HÀNH TRÌNH QUA CÁC NĂM THÁNH NHỜ CÁC SẮC CHỈ TRIỆU TẬP
Những tài liệu mà các Năm Thánh đã được công bố từ đầu thế kỷ 20 này giúp ta có thể vạch lại lịch sử gần đây của thế giới và của Giáo hội trong hai thế kỷ qua.
Hành trình của các Năm Thánh, kể từ khi bắt đầu vào năm 1300, là con đường xuyên qua những bối cảnh lịch sử rất khác nhau. Đó là một hành trình đức tin luôn được hướng dẫn bởi cùng một địa bàn: địa bàn của sự tha thứ vốn tìm thấy nơi Chúa Giêsu, một “Cánh cửa” luôn mở. Các Năm Thánh là những năm ân sủng trong đó những mong đợi của nhân loại dường như hướng theo cùng một ngưỡng cửa.
Các Sắc chỉ triệu tập
Lịch sử của các Năm Thánh cũng có thể được đọc qua các Sắc chỉ triệu tập, là các văn kiện thường được viết bằng tiếng Latinh và có đóng dấu của Đức Giáo hoàng, trong đó ghi rõ ngày bắt đầu và ngày kết thúc của Năm Thánh. Ban đầu, con dấu – tức là “ấn” – thường được làm bằng chì và có hình hai thánh tông đồ Phêrô và Phaolô ở mặt trước. Mặt sau có tên của Đức Giáo hoàng. Tên của tài liệu đặc biệt này, sắc chỉ, xuất phát chính xác từ hình dạng của con dấu. Mỗi sắc chỉ được xác định, giống như các tài liệu khác của Đức Giáo hoàng, bằng những từ đầu tiên. Các văn kiện công bố Năm Thánh cũng chỉ ra một số khía cạnh nổi bật của Năm Thánh. Các chủ đề và đường hướng chủ đạo thường gắn liền với các sự kiện lớn trong lịch sử.
Năm 1900, sắc chỉ Properante ad Exitum Saeculo
Những sắc chỉ công bố các Năm Thánh của thế kỷ XX và XXI đã trải qua những thời điểm quan trọng của lịch sử, những thời đại được đánh dấu bằng sự tiến bộ, nhưng cũng có những đoạn tuyệt đầy kịch tính. Trong sắc chỉ Năm Thánh 1900, “Properante ad Exitum Saeculo”, Đức Lêô XIII, vị Giáo hoàng của thông điệp “Rerum novarum”, đã nhắc lại bối cảnh chuyển tiếp giữa hai thế kỷ, được đánh dấu bằng “sự thay đổi các điều kiện của Rôma” được tuyên bố là thủ đô. của Vương quốc Ý. Năm Thánh 1900, với việc Giáo hoàng “bị giam hãm ở Vatican” vì vấn đề Rôma, diễn ra trong một thế giới ngày càng nhỏ bé, nơi các tàu hơi nước nhanh chóng băng qua các đại dương và nơi mạng lưới đường sắt ngày càng trở nên chằng chịt. Thêm vào những tiến bộ về di chuyển này là những tiện ích hiện đại. Nhiều phát minh trong số này, tổ tiên của công nghệ thời đại chúng ta, đã được giới thiệu và ngưỡng mộ trong cuộc đại Triển lãm toàn cầu ở Paris năm 1900.
Liên quan đến Năm Thánh, Đức Lêô XIII kêu gọi thức tỉnh đức tin của dân Kitô giáo và kêu gọi họ đón nhận thách thức của quá trình hiện đại hóa. Trong sắc chỉ “Properante ad Exitum Saeculo”, Đức Thánh Cha đặc biệt nhấn mạnh rằng đối với “một người Công giáo tốt lành, trong thời gian thánh này, nếu họ muốn trung thành với chính mình, thì thật thích hợp để đi qua Rôma và chỉ để cho mình được hướng dẫn bởi đức tin Kitô giáo”. Đức Thánh Cha viết: “Thật là thích hợp để từ bỏ cảnh tượng không hợp thời của những điều vô ích hoặc phàm tục, bằng cách hướng tâm trí chúng ta về những điều có xu hướng hướng tới tôn giáo và lòng đạo đức”. Đây là giai đoạn lịch sử cuối cùng của thế kỷ XIX, trong đó diện mạo của các thành phố bị biến đổi sâu sắc bởi cuộc cách mạng công nghiệp. Động lực mà Đức Thánh Cha muốn thúc đẩy là “tính hiện đại của Kitô giáo”.
Đức Phanxicô đọc sắc chỉ triệu tập Năm Thánh thường lệ 2025
Năm 1925, sắc chỉ Infinita Dei Misericordia
Đầu những năm 1900 bị rung chuyển bởi Thế chiến thứ nhất, từ năm 1914 đến năm 1918, vốn nhấn chìm châu Âu. Hàng triệu người đang chiến đấu và chết. Các loại vũ khí, khí ngạt, xe tăng và máy bay ném bom ngày càng có sức tàn phá khủng khiếp. Một sự kiện khác trong giai đoạn đầu tiên của thế kỷ XX, được đánh dấu bằng sự trỗi dậy của chế độ toàn trị, là việc hạ bệ Sa hoàng Nga và chiến thắng của các nhà cách mạng cộng sản. Năm 1924, Đức Giáo hoàng Piô XI đã công bố Năm Thánh 1925 với sắc chỉ “Infinita Dei Misericordia” (Lòng thương xót vô tận của Thiên Chúa). Trong văn kiện này, Đức Giáo hoàng kêu gọi “sự phục hồi xã hội”. Đối với ngài, điều cần thiết là “sự tham lam quá mức của các công dân và của chính các quốc gia phải được kiềm chế bởi luật Tin Mừng”. Nhiều quốc gia vẫn còn chấn động trước những vết thương do Thế chiến thứ nhất gây ra. Đức Giáo hoàng nói thêm: “Người ta không thấy làm thế nào để khôi phục lại mối liên kết huynh đệ giữa các dân tộc, và làm thế nào để có thể tái lập nền hòa bình lâu dài nếu chính các công dân và các chính phủ không tràn đầy lòng bác ái này mà, đáng tiếc là trong một thời gian dài, đặc biệt là vì chiến tranh, dường như mê ngủ và gần như bị bỏ rơi”.
Năm 1933, sắc chỉ Quod Nuper
Năm 1933, nhân dịp kỷ niệm 1900 năm cái chết của Chúa Giêsu, Năm Thánh ngoại thường về Ơn Cứu Độ đã khai mở, được Đức Giáo hoàng Piô XI công bố trong sắc chỉ “Quod Nuper”. Đức Thánh Cha viết: “Ước mong con người chuyển hướng suy nghĩ của mình một chút từ những sự thế gian và chóng qua mà ngày nay họ đang đấu tranh rất đau đớn, hướng tới những sự trên trời và vĩnh cửu; và, từ những tình trạng lo âu và buồn bã hiện nay, họ nâng tâm trí hướng đến niềm hy vọng về hạnh phúc mà Chúa Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, đã kêu gọi chúng ta hướng tới”. Đó là thời kỳ mà ở nhiều quốc gia, các giá trị dân chủ đã bị phá bỏ. Trong những năm sau Thế chiến thứ nhất, những căng thẳng xã hội mạnh mẽ và những đòi hỏi của chủ nghĩa dân tộc đã tạo nền tảng cho việc thành lập các chế độ toàn trị. Chủ nghĩa phát xít ở Ý và chủ nghĩa quốc xã ở Đức đã khiến thế giới tiến tới Thế chiến thứ hai. Một nỗi kinh hoàng khiến hơn 50 triệu người chết và có sự tàn phá to lớn.
Năm 950, sắc chỉ Iubilaeum Maximum (Năm Thánh vĩ đại)
Sắc chỉ triệu tập Năm Thánh nhân dịp Năm Thánh 1950, “Iubilaeum Maximum,” tiếp nối bi kịch của Thế chiến thứ hai. Đức Piô XII hy vọng rằng Năm Thánh “may mắn thay sẽ chuẩn bị cho cuộc trở lại hoàn vũ với Chúa Kitô”. Đức Thánh Cha nhìn thấy hy vọng trong đống đổ nát, không chỉ vật chất, của một chủ nghĩa nhân văn mới.
“Xin cho bình an cuối cùng sẽ trở lại trong tâm hồn của mọi người, trong từng gia đình, trong các quốc gia, trong cộng đồng các dân tộc hoàn vũ. Xin cho những người bị bách hại vì công lý có được sức mạnh tâm hồn mà Giáo hội đã trang điểm cho mình, ngay từ đầu, bằng máu của các vị tử đạo; xin cho những người tỵ nạn, những tù nhân, những người bị xa khỏi nhà của họ, được trở về quê hương thân yêu của họ càng sớm càng tốt; xin cho những đau khổ và lo âu được tràn đầy niềm an ủi thiên đàng.”
Những năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai là thời kỳ mà các cán cân địa chính trị mới đang hình thành, do hai cường quốc thế giới là Hoa Kỳ và Liên Xô thống trị. Thế giới bị chia thành nhiều khối và một cuộc “chiến tranh lạnh” bắt đầu, cũng dựa trên chiến lược răn đe vũ khí hạt nhân.
Năm 1975, Apostolorum Limina (Ngưỡng cửa các Tông đồ)
Thập niên 1970 được đánh dấu, cùng với những điều khác, bởi quá trình thế tục hóa, bởi nhiều cuộc xung đột, trong đó có xung đột ở Việt Nam, và bởi sự lan rộng của các phong trào phản kháng của giới trẻ. Xã hội năm 68 kêu gọi một sự thay đổi sâu sắc trong cơ cấu xã hội. Chính trong bối cảnh này mà Năm Thánh do Đức Phaolô VI công bố đã khai mạc vào năm 1975 với sắc chỉ “Apostolorum Limina”. Giáo hội, “không xâm chiếm những lĩnh vực không thuộc thẩm quyền của mình, đã muốn làm cho con người cảm thấy cần phải hoán cải về với Thiên Chúa”. Đức Thánh Cha Phaolô VI viết: “Đối với toàn thế giới, lời kêu gọi đổi mới và hòa giải này đáp ứng những khát vọng chân thành nhất về tự do, công lý, hiệp nhất và hòa bình mà chúng ta thấy hiện diện ở bất cứ nơi nào con người nhận thức được những vấn đề nghiêm trọng nhất của họ, và phải chịu đựng những bất hạnh do sự chia rẽ và các cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn gây ra”.
Năm 1983, Aperite Portas Redemptori (Hãy mở Cửa cho Đấng Cứu Độ)
Đổi mới lời mời được bày tỏ một ngày sau khi được bầu vào Ngai Tòa Phêrô, Đức Gioan Phaolô II đã đưa ra lời kêu gọi toàn thể Giáo hội nhân Năm Thánh Ngoại thường năm 1983: “Hãy mở cửa cho Đấng Cứu Độ”. Trong Sắc chỉ triệu tập nhân kỷ niệm 1950 năm Ơn Cứu Độ, “Aperite Portas Redemptori”, ngài ngỏ lời với tất cả các tín hữu của thế giới Công giáo: “Vì thế, toàn thể Giáo hội, từ các giám mục đến những tín hữu nhỏ bé và khiêm tốn nhất, phải cảm thấy được mời gọi sống cái nhìn bao quát cuối cùng của thế kỷ XX của Ơn Cứu Độ trong một tinh thần Mùa Vọng được đổi mới và sâu xa hơn, vốn đang chuẩn bị cho thiên niên kỷ thứ ba sắp đến, với cùng những tâm tình như những tâm tình mà Đức Trinh Nữ Maria chờ đợi sự giáng sinh của Chúa, trong sự khiêm nhường của bản tính con người chúng ta”. Thập niên 1980, bị chấn động bởi những tai họa như AIDS, xảy ra trước khi các rào cản giữa Đông và Tây dần được dỡ bỏ. Sự sụp đổ của Bức tường Berlin năm 1989 đã dẫn đến một trật tự địa chính trị mới. Một mô hình kinh tế được xác định trước hết bởi các quá trình toàn cầu hóa đã bắt đầu áp đặt ở các khu vực khác nhau trên hành tinh.
Năm 2000, sắc chỉ Incarnationis Mysterium (Mầu nhiệm Nhập Thể)
Năm Thánh 2000 đồng hành với những bước đầu tiên của nhân loại tiến vào thiên niên kỷ thứ ba. Trong sắc chỉ Incarnationis Mysterium, Đức Gioan Phaolô II mong muốn Năm Thánh sẽ là “một bài ca ngợi khen Chúa Ba Ngôi duy nhất và không ngừng nghỉ”. Đức Giáo hoàng viết: “Sự tiến bước của các tín hữu hướng tới thiên niên kỷ thứ ba không hề bị ảnh hưởng bởi sự mệt mỏi mà sức nặng của hai nghìn năm lịch sử có thể mang lại; trái lại, các Kitô hữu cảm thấy khá yên tâm, vì họ ý thức rằng họ đang mang ánh sáng đích thực, là Chúa Kitô, đến cho thế giới”. Thập kỷ đầu tiên của thiên niên kỷ thứ ba bị chấn động bởi nhiều sự kiện, trong đó có vụ tấn công khủng bố ngày 11 tháng 9 năm 2001 nhằm vào Tòa Tháp Đôi và Lầu Năm Góc. Đây là những năm mà cuộc khủng hoảng tài chính bắt đầu ở Hoa Kỳ đã gây ra hậu quả nghiêm trọng cho các nền kinh tế trên thế giới.
Năm 2015, sắc chỉ Misericordiae Vultus (Dung mạo của Lòng Thương Xót)
“Đừng rơi vào cái bẫy khủng khiếp khi nghĩ rằng cuộc sống phụ thuộc vào tiền bạc và nghĩ rằng, khi đối mặt với nó, mọi thứ khác trở nên vô giá trị và không ích gì. Đó chỉ là ảo ảnh thôi.” Đây là một trong những đoạn của sắc chỉ năm 2015, Năm Thánh Ngoại thường về Lòng Thương Xót, nhân dịp kỷ niệm 50 năm kết thúc Công đồng Vatican II. Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh rằng nền tảng của đời sống Giáo hội là lòng thương xót và trong sắc chỉ Misericordiae Vultus, ngài mong muốn “sự tha thứ đến với mọi người”. Đây là những năm mà hiện tượng di cư ngày càng trở nên nghiêm trọng và sự mất cân bằng giữa khu vực phía bắc và phía nam của hành tinh ngày càng trở nên trầm trọng.
Tý Linh
(theo Amedeo Lomonaco – Vatican News)
Tags: năm thánh 2025, Phanxicô-I
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- THÁNH LỄ ĐÊM GIÁNG SINH VÀ KHỞI ĐẦU MỘT NĂM ÂN SỦNG, ĐỔI MỚI VÀ HY VỌNG
- HÀNH TRÌNH QUA CÁC NĂM THÁNH NHỜ CÁC SẮC CHỈ TRIỆU TẬP
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT IV MÙA VỌNG NĂM C: TẠ ƠN CHÚA VỀ HỒNG ÂN SỰ SỐNG
- NĂM THÁNH 2025: CẦN PHẢI CÓ THẺ HÀNH HƯƠNG ĐỂ BƯỚC QUA CÁC CỬA THÁNH Ở RÔMA
- DIỄN VĂN CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO GIÁO TRIỀU RÔMA NHÂN DỊP CHÚC MỪNG GIÁNG SINH 2024: HÃY NÓI TỐT CHỨ ĐỪNG NÓI XẤU
- GIÁO TRIỀU RÔMA, BÀI GIẢNG MÙA VỌNG THỨ 3: SỰ CAO CẢ CỦA THIÊN CHÚA LÀ SỰ NHỎ BÉ
- MỤC TỬ TRONG THÁNH KINH, MỘT HÌNH ẢNH VỀ UY QUYỀN VÀ LÒNG NHÂN TỪ
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI NHÓM ÂN NHÂN VIỆT NAM: HỖ TRỢ CÁC CÔNG VIỆC BÁC ÁI ĐÓNG GÓP VÀO VIỆC MANG LẠI NIỀM HY VỌNG
- THÁNH TÍCH CỦA THÁNH TÊRÊSA HÀI ĐỒNG GIÊSU ĐẾN RÔMA NHÂN NĂM THÁNH
- BÀI GIÁO LÝ VỀ NĂM THÁNH 2025. CHÚA GIÊSU KITÔ, NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA. I. THỜI THƠ ẤU CỦA CHÚA GIÊSU. BÀI 1. GIA PHẢ CỦA CHÚA GIÊSU (Mt 1, 1-17). CON THIÊN CHÚA ĐI VÀO LỊCH SỬ
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC THÁNH CHA TRONG THÁNH LỄ CHÚA NHẬT III MÙA VỌNG NĂM C: CHÚNG TÔI PHẢI LÀM GÌ?
- NHỮNG ĐOẠN TRÍCH TỪ CUỐN TỰ TRUYỆN « HY VỌNG » CỦA ĐỨC PHANXICÔ
- ĐỨC PHANXICÔ TIẾT LỘ NGÀI ĐÃ THOÁT KHỎI HAI VỤ MƯU SÁT TRONG CHUYẾN TÔNG DU TỚI IRAK
- ĐỨC PHANXICÔ CA NGỢI CORSE NHƯ MÔ HÌNH CỦA “TÍNH THẾ TỤC LÀNH MẠNH”
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI HÀNG GIÁO SĨ CORSE: “HÃY CHĂM SÓC CÁC BẠN VÀ NGƯỜI KHÁC”
- VIDEO TRỰC TUYẾN CHUYẾN TÔNG DU CORSE
- ĐỨC THÁNH CHA SẼ ĐẾN CORSE ĐỂ KÊU GỌI CẦU NGUYỆN, CÔNG LÝ VÀ TRÁCH NHIỆM
- THƯỢNG HỘI ĐỒNG: ĐỨC THÁNH CHA BỔ NHIỆM CÁC THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG THƯỜNG LỆ, TRONG ĐÓ CÓ HAI PHỤ NỮ
- CHUYẾN TÔNG DU CỦA ĐỨC PHANXICÔ: ĐỐI VỚI ĐA SỐ NGƯỜI PHÁP, ĐỨC PHANXICÔ “ĐÚNG” KHI THÍCH CORSE HƠN NHÀ THỜ ĐỨC BÀ PARIS
- BÀI GIẢNG THỨ 2 TRONG MÙA VỌNG CHO GIÁO TRIỀU RÔMA : TÁI KHÁM PHÁ NIỀM TIN TƯỞNG VÀO THIÊN CHÚA ĐỂ LÀM SỐNG LẠI NIỀM HY VỌNG