ĐỨC THÁNH CHA NÓI VỚI TỔNG GIÁO PHẬN ERNAKULAM Ở ẤN ĐỘ: “ĐỪNG TRỞ THÀNH MỘT GIÁO PHÁI”
Trong một thông điệp video gửi tới tổng giáo phận Ernakulam-Angamaly (Ấn Độ), trong khi một số người từ chối cử hành theo hình thức do công nghị Syro-Malabar quyết định bằng cách gieo rắc chia rẽ và bạo lực, Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng đằng sau lời đả kích này ẩn giấu những lý do “trần tục” vốn “không liên quan gì đến việc cử hành Bí tích Thánh Thể và Phụng vụ”. Ngài kêu gọi sự hiệp nhất, kêu gọi đừng đi theo những kẻ thúc đẩy sự bất tuân trong hoặc ngoài Giáo hội.
Hãy chấm dứt các cuộc đấu tranh, đối lập và thậm chí cả bạo lực, tránh trở thành một “giáo phái” và đừng buộc Đức Giáo hoàng phải đi đến “các biện pháp chế tài”. Thông qua một thông điệp video có lời lẽ mạnh mẽ gửi tới tổng giáo phận Ernakulam-Angamaly, trong đó nhiều người bác bỏ hình thức phụng vụ do công nghị Syro-Malabar thiết lập, Đức Thánh Cha Phanxicô đã can thiệp vào sự chia rẽ vốn đang diễn ra trong Giáo hội thuộc nghi lễ Đông phương này, Giáo hội lớn nhất ở Ấn Độ, “nguồn vui và niềm tự hào của Giáo hội hoàn vũ“, nhưng trong nội bộ bị giằng xé bởi một tranh chấp dường như liên quan đến hướng mà các linh mục cử hành thánh lễ, tức là hướng mặt về cộng đoàn hoặc hướng mặt về bàn thờ. Đức Phanxicô chỉ ra rõ ràng rằng những lý do thực sự là khác.
Đức Thánh Cha tuyên bố: “Tôi biết rằng có những lý do phản đối không liên quan gì đến việc cử hành Bí tích Thánh Thể hay thậm chí là Phụng vụ. Đây là những lý do trần tục. Chúng không đến từ Chúa Thánh Thần. Nếu chúng không đến từ Chúa Thánh Thần, thì chúng đến từ nơi khác”.
Các cuộc tranh luận
Cuộc tranh luận đã tiếp tục từ nhiều thập niên qua tại Giáo hội Đông phương cổ xưa này – Giáo hội lớn thứ hai hợp nhất với Rôma sau Giáo hội Ucraina – vì, với quá trình Latinh hóa ngày càng tăng, phụng vụ đã xích lại gần hơn với phụng vụ phương Tây và nghi lễ Syriac có nguồn gốc Đông phương (hướng mặt về bàn thờ) đã phần nào được thay thế bằng một nghi lễ quay mặt về cộng đoàn. Năm 1934, Đức Giáo hoàng Piô XI kêu gọi quay trở lại nghi lễ cổ xưa đã bị bỏ rơi trong nhiều thế kỷ; vào những năm 1980, các văn bản mới về “thánh lễ Qurbana“, thánh lễ theo nghi lễ Syro-Malabar, đã được xuất bản. Và kể từ đó, nhiều vấn đề nảy sinh.
Công nghị của Giáo hội lớn của Tổng giáo phận Syro-Malabar, được cử hành vào năm 2021, đã tìm kiếm một giải pháp thỏa hiệp, theo đó phần đầu tiên của nghi lễ, tức là phụng vụ lời Chúa, và phần cuối cùng được linh mục cử hành hướng mặt về giáo dân, trong khi phần trung tâm, phụng vụ Thánh Thể, được linh mục cử hành quay mặt về hướng đông, nhìn về phía bàn thờ. Quyết định của Công nghị đã được Tòa thánh chấp thuận, nhưng không được tất cả mọi người chấp nhận. Vào ngày 28 tháng 11 năm 2021, ngày được chọn để thực hiện “Thánh lễ Qurbana”, 34 giáo phận đã quyết định áp dụng quyết định của công nghị, trong khi tại tổng giáo phận Ernakulam-Angamaly, nhiều linh mục và tín hữu tiếp tục khẳng định “tính đặc thù phụng vụ” của riêng họ, vị chủ tế luôn hướng mặt về cộng đoàn, trái với phần còn lại của Giáo hội Syro-Malabar.
Lời đả kích đạt đến mức độ bực tức đến mức Đức Tổng Giám mục Cyril Vasil’, được Đức Giáo hoàng cử đến vào tháng 8 vừa qua để “giải quyết tình hình” trong tổng giáo phận, “bằng cách đảm bảo việc áp dụng cải cách phụng vụ” đã được công nghị phê chuẩn, lại là nạn nhân của các hành vi hành vi gây hấn như ném trứng và các đồ vật khác.
Đừng làm tổn thương nhiệm thể Chúa Kitô
Trong thông điệp video của mình, Đức Giáo hoàng Phanxicô đưa ra lời kêu gọi chân thành tới những người nổi loạn chống lại các quyết định của công nghị: “Xin đừng tiếp tục làm tổn thương thân thể Chúa Kitô! Đừng tách rời nhiệm thể này nữa! Và ngay cả nếu có điều gì sai trái chống lại anh chị em, hãy rộng lượng tha thứ cho họ”.
“Đừng ai có bất kỳ nghi ngờ nào về những gì Đức Giáo hoàng nghĩ”
Chính Đức Phanxicô cũng thừa nhận rằng cách giao tiếp với các tín hữu Syro-Malabar, thông qua một thông điệp video, là “hơi bất thường”, nhưng, ngài nói rằng mục tiêu là “không ai được nghi ngờ về những gì Đức Giáo hoàng nghĩ”. Trước đây, Đức Thánh Cha đã nói với Giáo hội Syro-Malabar qua hai bức thư: một, vào tháng 7 năm 2021, gửi cho các giám mục, linh mục, tu sĩ và giáo dân, trong đó Đức Phanxicô khuyến khích họ “đồng hành cùng dân Thiên Chúa vì sự hiệp nhất vượt qua mọi xung đột”; bức thư còn lại, vào tháng 4 năm 2022, được gửi đến Tổng giáo phận Ernakulam-Angamaly, trong đó ngài nhắc lại lời mời tuân thủ các quyết định của công nghị của Giáo hội Syro-Malabar về hình thức cử hành “thánh lễ Qurbana“.
Gìn giữ sự hiệp thông
Những bức thư dường như không đạt được hiệu quả như mong muốn, như chính Đức Giáo hoàng đã lưu ý: “Tôi đã viết cho anh chị em vài lần trước đây, nhưng tôi biết rằng không phải ai cũng đọc những bức thư của tôi,” ngài nói trong video. Ngài yêu cầu vâng phục các quyết định của Công nghị, chứ đừng tuân theo những người – kể cả các linh mục – khuyến khích bất đồng chính kiến, và yêu cầu thực hiện một số “hy sinh” để gìn giữ sự hiệp thông, vì nếu không có điều đó – ngài nói – thì “không có Giáo hội” và có nguy cơ biến thành “giáo phái”.
Đức Phanxicô nhấn mạnh : “Hãy cẩn thận, hãy cẩn thận, kẻo ma quỷ xúi giục anh chị em trở thành một giáo phái. Anh chị em là Giáo hội, đừng trở thành một giáo phái. Đừng ép buộc thẩm quyền của Giáo hội phải xác nhận rằng anh chị em đã rời bỏ Giáo hội, bởi vì anh chị em không còn hiệp thông với các mục tử của mình và với Người kế vị Thánh Phêrô Tông đồ, người được kêu gọi củng cố tất cả anh chị em trong đức tin và gìn giữ họ trong sự hiệp nhất của Giáo hội”. Đức Thánh Cha cảnh báo : “Vì vậy, chúng tôi vô cùng đau buồn khi phải áp dụng các chế tài cần thiết. Tôi không muốn đi đến chỗ đó”.
Đừng tuân theo những người khuyến khích sự bất tuân
Tiếp đến, Đức Thánh Cha đề cập đến quyết định của Công nghị mà, “sau khi làm việc lâu dài và vất vả, đã đạt được thỏa thuận về cách thức cử hành Thánh lễ Qurbana. Lòng bác ái và tình yêu đối với sự hiệp thông đã thúc đẩy các thành viên của công nghị thực hiện bước này, ngay cả khi một số người trong số họ không coi hình thức cử hành này là lý tưởng”. Đức Phanxicô giải thích: “Tôi biết rằng từ nhiều năm qua, một số người lẽ ra phải là gương mẫu và là bậc thầy đích thực của sự hiệp thông, đặc biệt là các linh mục, đã thúc đẩy anh chị em bất tuân và phản đối các quyết định của Công nghị. Thưa anh chị em, đừng đi theo họ!” Đức Giáo Hoàng đau buồn nhắc lại rằng bạo lực đã xảy ra “đặc biệt chống lại những người muốn duy trì sự hiệp thông” và cử hành như Công nghị đã quyết định.
Kêu gọi các tín hữu, linh mục và tu sĩ
“Làm sao có thể là Bí tích Thánh Thể nếu sự hiệp thông bị phá vỡ, nếu Bí tích Thánh Thể không được tôn trọng, nếu chúng ta đấu đá và gây gổ nhau?”, Đức Phanxicô chất vấn, khi nói chuyện trực tiếp với dân Thiên Chúa, với hàng giáo sĩ, các tu sĩ nam nữ, và đặc biệt là đối với “các tín hữu giáo dân quý mến”, những người có rất nhiều niềm tin vào Chúa và yêu mến Giáo hội. Đức Thánh Cha nói: “Nhân danh Chúa, vì lợi ích thiêng liêng của Giáo hội của anh chị em, của Giáo hội chúng ta, tôi xin anh chị em sửa chữa sự rạn nứt này. Đó là Giáo hội của anh chị em, đó là Giáo hội của chúng ta. Hãy khôi phục sự hiệp thông, hãy ở lại trong Giáo hội Công giáo!”
Đừng tách mình ra khỏi con đường của Giáo hội
Đức Thánh Cha yêu cầu các linh mục đừng tách khỏi con đường của Giáo hội, nhưng hãy cùng bước đi với các Giám mục của mình: “Chấp nhận thực hiện những gì Công nghị của anh em đã thiết lập? Anh em không thấy rằng như thế Giáo hội bị phong tỏa và rất nhiều sáng kiến tốt lành không còn có thể được thực hiện để phục vụ dân thánh của Thiên Chúa, phục vụ việc thánh hóa dân Chúa?”.
Mừng Lễ Giáng Sinh trong sự hiệp thông với toàn thể Giáo Hội
Hướng tới lễ Giáng sinh sắp đến, Đức Phanxicô hy vọng rằng Tổng giáo phận sẽ “chấp nhận một cách khiêm tốn và trung thành để bắt kịp” phần còn lại của Giáo hội, bằng cách tôn trọng mọi chỉ dẫn của Công nghị. Dấu hiệu rất rõ ràng: “Do đó, đối với Lễ Giáng sinh sắp tới, tại Tổng giáo phận Ernakulam-Angamaly, cũng như trong toàn bộ Giáo hội Syro-Malabar, thánh lễ Qurbana sẽ được cử hành trong sự hiệp thông, tuân theo chỉ dẫn của Công nghị”. Như thế, “đó sẽ là lễ Giáng Sinh cho tất cả dân thánh của anh chị em, cho tất cả mọi người.”
Do đó, lời khuyến nghị cuối cùng của Đức Thánh Cha bằng cách trích lời Thánh Phaolô trong thư thứ nhất gửi tín hữu Côrintô: “Hãy để Bí tích Thánh Thể là mẫu mực cho sự hiệp nhất của anh chị em. Đừng phá vỡ Thân Thể Chúa Kitô là Giáo hội, để khỏi phải ăn uống án phạt của mình”.
Tý Linh
(theo Salvatore Cernuzio, Vatican News)
Tags: Á-Châu, Phanxicô-I
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- BÀI GIÁO LÝ VỀ CHÚA THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ – BÀI 14. CÁC ƠN CỦA HIỀN THÊ. CÁC ĐẶC SỦNG, NHỮNG ƠN CỦA CHÚA THÁNH THẦN VÌ ÍCH CHUNG
- ẤN BẢN MỚI CỦA SÁCH BÀI ĐỌC DÀNH CHO TANG LỄ CỦA ĐỨC THÁNH CHA
- CARLO ACUTIS VÀ PIER GIORGIO FRASSATI SẼ ĐƯỢC PHONG THÁNH TRONG NĂM THÁNH
- ĐỨC PHANXICÔ: THIÊN CHÚA SẼ CÓ LỜI CUỐI CÙNG VỀ CUỘC CHIẾN Ở UCRAINA
- SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO NGÀY QUỐC TẾ GIỚI TRẺ LẦN THỨ 39 : TÔI XÂY DỰNG CUỘC SỐNG CỦA TÔI TRÊN NHỮNG NIỀM HY VỌNG NÀO ?
- SỰ KHÔNG CHẮC CHẮN TO LỚN VỀ CÁC SỐ LIỆU CỦA CUỘC XUNG ĐỘT
- THƯ CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHAN-XI-CÔ VỀ VIỆC KÍNH NHỚ CÁC THÁNH, CHÂN PHƯỚC, ĐẤNG ĐÁNG KÍNH VÀ TÔI TỚ CHÚA CỦA CÁC GIÁO HỘI ĐỊA PHƯƠNG
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT XXXIII THƯỜNG NIÊN NĂM B: MỌI SỰ ĐỀU QUA ĐI, CHÚA KITÔ VẪN CÒN MÃI
- HÌNH ẢNH ĐỨC PHANXICÔ ĂN TRƯA VỚI 1300 NGƯỜI NGHÈO
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC PHANXICÔ TRONG THÁNH LỄ CHÚA NHẬT XXXIII THƯỜNG NIÊN NĂM B, NHÂN NGÀY THẾ GIỚI NGƯỜI NGHÈO : XIN ĐỪNG QUÊN NGƯỜI NGHÈO
- “HÃY ĐẾN TẤT CẢ CÁC NHÀ TÙ”
- LAO ĐỘNG: PHÚC LÀNH HAY HÌNH PHẠT THEO THÁNH KINH?
- CÔNG ÍCH THƯỜNG BỊ PHỚT LỜ TRONG HÀNH ĐỘNG
- NICARAGUA: CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC BỊ TRỤC XUẤT ĐẾN GUATEMALA
- NÊN THÁNH, ĐÓ LÀ “ĐỂ MÌNH ĐƯỢC BIẾN ĐỔI BỞI SỨC MẠNH CỦA TÌNH YÊU THIÊN CHÚA”
- NGƯỜI CÔNG GIÁO, NHỮNG NHÀ VÔ ĐỊCH HOẠT ĐỘNG TÌNH NGUYỆN Ở PHÁP
- BÀI GIÁO LÝ VỀ CHÚA THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ – BÀI 13. MỘT BỨC THƯ ĐƯỢC VIẾT BỞI THÁNH THẦN CỦA THIÊN CHÚA HẰNG SỐNG : ĐỨC MARIA VÀ CHÚA THÁNH THẦN
- Ở RÔMA, SỰ TRIỂN LÃM ĐÁNG KINH NGẠC VỀ VƯƠNG CUNG THÁNH ĐƯỜNG THÁNH PHÊRÔ NHỜ TRÍ TUỆ NHÂN TẠO
- ĐỨC TGM JUSTIN WELBY, NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU GIÁO HỘI ANH GIÁO, TỪ CHỨC
- NGÀY THẾ GIỚI NGƯỜI NGHÈO: ĐỨC PHANXICÔ SẼ DÙNG BỮA TRƯA VỚI 1.300 NGƯỜI NGHÈO