ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ: TRUYỀN THÔNG CẦN PHẢI QUẢNG BÁ VĂN HÓA GẶP GỠ
Sẽ không tốt khi cố gắng truyền bá Tin Mừng nếu chúng ta không cởi mở để gặp gỡ cuộc sống và sự thật của những người khác. Đó là chủ đề chính trong sứ điệp của Đức Thánh Cha Phanxicô gởi đến Ngày Truyền Thông Thế Giới lần thứ 48, nó được giới thiệu tại một cuộc họp báo hôm Thứ năm ở Vatican. Với nhan đề “Truyền Thông Phục Vụ một nền Văn Hóa Gặp Gỡ Đích Thực”, tài liệu nầy nói chứng tá Kitô giáo hữu hiệu không phải là tấn công dồn dập người ta bằng những sứ điệp tôn giáo mà là tham gia cách trân trọng với những vấn đề và các mối nghi ngờ của họ.
Sau đây là toàn văn sứ điệp
***
Ngày Truyền Thông Thế Giới lần thứ 48
Truyền Thông Phục Vụ một nền Văn Hóa Gặp Gỡ Đích Thực
Ngày 1 tháng sáu 2014
Sứ điệp của Đức Thánh Cha Phanxicô
Anh chị em thân mến,
Ngày nay chúng ta đang sống trong một thế giới đang trở nên “nhỏ bé hơn” và ở đó, như là kết quả, có vẻ là sẽ dễ dàng hơn cho tất cả chúng ta để trở nên những người thân cận. Những sự phát triển về du lịch và công nghệ truyền thông đang đưa chúng ta đến gần với nhau hơn và làm cho chúng ta được kết nối hơn, thậm chí là sự toàn cầu hóa khiến chúng ta ngày càng phụ thuộc lẫn nhau hơn. Dù vậy, những chia cách, đôi khi khá sâu đậm, vẫn tiếp tục tồn tại trong gia đình nhân loại chúng ta. Trên bình diện toàn cầu, chúng ta nhìn thấy một khoảng cách đáng xấu hổ giữa sự sang trọng của những người giàu có và cảnh cùng cực hoàn toàn của những người nghèo khó. Thường chúng ta chỉ cần đi trên những đường phố để nhìn thấy sự tương phản giữa những con người sống trên đường và ánh sáng rực rỡ của những cửa hàng. Chúng ta đã trở nên quá quen thuộc đến nổi chúng không còn lay động chúng ta nữa. Thế giới của chúng ta đã gánh chịu nhiều hình thức loại trừ, gạt ra ngoài lề và nghèo khổ, chưa nói đến những cuộc xung đột phát sinh từ sự kết hợp các động cơ về kinh tế, chính trị, ý thức hệ, và thật đáng buồn, ngay cả nguyên nhân về tôn giáo.
Trong một thế giới như thế, các phương tiện truyền thông có thể giúp chúng ta cảm thấy gần gũi với nhau hơn, tạo ra một cảm thức hiệp nhất của gia đình nhân loại, có thể truyền cảm hứng cho sự đoàn kết và các nổ lực nghiêm túc để bảo đảm một đời sống xứng hợp hơn cho mọi người. Truyền thông tốt giúp chúng ta trở nên gần gũi hơn, hiểu nhau rõ hơn, và cuối cùng, trở nên hiệp nhất. Bức tường ngăn cách chúng ta chỉ có thể bị phá sập nếu chúng ta sẵn sàng để lắng nghe và học hỏi lẫn nhau. Chúng ta cần giải quyết những khác biệt của chúng ta qua những hình thức đối thoại vốn giúp chúng ta phát triển trong hiểu biết và tôn trọng nhau. Một nền văn hóa gặp gỡ đòi hỏi chúng ta sẵn sàng không chỉ trao ban, mà còn đón nhận nữa. Các phương tiện truyền thông có thể giúp chúng ta rất nhiều trong việc nầy, đặc biệt ngày nay, khi mạng lưới truyền thông của con người đã thực hiện những tiến bộ chưa từng thấy. Cách riêng mạng lưới toàn cầu cung cấp những khả năng rộng lớn để gặp gỡ và kết đoàn. Đây thật sự là một điều tốt đẹp, một quà tặng từ Thiên Chúa.
Điều nầy không nói rằng những vấn đề nào đó không tồn tại. Tốc độ truyền đạt thông tin vượt quá khả năng suy tư và phán đoán của chúng ta, và việc nầy không tạo nên các hình thức diễn tả chính mình quân bình và thích hợp hơn. Sự đa dạng của những ý kiến được phát sóng có thể được xem là hữu ích, nhưng nó cũng khiến cho người ta tự rào chặn mình đàng sau các nguồn thông tin chỉ củng cố cho những mong muốn và ý tưởng, hay những lợi ích chính trị và kinh tế của chính họ. Thế giới truyền thông hoặc có thể giúp chúng ta mở rộng kiến thức hoặc làm cho chúng ta mất phương hướng. Mong muốn kết nối kỹ thuật số có thể dẫn đến chỗ cô lập chúng ta với những người thân cận, những người gần gũi với chúng ta nhất. Chúng ta không nên bỏ qua thực tế rằng những người vì lý do nào đó mà không tiếp cận với phương tiện truyền thông xã hội có nguy cơ bị bỏ lại đàng sau.
Trong khi những hạn chế nầy là có thật, chúng không bào chữa cho việc chối từ các phương tiện truyền thông xã hội; thay vào đó chúng nhắc nhở cho chúng ta rằng truyền thông cuối cùng là một thành tựu về mặt con người hơn là kỹ thuật. Thế thì trong môi trường kỹ thuật số, điều gì giúp chúng ta phát triển nhân tính và hiểu biết lẫn nhau? Ví dụ, chúng ta cần phục hồi một cảm thức thận trọng và bình tĩnh. Điều nầy đòi hỏi thời gian và khả năng để thinh lặng và lắng nghe. Chúng ta cũng cần phải kiên nhẫn nếu chúng ta muốn hiểu biết những người khác với chúng ta. Người ta chỉ bày tỏ chính mình hoàn toàn khi họ không chỉ được bao dung mà thôi, mà còn biết rằng mình được đón nhận thật sự. Nếu chúng ta thật sự chú tâm lắng nghe người khác, chúng ta sẽ học được cách nhìn thế giới với đôi mắt khác và sẽ đánh giá cao sự phong phú của kinh nghiệm con người như nó được thể hiện trong những nền văn hóa và truyền thống khác nhau. Chúng ta cũng sẽ trân quý cách đầy đủ hơn những giá trị quan trọng được gợi hứng từ Kitô giáo, như cái nhìn về nhân vị, bản chất của hôn nhân gia đình, sự phân biệt đúng đắn giữa các lĩnh vực tôn giáo và chính trị, nguyên tắc của sự đoàn kết và tính bổ trợ, và nhiều điều khác nữa.
Vậy thì làm thế nào truyền thông có thể phục vụ một nền văn hóa gặp gỡ đích thực? Nó có ý nghĩa gì với chúng ta, là môn đệ của Chúa, để gặp gỡ những người khác trong ánh sáng của Tin Mừng? Làm sao chúng ta chúng ta thật sự xích lại gần với nhau, dù những giới hạn và tình trạng tội lỗi của chúng ta? Những câu hỏi nầy được tóm tắt trong điều mà một thầy thông luật –một nhà truyền thông- đã từng hỏi Chúa Giêsu: “Ai là người thân cận của tôi?” (Lc 10, 29). Câu hỏi nầy có thể giúp chúng ta nhìn truyền thông theo ý nghĩa của “sự thân cận”. Chúng ta có thể phân tích câu hỏi theo cách nầy: Làm sao chúng ta có thể trở nên “thân cận” trong việc sử dụng các phương tiện truyền thông của mình và trong môi trường mới được công nghệ kỹ thuật số tạo ra? Tôi tìm ra một câu trả lời trong dụ ngôn Người Samaria Nhân hậu, và cũng là một dụ ngôn về truyền thông. Thật vậy, những người truyền thông thì trở nên những người thân cận. Người Samaria Nhân hậu không chỉ đến gần người mà ông ta thấy nằm dở sống dở chết bên vệ đường; ông ta nhận lấy trách nhiệm về người ấy. Chúa Giêsu thay đổi sự hiểu biết của chúng ta: không chỉ nhìn người khác như ai đó giống tôi, nhưng khả năng làm cho bản thân tôi giống như người khác. Truyền thông thật sự là về việc nhận ra rằng chúng ta tất cả là những con người, con cái của Thiên Chúa. Tôi thích xem sức mạnh của truyền thông là “sự thân cận”.
Bất cứ khi nào truyền thông chủ yếu nhắm vào việc thúc đẩy sự tiêu thụ hay lôi kéo người khác, chúng ta đang đối phó với một hình thức xâm hại bạo lực giống như người đàn ông trong dụ ngôn phải chịu đựng, ông bị đánh đập bởi những tên cướp và bị bỏ rơi trên đường. Thầy Lêvi và vi Tư tế không coi ông ấy là người thân cận, nhưng như một kẻ xa lạ để lánh xa. Hồi đó có luật về sự tinh sạch cho nghi lễ đã tạo điều kiện cho cách ứng xử của họ. Ngày nay có một mối nguy hiểm là một số phương tiện truyền thông tạo đã điều kiện cho các ứng xử của chúng ta đến nỗi chúng ta không thể nhìn thấy người thân cận thực sự của mình.
Làm người qua lại trên xa lộ kỹ thuật số chỉ để “kết nối” thì không đủ; những sự nối kết cần phải phát triển thành những cuộc gặp gỡ thực sự. Chúng ta không thể sống riêng rẽ, đóng kín trong chính mình. Chúng ta cần yêu và được yêu. Chúng ta cần sự nhạy cảm. Những chiến lược truyền thông không bảo đảm cái đẹp, điều thiện hảo và sự thật trong truyền thông. Thế giới phương tiện truyền thông cũng đã có liên quan đến nhân loại, nó cũng được mời gọi để tỏ ra nhạy cảm. Thế giới truyền thông có thể là một môi trường giàu nhân bản; một mạng lưới thì không chỉ là một đám dây dợ mà là những con người. Tính khách quan của các phương tiện truyền thông đơn thuần là dáng vẻ bên ngoài; chỉ những ai ra khỏi bản thân khi truyền thông mới có thể trở thành điểm tham chiếu thật sự cho người khác. Việc tham gia cá nhân là căn cơ khả tín của một người truyền thông. Do đó, nhờ mạng lưới toàn cầu, chứng tá Kitô giáo có thể vươn tới những vùng ngoại vi của cuộc sống con người.
Như tôi đã thường nhận xét, nếu phải có một sự chọn lựa giữa một Giáo Hội bầm dập mà đi ra các con đường và một Giáo Hội bị bệnh qui chiếu về mình, chắc chắn tôi chọn điều thứ nhất. “Những con đường” kia là thế giới nơi con người sống và nơi mà có thể gặp được họ, cách hữu hiệu và trìu mến. Xa lộ kỹ thuật số là một trong những nơi đó, một con đường đông đúc những người thường đang bị tổn thương, những người nam và người nữ đang tìm sự cứu rỗi hay niềm hy vọng. Bằng phương tiện mạng toàn cầu, sứ điệp Kitô giáo có thể đi đến “tận cùng trái đất” (Cv 1,8). Mở cửa các nhà thờ cũng có nghĩa là mở chúng ra cho môi trường kỹ thuật số để người ta có thể vào, bất kể tình trạng đời sống của họ, và để Tin Mừng có thể đi ra để gặp gỡ mọi người. Chúng ta được mời gọi để tỏ ra rằng Giáo Hội là nhà của tất cả mọi người. Chúng ta có khả năng thông truyền hình ảnh của một Giáo Hội như thế không? Truyền thông là một phương tiện bày tỏ ơn gọi truyền giáo của toàn thể Giáo Hội; ngày nay mạng xã hội là một cách trải nghiệm ơn gọi nầy để khám phá vẻ đẹp của đức tin, vẻ đẹp của việc gặp gỡ Đức Kitô. Trong lãnh vực truyền thông cũng vậy, chúng ta cần một Giáo Hội có khả năng đem lại hơi ấm và đánh động những cõi lòng.
Chứng từ Kitô giáo có hiệu quả không phải là tấn công dồn dập người ta bằng các sứ điệp tôn giáo, nhưng bằng ý muốn sẵn sàng với người khác “bằng việc dấn thân cách kiên nhẫn và tôn trọng vào những vấn đề và các mối nghi ngờ của họ khi họ tiến tới trong việc tìm kiếm sự thật và ý nghĩa của sự sống con người” (Bênêđictô XVI, Sứ điệp cho Ngày Truyền Thông Thế Giới lần thứ 47, 2013). Chúng ta chỉ cần nhớ lại câu chuyện của các môn đệ trên đường Eemau. Chúng ta cần đối thoại với những người nam và người nữ hôm nay, để hiểu những ước vọng, những nghi nan và những hy vọng của họ, và để đem Tin Mừng đến với họ, đem chính Đức Giêsu Kitô, Thiên Chúa nhập thể, Đấng đã chết và sống lại để giải thoát chúng ta khỏi tội lỗi và sự chết. Chúng ta được thách đố trở thành những người có chiều sâu, chú ý đến những gì đang xảy ra chung quanh chúng ta và tỉnh táo tinh thần. Đối thoại là tin rằng “người khác” có cái gì đó đáng nói, và để trao đổi quan điểm và viễn kiến của họ. Dấn thân đối thoại không có nghĩa là từ bỏ chính ý tưởng và truyền thống của mình, mà bỏ đi cái yêu sách cho rằng chỉ một mình chúng là có giá trị và tuyệt đối.
Mong rằng hình ảnh của Người Samaria Nhân hậu chăm sóc các vết thương cho người bị nạn bằng cách đổ dầu và rượu lên các vết thương sẽ là nguồn cảm hứng của chúng ta. Hãy để cho truyền thông của chúng ta là một thứ dầu thơm làm giảm đau và là một thứ rượu làm vui sướng các tâm hồn. Ước gì ánh sáng mà chúng ta mang đến cho người khác không phải là kết quả của sự trang điểm hay các hiệu ứng đặc biệt, nhưng là của “những người lân cận” đầy yêu thương và nhân hậu đối với những người bị thương tích và bị bỏ rơi trên đường. Chúng ta hãy mạnh dạn trở thành công dân của thế giới kỹ thuật số. Giáo Hội cần được biết đến và hiện diện trong thế giới truyền thông để đối thoại với con người hôm nay và để giúp họ gặp gỡ với Đức Kitô. Giáo Hội cần trở nên Giáo Hội ở kề bên những người khác, có khả năng đồng hành với mọi người trên đường đi. Cuộc cách mạng đang diễn ra nơi các phương tiện truyền thông và công nghệ thông tin là một thách thức lớn và ly kỳ; ước gì chúng ta đáp ứng thách thức đó với nguồn năng lượng tươi mới và khả năng sáng tạo khi chúng ta tìm cách chia sẻ với người khác vẻ đẹp của Thiên Chúa.
Vatican, ngày 24-1-2014, Lễ Thánh Phanxicô Salêsiô.
XT (theo Radio Vatican)
Tags: Phanxicô-I, Truyền-thông-internet
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- BÀI PHÁT BIỂU CỦA ĐỨC PHANXICÔ VỚI CÁC GIÁM ĐỐC ĐẠI CHỦNG VIỆN VÀ TIỀN CHỦNG VIỆN CỦA PHÁP : ĐỪNG TẠO RA NHỮNG BẢN SAO
- SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO NGÀY THẾ GIỚI TRUYỀN THÔNG XÃ HỘI 2025: CHIA SẺ NIỀM HY VỌNG TRONG LÒNG ANH CHỊ EM MỘT CÁCH HIỀN HÒA
- PHỎNG VẤN ĐHY KOOVAKAD, NGƯỜI VỪA ĐƯỢC BỔ NHIỆM LÀM TỔNG TRƯỞNG BỘ ĐỐI THOẠI LIÊN TÔN
- ĐỐI VỚI CÁC GIÁM MỤC MỸ, CÁC SẮC LỆNH CỦA TRUMP “GÂY LO NGẠI SÂU XA”
- SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC THÁNH CHA GỬI CHO DIỄN ĐÀN KINH TẾ THẾ GIỚI 2025
- Ý NGHĨA CỦA ĐỘNG TỪ “ĐI RA” TRONG TIN MỪNG
- BÀI GIÁO LÝ VỀ NĂM THÁNH 2025. CHÚA GIÊSU KITÔ, NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA. I. THỜI THƠ ẤU CỦA CHÚA GIÊSU. BÀI 2. TRUYỀN TIN CHO ĐỨC MẸ. ĐỨC MARIA LẮNG NGHE VÀ SẴN LÒNG
- HOA KỲ: TẠI SAO ĐỨC CHA ROBERT BARRON, NGÔI SAO LOAN BÁO TIN MỪNG TRÊN INTERNET, LẠI MUỐN THÀNH LẬP MỘT DÒNG TU?
- NHỮNG NHÂN VẬT TÔN GIÁO NÀO CẦU NGUYỆN CHO DONALD TRUMP TRONG LỄ NHẬM CHỨC CỦA ÔNG?
- ĐỨC THÁNH CHA VIẾT THƯ CHO TỔNG THỐNG DONALD TRUMP
- MỘT NỮ TU SẼ ĐƯỢC BỔ NHIỆM LÀM CHỦ TỊCH PHỦ THỐNG ĐỐC THÀNH VATICAN
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT II THƯỜNG NIÊN NĂM C: CHÚA ĐÁP LẠI SỰ THIẾU THỐN CỦA CHÚNG TA BẰNG TÌNH YÊU DƯ TRÀN CỦA NGƯỜI
- CÁI CHẾT CỦA CHA PONCHAUD, CHỨNG NHÂN VĨ ĐẠI CỦA LỊCH SỬ CAMPUCHIA
- BỘ GIÁO LÝ ĐỨC TIN: HUẤN THỊ VỀ MỘT VÀI KHÍA CẠNH CỦA “THẦN HỌC GIẢI PHÓNG”
- Ở BA LAN, MỘT KIẾN NGHỊ NHẰM XÓA BỎ VIỆC GIẢI TỘI CHO TRẺ VỊ THÀNH NIÊN
- VỤ CHA PIERRE: HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC XIN TÒA ÁN MỞ CUỘC ĐIỀU TRA
- ĐỨC THÁNH CHA MỜI GỌI CÁC LINH MỤC ARGENTINA HÃY TIÊU HAO VÌ TIN MỪNG
- CUBA THẢ TÙ NHÂN, HOAN NGHÊNH SỰ TRUNG GIAN HÒA GIẢI CỦA TÒA THÁNH
- BÀI GIÁO LÝ VỀ TRẺ EM. NHỮNG NGƯỜI ĐƯỢC CHÚA CHA YÊU QUÝ NHẤT. BÀI 2
- HĐGM Ý GIẢI THÍCH CÁC CHUẨN MỰC CỦA RÔMA LIÊN QUAN ĐẾN ĐÀO TẠO LINH MỤC