhìn lên Thập Giá, nơi các bạn có thể nếm thử mật ngọt của cây lô hội, thứ mật ngọt cay đắng đó, cái ngọt ngào cay đắng của sự hy sinh của Chúa Giêsu đó. Nhưng mầu nhiệm nầy quá lớn lao, và chúng ta không thể tự mình nhìn thấy rõ về mầu nhiệm nầy, cũng không hiểu được nhiều – vâng, để hiểu – nhưng cảm nhận được cách sâu sắc sự cứu rỗi của mầu nhiệm nầy. Nó chỉ được hiểu, một tí chút, bằng cách quỳ gối, trong cầu nguyện, nhưng cũng qua những giọt nước mắt: chúng là nước mắt đưa chúng ta đến gần hơn với mầu nhiệm nầy.”

Đức Thánh Cha nhấn mạnh “Nếu không rơi nước mắt, khóc chân thành,” chúng ta không bao giờ hiểu được mầu nhiệm nầy. Đó là “tiếng khóc của lòng sám hối, tiếng khóc của người anh em và người chị em đang nhìn đến quá nhiều sự đau khổ của nhân loại” và nhìn lên Chúa Giêsu, nhưng “quỳ gối và khóc lóc” và “không bao giờ đơn độc, không bao giờ đơn độc!”

“Để đi vào mầu nhiệm nầy, nó không phải là một mê cung nhưng hơi tương tự một chút, chúng ta cần đến Mẹ, bàn tay người mẹ. Ngài, Đức Maria, sẽ làm cho chúng ta hiểu được mầu nhiệm nầy lớn lao và khiêm nhường thế nào; ngọt ngào như mật ong và đắng cay như lô hội làm sao. Ngài sẽ là người đồng hành với chúng ta trên hành trình nầy, hành trình mà không ai có thể thực hiện nếu không phải là chính chúng ta. Mỗi người chúng ta phải thực hiện nó! Cùng với Mẹ, khóc lóc và quỳ gối”.

XT (theo Radio Vatican)

Tags:

Trackback from your site.

Bài viết cùng chủ đề

Dữ liệu Website cũ

Xem nhiều gần đây nhất

Đang online

Lịch đăng bài

Tháng Một 2025
H B T N S B C
« Th12    
  1 2 3 4 5
6 7 8 9 10 11 12
13 14 15 16 17 18 19
20 21 22 23 24 25 26
27 28 29 30 31