GUIDO D’AREZZO, ĐAN SĨ ĐÃ PHÁT MINH RA CÁC NỐT NHẠC
Nhân dịp diễn ra Ngày lễ âm nhạc lần thứ 41 tại Pháp vào ngày 21/6, cùng khám phá lịch sử của Guido d’Arezzo, vị đan sĩ Dòng Biển Đức vào thế kỷ XI đã làm đảo lộn cách quan niệm về âm nhạc và hỗ trợ rất nhiều cho việc học nhạc.
Sự phát triển của việc thực hành âm nhạc vào thời Trung Cổ là nhờ thành công của Guido d’Arezzo (992-1033), một đan sĩ Dòng Biển Đức người Ý, đã cách mạng hóa việc học nhạc. Còn được gọi là « cha đẻ của âm nhạc », Guido d’Arezzo đặc biệt nổi tiếng vì là nguồn gốc của chuỗi nốt nổi tiếng do-re-mi-fa-sol-la-si.
Thiên tài âm nhạc
Rất ít yếu tố cho phép tái tạo rõ ràng cuộc đời của ông, tuy nhiên đa số các sử gia đều đồng ý rằng ông sinh năm 993 tại làng Pomposa của ý và ông qua đời trong khoảng thời gian từ 1033 đến 1050, tại đan viện Fonte Avellana. Khi còn rất trẻ, ông vào đan viện Biển Đức Pomposa, nơi ông được học nhạc lần đầu tiên và nhanh chóng được chú ý nhờ khả năng hiểu được sự hòa âm của âm thanh và phương pháp sư phạm của nó.
Bị trục xuất khỏi đan viện Pomposa vì những lý do vẫn còn chưa rõ ràng, ông phải đến sống ở Arezzo, nơi ông nhận được sự bảo vệ của Giám mục Teodaldo, người đã bổ nhiệm ông làm giáo sư dạy hát và lý thuyết âm nhạc ở trường của nhà thờ chính tòa Arezzo.
Guido d’Arezzo đã phát triển trong một thời đại mà việc truyền tải âm nhạc chủ yếu bằng miệng. Các nhạc sĩ bắt chước thầy của mình và những người hát lễ khó hát với nhau với sự trợ giúp của các ký hiệu nhỏ được ghi trên các bản văn : các dấu nơm. Bắt nguồn từ ký hiệu âm nhạc Grégorien, các dấu nơm cho phép các nghệ sĩ nhớ lại một giai điệu được ghi nhớ trước đó, nhưng không có chỉ dẫn chính xác về quãng hay cao độ của các nốt nhạc.
Người báo trước việc xướng âm
Do đó, vào thế kỷ 11, người mà chúng ta ngày nay gọi là « cha đẻ của âm nhạc » đã cách mạng hóa hệ thống ký hiệu âm nhạc bằng cách hoàn thiện một phương pháp sư phạm mới giúp các nghệ sĩ không phải học thuộc lòng, bằng tai, các khúc nhạc và bài hát.
Lúc đó, ông đã phát triển một hợp âm lục, một thang âm bao gồm sáu nốt cố định trên năm dòng, tương đương với các bản dàn bè hiện tại của chúng ta. Với mỗi nốt nhạc này, Guido d’Arezzo sẽ gọi một cái tên, ut-ré-mi-fa-sol-la, mỗi tên tương ứng với âm tiết đầu tiên trong các câu của bài Thánh thi kính thánh Gioan Tẩy Giả, một bài hát tôn giáo rất yêu thích của Dòng Biển Đức.
Bài Thánh thi tiếng Latinh này, do Paul Diacre viết, có một điểm đặc biệt: nó tăng cao độ ở mỗi đầu câu. Lúc đó, ông quyết định liên kết một cách lôgíc từng nốt của thang âm với âm tiết đầu tiên của mỗi câu thơ, do đó tạo ra một phương tiện lý tưởng.
UT queant laxis –REsonare fibris – MIra gestorum –FAmili tuorum – SOLve pollutir –LAbii reatum – Sancte Ioannes.
« Để những dây đàn thanh bình trên môi miệng chúng con có thể vang lên những kỳ công trong hành động của ngài, xin cất bỏ tội lỗi của kẻ tôi tớ ô uế của ngài, ôi lạy Thánh Gioan ».
Một ảnh hưởng đặc biệt
Liên quan đến nốt Si, ban đầu không có, nó có được nhờ sự rút gọn của Sancte Ioannes và sẽ được Anselme de Flandres thêm vào vào cuối thế kỷ XVI. Nốt Ut được cho là quá khó để nghe, nên đã được chuyển thành Do bơi nhà soạn nhạc Bononcini vào năm 1673. Nốt Do này được gợi hứng từ « Domine », có nghĩa là « Chúa ».
Rất nhanh chóng được phổ biến cho toàn bộ thế giới âm nhạc tây Phương, phương pháp của Guido d’Arezzo đã cách mạng hóa việc học và thực hành âm nhạc. Thậm chí ngày nay, ông vẫn được coi là một trong những nhà phát minh ra các nốt nhạc.
Một số nước không sử dụng cách đặt tên mới này và vẫn giữ một hệ thống cũ gọi tên các nốt nhạc bằng các chữ cái đầu tiên của bảng chữ cái, kế thừa từ Hy Lạp cổ đại : A (La), B (Si), C (Do), D (Ré), E (Mi), F (Fa) và G (Sol). Phương pháp này kéo dài lâu hơn nơi các nước Anglo-Saxon và Germanic.
Tý Linh
(theo nhật báo La Croix và Aleteia)
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- VÀ NẾU MIÊU TẢ ĐỨC MARIA VỚI ĐÔI CHÂN LẤM LEM?
- THƯ CỦA ĐỨC THÁNH CHA GỬI DÂN THIÊN CHÚA ĐANG LỮ HÀNH TẠI NICARAGUA NHÂN DỊP CỬ HÀNH TUẦN CỬU NHẬT KÍNH ĐỨC MẸ VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI
- DIỄN VĂN CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO CÁC THAM DỰ VIÊN HỘI NGHỊ KỶ NIỆM 100 NĂM ‘HỘI NGHỊ TOÀN TÔN GIÁO’ ĐẦU TIÊN ĐƯỢC TỔ CHỨC BỞI THẦY SREE NARAYANA GURU (1856-1928)
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT I MÙA VỌNG NĂM C: HÃY GIỮ LÒNG MÌNH NHẸ NHÀNG VÀ TỈNH THỨC ĐỂ ĐÓN CHÚA ĐẾN
- ĐỨC PHANXICÔ : KHÔNG ĐƯỢC LOẠI BỎ BẤT KỲ MẠNG SỐNG NÀO
- THAM QUAN 10 KHO TÀNG CỦA NHÀ THỜ CHÍNH TÒA ĐỨC BÀ PARIS
- NGHỀ NÀO HẠNH PHÚC NHẤT THẾ GIỚI?
- ĐẶT CHÚA KITÔ TRỞ LẠI TRUNG TÂM
- THẦN BÍ SAI LẠC VÀ LẠM DỤNG THIÊNG LIÊNG, MỘT NHÓM LÀM VIỆC ĐƯỢC THÀNH LẬP TẠI VATICAN
- BÀI GIÁO LÝ VỀ CHÚA THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ – BÀI 15. NHỮNG HOA TRÁI CỦA CHÚA THÁNH THẦN. NIỀM VUI
- TẠI SAO ĐỨC PHANXICÔ KÊU GỌI QUAY TRỞ LẠI VỚI LỊCH SỬ TRONG VIỆC ĐÀO TẠO LINH MỤC ?
- ĐỨC PHANXICÔ: ‘TÀI LIỆU CHUNG KẾT CỦA THƯỢNG HỘI ĐỒNG LÀ MỘT PHẦN CỦA HUẤN QUYỀN GIÁO HOÀNG’
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ TRONG LỄ CHÚA KI-TÔ VUA: CUỘC SỐNG CỦA CHÚNG TA TÌM THẤY ÁNH SÁNG VÀ Ý NGHĨA NƠI TÌNH YÊU
- KINH TRUYỀN TIN LỄ CHÚA KITÔ VUA: ĐỨC GIÊSU LÀ ‘VUA’ CỦA TÔI KHÔNG?
- ĐỨC PHANXICÔ THÔNG BÁO NGÀY PHONG THÁNH CHO CARLO ACUTIS VÀ PIER GIORGIO FRASSATI
- DIỄN VĂN CỦA PHANXICÔ CHO CÁC THAM DỰ VIÊN CUỘC HỌP ĐƯỢC TỔ CHỨC BỞI TÒA THƯỢNG THẨM RÔMA
- THƯ VỀ VIỆC ĐỔI MỚI NGHIÊN CỨU LỊCH SỬ GIÁO HỘI
- BÀI GIÁO LÝ VỀ CHÚA THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ – BÀI 14. CÁC ƠN CỦA HIỀN THÊ. CÁC ĐẶC SỦNG, NHỮNG ƠN CỦA CHÚA THÁNH THẦN VÌ ÍCH CHUNG
- ẤN BẢN MỚI CỦA SÁCH BÀI ĐỌC DÀNH CHO TANG LỄ CỦA ĐỨC THÁNH CHA
- ĐỨC PHANXICÔ: THIÊN CHÚA SẼ CÓ LỜI CUỐI CÙNG VỀ CUỘC CHIẾN Ở UCRAINA