ĐỨC THÁNH CHA NÓI VỚI CÁC HỒNG Y: NHẮM MỤC TIÊU THÂM HỤT BẰNG 0 VÀ TRÁNH SỰ DƯ THỪA
Trong một lá thư được công bố vào thứ Sáu ngày 20/9/2024, Đức Phanxicô yêu cầu Hồng y đoàn tăng thêm nỗ lực để thực hiện cuộc cải cách kinh tế mà Tòa Thánh đã phát động cách đây 10 năm. Nhắm mục tiêu “thâm hụt bằng 0”, ngài cho rằng các tổ chức của Vatican ghi nhận số dư nên “góp phần bù đắp thâm hụt chung”.
(hình minh họa)
“Thâm hụt bằng 0” không phải là một mục tiêu lý thuyết, mà là một mục tiêu “có thể đạt được”, Đức Thánh Cha nghĩ như vậy trong một lá thư được công bố vào thứ Sáu, ngày 20 tháng 9 và gửi đến Hồng y đoàn. Và để làm được điều này, ngài liệt kê các giải pháp: tìm kiếm các nguồn lực bên ngoài, tránh sự dư thừa, thực hiện “quản lý minh bạch và có trách nhiệm trong việc phục vụ Giáo hội”… Mười năm sau khi bắt đầu cải cách Giáo triều, Đức Phanxicô mời gọi các Hồng y quản lý nguồn lực kinh tế chặt chẽ và nghiêm túc theo mô hình “các gia đình tốt”.
Tận tụy và làm việc
Trong tài liệu, được ký ngày 16 tháng 9 nhưng được công bố ngày 20 tháng 9, Đức Phanxicô viết rằng ngài nhìn nhận “sự tận tụy và làm việc chăm chỉ của những người nữ và người nam quyết tâm thích ứng với chuyển động đổi mới này”, bất chấp “những khó khăn và, đôi khi , sự cám dỗ của sự bất động và cứng nhắc khi đối mặt với sự thay đổi”. Tuy nhiên, ngài tin rằng chuyển động này đã mang lại nhiều kết quả trong những năm gần đây.
Hơn nữa, Đức Thánh Cha thừa nhận rằng những yêu cầu cải cách được đưa ra trong quá khứ bởi nhiều thành viên Hồng Y đoàn cũng đã là “sáng suốt” và đã giúp “có được nhận thức rõ ràng hơn nhiều về thực tế là các nguồn lực kinh tế phục vụ sứ mạng có giới hạn và phải được quản lý một cách chặt chẽ và nghiêm túc để nỗ lực của những người đã đóng góp vào di sản của Tòa Thánh không bị phân tán”.
Tìm nguồn lực bên ngoài
Sau những lời cảm ơn và nhận xét này, Đức Thánh Cha Phanxicô yêu cầu thay đổi thông qua “một nỗ lực bổ sung được đòi hỏi đối với tất cả mọi người để sự “thâm hụt bằng 0” không chỉ là một mục tiêu lý thuyết mà còn là một mục tiêu thực sự có thể đạt được”.
Thừa nhận rằng cuộc cải cách đã đặt nền móng cho việc thực hiện các chính sách đạo đức nhằm cải thiện hiệu suất kinh tế của các tài sản hiện có, Đức Thánh Cha đảm bảo rằng điều cần thiết là mỗi tổ chức phải làm việc “để tìm kiếm các nguồn lực bên ngoài cho sứ mạng của mình, nêu gương về quản lý minh bạch và có trách nhiệm trong việc phục vụ Giáo hội”.
Một yêu cầu khác từ Đức Thánh Cha để đạt được mức “thâm hụt bằng 0” này: giảm chi phí, “bằng cách tránh sự dư thừa và lựa chọn tốt các ưu tiên của chúng ta, thúc đẩy sự hợp tác và hiệp lực lẫn nhau”. Những biện pháp mà Đức Thánh Cha mong muốn này sẽ can thiệp vào “tương lai của Sứ mạng” của mỗi Bộ, và đồng thời nói với các Hồng y: “Chúng ta đang phải đối mặt với những quyết định chiến lược phải được thực hiện với trách nhiệm lớn lao”.
Mô hình gia đình tốt
Đức Thánh Cha viết: “Sự liên đới của các gia đình tốt” là mô hình mà các tổ chức của Tòa Thánh phải tham khảo. “Cũng như trong những gia đình này, người có kinh tế khá giả đến giúp đỡ những người túng thiếu nhất, thì những thực thể có thặng dư phải góp phần bù đắp phần thiếu hụt chung”.
Một hình ảnh khác được Đức Thánh Cha Phanxicô đưa ra, đó là thân thể. “Mỗi cơ quan của Tòa Thánh hợp thành với tất cả những cơ quan khác thành một cơ quan duy nhất: do đó, sự cộng tác và hợp tác đích thực hướng tới một mục tiêu duy nhất, lợi ích của Giáo hội, là một yêu cầu thiết yếu cho việc phục vụ của chúng ta”.
Hơn nữa, lòng quảng đại bên trong, giữa các tổ chức của Vatican, thậm chí, đối với Đức Phanxicô, còn là “điều kiện không thể thiếu để yêu cầu lòng quảng đại từ bên ngoài”.
Để kết luận, Đức Thánh Cha đưa ra lời mời gọi cá nhân: “Hãy can đảm chấp nhận thông điệp này, trên tinh thần phục vụ, và ủng hộ những cuộc cải cách đang diễn ra với niềm xác tín, lòng trung thành và lòng quảng đại, đóng góp tích cực vào quá trình cải cách nhờ kiến thức và kinh nghiệm của anh em”.
Tý Linh
(theo Salvatore Cernuzio – Vatican News)
Tags: Phanxicô-I
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- THÔNG ĐIỆP GIÁNG SINH VÀ PHÉP LÀNH URBI ET ORBI 2024 : CẦU MONG TIẾNG SÚNG HÃY IM BẶT !
- THÁNH LỄ ĐÊM GIÁNG SINH VÀ KHỞI ĐẦU MỘT NĂM ÂN SỦNG, ĐỔI MỚI VÀ HY VỌNG
- HÀNH TRÌNH QUA CÁC NĂM THÁNH NHỜ CÁC SẮC CHỈ TRIỆU TẬP
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT IV MÙA VỌNG NĂM C: TẠ ƠN CHÚA VỀ HỒNG ÂN SỰ SỐNG
- NĂM THÁNH 2025: CẦN PHẢI CÓ THẺ HÀNH HƯƠNG ĐỂ BƯỚC QUA CÁC CỬA THÁNH Ở RÔMA
- DIỄN VĂN CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO GIÁO TRIỀU RÔMA NHÂN DỊP CHÚC MỪNG GIÁNG SINH 2024: HÃY NÓI TỐT CHỨ ĐỪNG NÓI XẤU
- GIÁO TRIỀU RÔMA, BÀI GIẢNG MÙA VỌNG THỨ 3: SỰ CAO CẢ CỦA THIÊN CHÚA LÀ SỰ NHỎ BÉ
- MỤC TỬ TRONG THÁNH KINH, MỘT HÌNH ẢNH VỀ UY QUYỀN VÀ LÒNG NHÂN TỪ
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI NHÓM ÂN NHÂN VIỆT NAM: HỖ TRỢ CÁC CÔNG VIỆC BÁC ÁI ĐÓNG GÓP VÀO VIỆC MANG LẠI NIỀM HY VỌNG
- THÁNH TÍCH CỦA THÁNH TÊRÊSA HÀI ĐỒNG GIÊSU ĐẾN RÔMA NHÂN NĂM THÁNH
- BÀI GIÁO LÝ VỀ NĂM THÁNH 2025. CHÚA GIÊSU KITÔ, NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA. I. THỜI THƠ ẤU CỦA CHÚA GIÊSU. BÀI 1. GIA PHẢ CỦA CHÚA GIÊSU (Mt 1, 1-17). CON THIÊN CHÚA ĐI VÀO LỊCH SỬ
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC THÁNH CHA TRONG THÁNH LỄ CHÚA NHẬT III MÙA VỌNG NĂM C: CHÚNG TÔI PHẢI LÀM GÌ?
- NHỮNG ĐOẠN TRÍCH TỪ CUỐN TỰ TRUYỆN « HY VỌNG » CỦA ĐỨC PHANXICÔ
- ĐỨC PHANXICÔ TIẾT LỘ NGÀI ĐÃ THOÁT KHỎI HAI VỤ MƯU SÁT TRONG CHUYẾN TÔNG DU TỚI IRAK
- ĐỨC PHANXICÔ CA NGỢI CORSE NHƯ MÔ HÌNH CỦA “TÍNH THẾ TỤC LÀNH MẠNH”
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI HÀNG GIÁO SĨ CORSE: “HÃY CHĂM SÓC CÁC BẠN VÀ NGƯỜI KHÁC”
- VIDEO TRỰC TUYẾN CHUYẾN TÔNG DU CORSE
- ĐỨC THÁNH CHA SẼ ĐẾN CORSE ĐỂ KÊU GỌI CẦU NGUYỆN, CÔNG LÝ VÀ TRÁCH NHIỆM
- THƯỢNG HỘI ĐỒNG: ĐỨC THÁNH CHA BỔ NHIỆM CÁC THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG THƯỜNG LỆ, TRONG ĐÓ CÓ HAI PHỤ NỮ
- CHUYẾN TÔNG DU CỦA ĐỨC PHANXICÔ: ĐỐI VỚI ĐA SỐ NGƯỜI PHÁP, ĐỨC PHANXICÔ “ĐÚNG” KHI THÍCH CORSE HƠN NHÀ THỜ ĐỨC BÀ PARIS