HOA KỲ: ĐẠI HỘI THÁNH THỂ CÓ THỂ NHEN LẠI NIỀM HY VỌNG

Written by xbvn on Tháng Bảy 20th, 2024. Posted in Tâm linh, Thế Giới, Tý Linh

Đại hội Thánh Thể Toàn quốc lần thứ 10 được khai mạc vào thứ Tư ngày 17/7/2024 tại Indianapolis (Hoa Kỳ) và kéo dài đến ngày 21/7, trước sự hiện diện ​​của 50.000 người. Sự kiện chưa từng có và mang tính lịch sử này có thể thổi bừng lên đức tin của các tín hữu và nhen lại niềm hy vọng trong nước.

Không ai trông chờ điều đó. Đại hội Thánh Thể Toàn quốc lần thứ 10 khai mạc vào ngày 17 tháng Bảy tại Indianapolis, Hoa Kỳ, có thể đã không được chú ý. Tuy nhiên, không dưới 50.000 người tham gia sau hai tháng rước Thánh Thể trên khắp đất nước! Sáng kiến ​​“canh tân Thánh Thể” do các giám mục Hoa Kỳ phát động vào năm 2022 chắc chắn đã thu hút được các tín hữu.

Thành phố Indianapolis đăng cai Đại hội Thánh Thể toàn quốc lần thứ 10 từ ngày 17 đến ngày 21 tháng Bảy. Một sự kiện lịch sử trong đó hơn 50.000 người tham gia và kết thúc bốn cuộc rước kiệu Thánh Thể khổng lồ, vốn đã đi khắp đất nước kể từ tháng Năm, do đó hình thành nên cuộc hành hương Thánh Thể dài nhất trong lịch sử.

Sân vận động Lucas Oil, sân vận động tổ chức sự kiện này, chưa bao giờ sôi động và cầu nguyện như vào thứ Tư ngày 17 tháng Bảy này. Ban đầu ồn ào với hàng ngàn tiếng cười và cuộc trò chuyện, sau đó sự im lặng bao trùm sân vận động khi Bí tích Thánh Thể xuất hiện. Có mặt, John Touhey, nhà báo của Aleteia phiên bản Mỹ tâm sự: «Tôi hơi sợ rằng cả buổi tối sẽ tràn ngập cảm giác quá tải mạnh mẽ. Nhưng khi Mình Thánh Chúa đi vào sân vận động, một sự im lặng sâu sắc bao trùm đám đông và mọi người quỳ xuống. Thành thật mà nói, tôi chưa bao giờ trải qua sự im lặng sâu xa như vậy ».

Đức Cha Andrew Cozzens, Giám mục giáo phận Crookston (Minnesota) và là chủ tịch Đại hội Thánh Thể Toàn quốc, sau đó đã lớn tiếng cầu nguyện trước Thánh Thể. Đức Hồng y Christophe Pierre, Sứ thần Tòa Thánh tại Hoa Kỳ, đã phát biểu, mời gọi các tín hữu cầu nguyện cho sự hiệp nhất nhiều hơn trong Giáo hội, để “trở nên phong nhiêu hơn” trong sứ mạng của họ. Ngài mời gọi các tín hữu nhìn vào Bí tích Thánh Thể như một lời mời gọi đi ra và gặp gỡ người khác. Chúa Giêsu hiện diện và, nhận ra Người, “chúng ta không thể không tìm kiếm Người ở khắp mọi nơi và trong mỗi người”.

Chầu Thánh Thể, nguồn mạch của chứng tá

Vào ngày thứ hai của đại hội, các diễn giả khác đã chia sẻ tầm quan trọng của việc tôn thờ Thánh Thể và sự cần thiết phải kín múc từ đó sức mạnh và tình yêu cần thiết để làm chứng cho Chúa Kitô mỗi ngày. Trong số đó có cha Mike Schmitz, một linh mục người Mỹ đến từ Minnesota, một trong những nhân vật mới của Giáo hội trên Internet. Ngài nhắc lại với Aleteia: “Chúng ta phải sẵn sàng không chỉ đóng vai trò là mô hình của mối quan hệ mà còn phải thực sự bước vào mối quan hệ”.

Nhưng Đại hội Thánh Thể cũng là nơi gặp gỡ giữa những người tham dự khác nhau đến từ 50 tiểu Bang khác nhau và ít nhất 17 quốc gia. “Điều thường xảy ra là người ta quay lưng lại với đức tin vì sự khắc nghiệt của một số người,” một người tham gia, Angele Baczmaga, đã tâm sự với Aleteia như vậy. “Điều khiến tôi ấn tượng tại Đại hội cho đến nay là thông điệp bắt đầu bằng tình yêu và mối quan hệ, và tôi nghĩ đó là rất quan trọng. Chính ở đó mà Chúa Kitô đã bắt đầu. Có rất nhiều vẻ đẹp trong thông điệp tình yêu này, và đó là điều mà Chúa Kitô đang cố gắng cho chúng ta thấy trong Bí tích Thánh Thể.” Và chồng cô là Daniel nói tiếp: “Chúng tôi cảm thấy rằng Chúa Thánh Thần đang hoạt động ở đây!”

“Phục hưng Thánh Thể”

Tác giả của cuộc “canh tân Thánh Thể” này, Đức cha Robert Barron, một trong những nhà giảng thuyết người Mỹ nổi tiếng nhất và hiện là giám mục của giáo phận Winona-Rochester (Minnesota), đã mời gọi người Công giáo tham gia một chiến dịch cầu nguyện rộng lớn, sẽ kéo dài trong suốt tháng Bảy và nhằm mục đích ghi nhận không dưới 10.000 giờ cầu nguyện để hỗ trợ cuộc “canh tân Thánh Thể” này.

Chương trình “canh tân Thánh Thể” này được hình thành sau kết quả tai hại của một cuộc khảo sát cho thấy sự suy giảm niềm tin của người Công giáo vào sự hiện diện thực sự của Chúa Kitô trong Bí tích Thánh Thể. Trong cuộc khảo sát này, 69% người Công giáo trong nước coi bánh và rượu được thánh hiến trong thánh lễ là những biểu tượng đơn giản cho sự hiện diện của Chúa Kitô, trong khi chỉ có 31% trong số họ nhìn thấy Mình và Máu thật của Người ở đó. Sau cú sốc về những kết quả này, ý tưởng về “Sự Phục hưng Thánh Thể” đã đặc biệt được đưa ra bởi Đức cha Robert Barron, người từng là Giám mục phụ tá của Los Angeles.

“Giờ thánh”

Qua nhiều thế kỷ, nhiều vị thánh đã nói đến “giờ thánh”, khuyên các tín hữu thực hành việc này. Việc tôn sùng này được lấy cảm hứng từ câu chuyện Chúa Giêsu trong Vườn Ghếtsêmani, khi Người yêu cầu các môn đệ cầu nguyện. Chúa Giêsu đặt câu hỏi này cho mỗi người, như Người đã hỏi các tông đồ một ngày trước Cuộc Khổ Nạn của Người. Do đó, chính từ đoạn văn này mà “giờ thánh” đã ra đời, một thực hành bao gồm việc dành một giờ để cầu nguyện trước sự hiện diện của Chúa, ở nhà, trên phương tiện giao thông hoặc trong nhà thờ.

Tý Linh

(theo Agnès Pinard Legry,  Aleteia)

Tags:

Trackback from your site.

Bài viết cùng chủ đề

Dữ liệu Website cũ

Xem nhiều gần đây nhất

Việt Vatican

Đang online

Lịch đăng bài

Tháng Mười Một 2024
H B T N S B C
« Th10    
  1 2 3
4 5 6 7 8 9 10
11 12 13 14 15 16 17
18 19 20 21 22 23 24
25 26 27 28 29 30