GIỚI THIỆU CHƯƠNG 2 CỦA AMORIS LAETITIA: THỰC TẠI VÀ NHỮNG THÁCH ĐỐ CỦA GIA ĐÌNH
Sau khi đã kín múc ở nguồn mạch Thánh Kinh vốn mang lại “một cung giọng thích hợp” cho Tông huấn của mình, thì trong chương 2 này, Đức Phanxicô quan tâm đến hoàn cảnh hiện nay của các gia đình. Nó hệ tại “giữ đôi chân trên đất” (số 6), bằng cách rộng rãi dựa vào những quan sát đến từ khắp thế giới và được tiếp sức từ hai Thượng hội đồng 2014 và 2015. Những suy tư này không sinh ra “một nguyên bản gia đình lý tưởng”, nhưng nổi lên từ đó một “sự chắp ghép” hay “sự pha tạp” vốn chất vấn, vì “được hình thành từ nhiều thực tại khác nhau đầy những niềm vui, những bi kịch và những giấc mơ” (57). Quan tâm đến thực tại cụ thể của các gia đình trong sự đa dạng của nó, đó là bắt đầu lắng nghe “những lời mời gọi của Thánh Thần” vốn “được lắng nghe xuyên qua những biến cố của lịch sử” (31).
Những thay đổi về mặt nhân chủng học và văn hóa mà các xã hội của chúng ta biết đến mời gọi một sự phân định. Chúng ta đang đối diện với những hiện tượng nhập nhằng. Việc đề cao giá trị nhân vị và quyền tự trị của nó, một sự gia tăng tự do chọn lựa là những tiến triển tích cực vốn cho phép mỗi người biểu lộ những khả năng của mình; nhưng sự gia tăng chủ nghĩa cá nhân cũng là nguồn của những đau khổ khi tất cả đều được gia tốc và người ta “ít được nâng đỡ bởi những cơ cấu xã hội hơn trước đây” (33). Lý tưởng hôn nhân cùng với “sự cam kết đơn hôn và bền vững” (34) như thế cảm thấy rất mong manh và khó được đề nghị.
Nhiều nhân tố khác tác động đến thể chế gia đình: nền văn hóa “dùng rồi bỏ”, liên quan đến những đồ vật và môi trường cũng như con người, việc phổ biến sản phẩm đồi trụy, sự suy giảm dân số ở một số nơi trên thế giới, nhưng cả việc thiếu chỗ ở hay việc làm, những khó khăn kinh tế, việc di dân bó buộc… Theo chân các nghị phụ, Đức Giáo hoàng không do dự gợi lên thực tại bạo lực vốn quá thường xuyên nổi lên ngay trong chính gia đình hay những lạm dụng mà các trẻ em là nạn nhân. Người ta đang xa với một cái nhìn lý tưởng về gia đình! Vừa dừng lại ở thực tại các gia đình bị chạm đến bởi những hoàn cảnh khuyết tật hay ở người cao tuổi, Đức Phanxicô cũng nhấn mạnh đến điều kiện của các gia đình “bị tràn ngập bởi sự khốn khổ”, mà ngài nhấn mạnh rằng Giáo Hội phải quan tâm “hiểu biết, an ủi, hội nhập các gia đình mà đồng thời tránh áp đặt cho họ một mớ những chuẩn mực” (49).
Trong số các thách đố mà việc tham khảo ý kiến rộng rãi chuẩn bị cho các Thượng hội đồng đã từng nêu lên, tiếp đến Đức Giáo hoàng dừng lại ở các chủ đề khác nhau như sự khủng hoảng chức năng giáo dục, chứng nghiện ma túy và những hình thức nghiện ngập khác, những tiến triển pháp lý về hôn nhân, chế độ đa thê. Ngài xem sự tiến triển của điều kiện nữ giới bằng cách coi như là một “công trình của Thánh Thần” việc nhìn nhận “rõ ràng hơn về phẩm giá người nữ và các quyền của nữ giới” (54), đồng thời nêu lên vấn đề về vai trò của người nam trong gia đình. Ngài lo lắng về các hậu quả của cái gọi là “ý thức hệ về giới*” và những hệ quả của cuộc cách mạng công nghệ sinh học trong lãnh vực sinh sản.
Vì thế, đối với Giáo Hội, vấn đề không phải là khư khư trong “việc tố giác các sự xấu xa của thời đại” (35) hay trong “những than vãn ai oán tự phòng vệ”. Cái nhìn về các thực tại cụ thể phải nâng đỡ “một nền mục vụ tích cực, đón tiếp, vốn làm cho khả thi việc đào sâu các đòi hỏi của Tin Mừng”, nghe theo lời rao giảng và thái độ của Chúa Giêsu (38). Trong một vài đoạn ở đầu chương, Đức Giáo hoàng thậm chí mời gọi Giáo Hội có một thái độ khiêm tốn “tự phê” (36) để nhận ra làm thế nào cách trình bày những xác tín của mình và cách mình đối xử người ta “đã góp phần vào việc gây ra những gì chúng ta tự than phiền ngày nay” (36). Nhất là ngài nhấn mạnh đến sự cần thiết “để chỗ cho lương tâm của các tín hữu” (37) và không dừng lại ở một lý tưởng quá trừu tượng xa rời với các hoàn cảnh cụ thể (36).
Cuối cùng, cái nhìn này về thực tại của hoàn cảnh các gia đình trên thế giới ngày nay, với những khó khăn và phức tạp của nó, là một lời mời gọi đánh thức “tính sáng tạo truyền giáo” và khai phóng “những năng lượng của niềm hy vọng” (57).
Grégoire Catta, s.j, và Bertrand Cassaigne, s.j.
Tý Linh chuyển ngữ
————-
(*) Gender/genre
Tông huấn nhìn nhận sự phân biệt – nhưng không tách biệt – giữa « giới tính sinh học » (sex) và « vai trò văn hóa xã hội của giới tính » (gender) (AL, 56). Xuất hiện vào thập niên 1950, thuật ngữ « gender » (« giới ») có nghĩa rằng giới tính sinh học – chính nó đôi khi mơ hồ – không xác định cách trực tiếp, tự động và vững chắc :
1° sự biểu lộ riêng tư và công cộng được chờ đợi theo những tiêu chí nam tính và nữ tính của một xã hội (tính tình, cử chỉ, y phục …) ;
2° ý thức là nam hay nữ (giới tính được gán định cho không phải luôn luôn là giới tính được đảm nhận) ;
3° những vai trò xã hội và những khả năng được gán định cho cách đặc thù. « Gender queer » (bản dạng giới) không còn quy chiếu các phạm trù giới với ba phạm trù của xu hướng giới tính (khác giới, đồng giới, lưỡng giới) và xem những biểu lộ của nam tính và nữ tính không phải như là những diễn tả về giới tính, và vì thế về nhân cách, nhưng như là những sự sản sinh căn tính.
Giới có thể được xác định bằng cách sống, suy nghĩ, thiết lập và chuẩn hóa thân phận hữu tính của con người. Quả thế, căn tính tính dục và xu hướng tính dục, sự cấu trúc các mối tương quan nam – nữ, như việc sinh sản, quan hệ họ hàng, quan hệ dòng máu, là kết quả vừa của một công việc tâm lý cá nhân vừa của một sự điều chỉnh xã hội và chính trị thể hiện nơi một dữ kiện sinh học và thể lý.
Những nghiên cứu về giới phân tích việc phân chia các vai trò, các mối tương quan quyền hạn, các cấu trúc những căn tính và những xu hướng tính dục cũng như các thực hành tính dục của người nam và người nữ trong một xã hội.
Những kế hoạch chính trị xã hội về giới thể hiện những quan niệm khác nhau và những giá trị liên quan đến thân phận hữu tính của con người thành những kế hoạch xã hội (các thể chế gia đình, chính trị, công lý, giáo dục, việc làm…).
Do đó, giới trước tiên, về mặt tích cực, là một dụng cụ phân tích và biến đổi của các xã hội. Các kế hoạch cấp tiến nhất (việc xóa bỏ sự khác biệt giới tính hay đúng hơn ý nghĩa của nó, tử cung nhân tạo …) gây lo ngại nhưng không tất nhiên là những kế hoạch có ảnh hưởng nhất. Tông huấn nêu cao giá trị hai tham chiếu đạo đức :
1° Việc không tách rời các chiều kích thể lý, tâm lý và tinh thần của con người ;
2° Giao ước nam – nữ như là nơi đón nhận và giáo dục con cái.
Tags: Phanxicô-I
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- NHỮNG LỜI PHÁT BIỂU CUỐI THÁNH LỄ KHAI MẠC SỨ VỤ PHÊRÔ CỦA ĐỨC LÊÔ XIV
- ĐỨC LÊÔ XIV: PHÊRÔ KHÔNG PHẢI LÀ MỘT NGƯỜI CHĂN DẮT ĐƠN ĐỘC, CŨNG KHÔNG PHẢI LÀ MỘT THỦ LĨNH Ở TRÊN NHỮNG NGƯỜI KHÁC
- ĐỨC LÊÔ XIV: HỌC THUYẾT XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI THÚC ĐẨY ĐỐI THOẠI
- ĐHY PAROLIN: HỌC THUYẾT XÃ HỘI CÔNG GIÁO CÓ THỂ CHỮA LÀNH NHỮNG CHIA RẼ TOÀN CẦU
- SỰ MỚI MẺ NÀY ĐƯỢC ĐỨC LÊÔ XIV MONG MUỐN CHO LỄ KHAI MẠC SỨ VỤ CỦA MÌNH
- THÁNH LỄ KHAI MẠC TRIỀU ĐẠI GIÁO HOÀNG CỦA ĐỨC LÊÔ XIV, MỘT PHỤNG VỤ GIỮA CÁC NGHI LỄ VÀ BIỂU TƯỢNG
- DIỄN VĂN CỦA ĐỨC LÊÔ XIV CHO CÁC THÀNH VIÊN CỦA ĐOÀN NGOẠI GIAO TẠI TÒA THÁNH : BỎ LẠI XUNG ĐỘT ĐẰNG SAU VÀ CHỌN THEO MỘT CON ĐƯỜNG MỚI
- ĐHY PAROLIN : TRONG SUỐT MẬT NGHỊ, ĐỨC LÊÔ XIV “KHÔNG BAO GIỜ MẤT ĐI NỤ CƯỜI NHẸ NHÀNG CỦA MÌNH”
- NỮ TU OONAH O’SHEA ĐƯỢC BẦU LÀM CHỦ TỊCH UISG
- ĐỨC LÊÔ XIV, “MỘT GIÁO HOÀNG VÌ HÒA BÌNH VÀ LÒNG THƯƠNG XÓT”
- GIÁO DỤC: ĐỨC LÊÔ XIV KHUYẾN KHÍCH ƠN GỌI TU TRÌ LA SAN
- NHỮNG KHUÔN MẶT CỦA HOẠT ĐỘNG TRUYỀN GIÁO CỦA ĐỨC LÊÔ XIV Ở PERU
- ĐỨC LÊÔ XIV TIẾP KIẾN NHÀ VÔ ĐỊCH QUẦN VỢT JANNIK SINNER
- VĂN PHÒNG BÁO CHÍNH TÒA THÁNH ĐƯA RA LỜI GIẢI THÍCH CHÍNH THỨC VỀ HUY HIỆU CỦA ĐỨC LÊÔ XIV
- NƠI Ở CỦA CÁC ĐỨC GIÁO HOÀNG QUA NHỮNG BIẾN ĐỘNG CỦA LỊCH SỬ
- “VIỆC BẦU ĐỨC LÊÔ XIV ĐÁNH DẤU BƯỚC NGOẶT TRONG TƯ TƯỞNG XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI”
- PHẬT TỬ VÀ KITÔ HỮU TRONG CUỘC ĐỐI THOẠI GIẢI THOÁT CHO THỜI ĐẠI CHÚNG TA
- DIỄN VĂN CỦA ĐỨC GIÁO HOÀNG LÊÔ XIV GỬI CÁC CHUYÊN VIÊN TRUYỀN THÔNG : HÃY CHỌN LỰA CON ĐƯỜNG TRUYỀN THÔNG HÒA BÌNH
- MẬT NGHỊ HỒNG Y: ĐHY PAROLIN VÀ ĐHY PREVOST ĐƯỢC PHIẾU “RẤT CAO” TRONG CUỘC BỎ PHIẾU ĐẦU TIÊN ?
- CHÚA NHẬT ĐẦU TIÊN CỦA ĐỨC LÊÔ XIV VỚI CÁC TÍN HỮU VÀ TẠI MỘ THÁNH PHÊRÔ