HỌC THUYẾT XÃ HỘI VÀ TÍNH HIỆP HÀNH
Học thuyết xã hội mang tính hiệp hành sâu xa. « Các phong trào Công giáo Tiến hành, trong lịch sử của mình, đã phát triển các thực hành hiệp hành thực sự, đặc biệt là trong đời sống đồng đội vốn hình thành nên nền tảng cho kinh nghiệm của anh chị em. Giáo hội của chúng ta cũng đã hoàn toàn dấn thân vào một hành trình hiệp hành, và tôi trông chờ vào sự đóng góp của anh chị em. » (Phanxicô, 2022).
Tính hiệp hành
Học thuyết xã hội của Giáo hội, một đặc quyền của toàn thể cộng đồng
Học thuyết xã hội mang tính hiệp hành sâu xa nếu chúng ta thừa nhận, với cuốn Tóm lược Học thuyết Xã hội của Giáo hội Công giáo, rằng « Học thuyết xã hội là của Giáo hội bởi vì Giáo hội là chủ thể xây dựng, phổ biến và giảng dạy học thuyết đó. Nó không phải là đặc quyền của một bộ phận trong cơ thể Giáo hội, mà là của toàn thể cộng đồng: nó là sự diễn tả cách thức mà Giáo hội hiểu về xã hội và xác định mình đối với những cơ cấu và những thay đổi của nó. Toàn thể cộng đồng Giáo hội – linh mục, tu sĩ và giáo dân – góp phần làm nên học thuyết xã hội, tùy theo sự đa dạng của các bổn phận, đặc sủng và thừa tác vụ trong Giáo hội. » (1)
Về mặt lịch sử, học thuyết xã hội của Giáo hội được hình thành khi các Đức Giáo hoàng từ bỏ can thiệp trực tiếp vào các vấn đề thế tục và các Nước trực thuộc Tòa Thánh chỉ còn như là một « miếng da lừa ». Thông điệp của các ngài giờ đây khuyến khích các giám mục và giáo dân tham gia vào vấn đề xã hội.
Nhưng trung tâm của học thuyết xã hội của Giáo hội vẫn được cấu thành chủ yếu bởi các lập trường của Vatican. Trong các thông điệp xã hội, từ « phân định » ít khi xuất hiện, ngoại trừ qua công thức được Công đồng Vatican II công nhận: “tìm hiểu kỹ lưỡng các dấu chỉ thời đại” (GS 4). Tuy nhiên, Đức Thánh Cha Phanxicô thực hiện bước ngoặt đầu tiên bằng cách trích dẫn các Hội đồng Giám mục (2). Họ làm rõ hơn nguồn gốc được thể hiện bằng kinh nghiệm địa phương và công việc phân định tập thể được thực hiện.
Giáo dân được mời gọi phân định
Thượng hội đồng về tính hiệp hành đánh dấu một bước ngoặt mới. Bài phát biểu khai mạc về tiến trình hiệp hành kêu gọi tất cả các Kitô hữu hãy phân định: « Xin cảm ơn anh chị em đã có mặt tại buổi khai mạc Thượng Hội đồng. Anh chị em đã đến bằng nhiều con đường khác nhau và thuộc về nhiều Giáo hội. Mỗi người mang trong lòng những câu hỏi và hy vọng. Tôi chắc chắn rằng Chúa Thánh Thần sẽ hướng dẫn chúng ta và ban cho chúng ta ân sủng để cùng nhau tiến bước, lắng nghe nhau và khởi xướng một sự phân định về thời đại của chúng ta, bằng cách trở nên liên đới với những nỗ lực và ước muốn của nhân loại. » Đây không còn chỉ là vấn đề thực hiện học thuyết xã hội của Giáo hội do hàng giáo phẩm nghĩ ra, nhưng là đưa giáo dân vào chính sự phân định của Giáo hội.
Khi tiếp các phong trào Công giáo Tiến hành Pháp vào ngày 13 tháng 1 năm 2022 tại Rôma, Đức Thánh Cha đã trả lời cho một tài liệu dài 16 trang được cấu trúc xung quanh bộ ba: « xem, xét, hành động ». Về điểm thứ hai, Đức Thánh Cha Phanxicô nói một cách minh nhiên: “Trong cuộc gặp gỡ giữa một bên là các biến cố của thế giới và cuộc sống của chúng ta, bên kia là Lời Chúa, chúng ta có thể phân định những tiếng gọi của Chúa dành cho chúng ta. » (3). Ngài nói thêm: “Các phong trào Công giáo Tiến hành của anh chị em, trong lịch sử của mình, đã phát triển các thực hành hiệp hành thực sự, đặc biệt là trong đời sống đồng đội vốn hình thành nên nền tảng cho kinh nghiệm của anh chị em. Giáo hội của chúng ta cũng đã hoàn toàn dấn thân vào một hành trình hiệp hành, và tôi trông chờ vào sự đóng góp của anh chị em. »
Các phong trào Giáo hội sống hiệp hành
Sau lá thư [của Đức Phanxicô] gửi Dân Chúa (24/8/2018) (4), khoảng năm mươi tổ chức và phong trào của Giáo hội đã thành lập Tập thể « Promesses d’Église » (Những hứa hẹn của Giáo hội) (5). Thông qua đó, họ đóng góp cho Thượng hội đồng. Cách tiếp cận này rèn luyện sự phân định chung, bắt đầu từ chính các phong trào. Việc rèn luyện các thành viên về sự phân định cá nhân và tập thể có thể giúp họ đóng góp vào cách thức mới mẻ « tạo ra » học thuyết xã hội.
Bertrand Hériard, s.j., tuyên úy của MCC và cựu giám đốc của Ceras và tạp chí Projet
—————————————————–
(1) Hội đồng Tòa Thánh về Công lý và Hòa bình, Tóm lược học thuyết xã hội của Giáo hội, 2008, §79.
(2) Thông điệp Laudato Si‘ trích dẫn 6 HĐGM : Nam Phi, Phi Luật Tân, Afrique du Sud, Philippines, Hoa Kỳ, Canada, Úc, châu Mỹ Latinh và Caribe. Thông điệp Fratelli tutti trích dẫn 10 HĐGM.
(3) Diễn văn của Đức Thánh Cha Phanxicô cho các vị hữu trách Công giáo Tiến hành Pháp, ngày 13/1/2022.
(4)Trong lá thư này, Đức Thánh Cha khẳng định rằng « điều cần thiết là mỗi người đã được rửa tội cảm thấy dấn thân cho sự biến đổi giáo hội và xã hội mà chúng ta rất cần » và « không thể tưởng tượng được một sự hoán cải của hoạt động của Giáo hội mà không có sự tham gia tích cực của mọi thành phần Dân Thiên Chúa » (ctcnd).
(5) Chẳng hạn https://www.promessesdeglise.fr/ bao gồm : Tổ chức CCFD-Terre Solidaire, Kitô hữu ở Thế giới Nông thôn, Emmanuel, Chemin Neuf, Cộng đồng Đời sống Kitô hữu, Hội đồng Tu sĩ Pháp, Doanh nhân và Lãnh đạo Kitô giáo, Fondacio, Phong trào Kitô hữu của các Cán bộ và Lãnh đạo (MMC), Phong trào Hướng đạo Pháp, Cứu trợ Công giáo, Ban Tổng thư ký Giáo dục Công giáo, v.v.
———————————
Tý Linh chuyển ngữ
(nguồn : CERAS)
Tags: Phanxicô-I, synode
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- BÀI GIÁO LÝ VỀ CHÚA THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ – BÀI 14. CÁC ƠN CỦA HIỀN THÊ. CÁC ĐẶC SỦNG, NHỮNG ƠN CỦA CHÚA THÁNH THẦN VÌ ÍCH CHUNG
- ẤN BẢN MỚI CỦA SÁCH BÀI ĐỌC DÀNH CHO TANG LỄ CỦA ĐỨC THÁNH CHA
- VIDEO BÀI CA QUAM PULCHRE GRADITUR (Tiếng Việt)
- CARLO ACUTIS VÀ PIER GIORGIO FRASSATI SẼ ĐƯỢC PHONG THÁNH TRONG NĂM THÁNH
- ĐỨC PHANXICÔ: THIÊN CHÚA SẼ CÓ LỜI CUỐI CÙNG VỀ CUỘC CHIẾN Ở UCRAINA
- SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO NGÀY QUỐC TẾ GIỚI TRẺ LẦN THỨ 39 : TÔI XÂY DỰNG CUỘC SỐNG CỦA TÔI TRÊN NHỮNG NIỀM HY VỌNG NÀO ?
- SỰ KHÔNG CHẮC CHẮN TO LỚN VỀ CÁC SỐ LIỆU CỦA CUỘC XUNG ĐỘT
- THƯ CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHAN-XI-CÔ VỀ VIỆC KÍNH NHỚ CÁC THÁNH, CHÂN PHƯỚC, ĐẤNG ĐÁNG KÍNH VÀ TÔI TỚ CHÚA CỦA CÁC GIÁO HỘI ĐỊA PHƯƠNG
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT XXXIII THƯỜNG NIÊN NĂM B: MỌI SỰ ĐỀU QUA ĐI, CHÚA KITÔ VẪN CÒN MÃI
- TÀI LIỆU CHUNG KẾT THƯỢNG HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC LẦN THỨ XVI
- HÌNH ẢNH ĐỨC PHANXICÔ ĂN TRƯA VỚI 1300 NGƯỜI NGHÈO
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC PHANXICÔ TRONG THÁNH LỄ CHÚA NHẬT XXXIII THƯỜNG NIÊN NĂM B, NHÂN NGÀY THẾ GIỚI NGƯỜI NGHÈO : XIN ĐỪNG QUÊN NGƯỜI NGHÈO
- “HÃY ĐẾN TẤT CẢ CÁC NHÀ TÙ”
- LAO ĐỘNG: PHÚC LÀNH HAY HÌNH PHẠT THEO THÁNH KINH?
- BAN BÁC ÁI HỘI DÒNG KHIẾT TÂM ĐỨC MẸ TRAO HỌC BỔNG CHO 57 HỌC SINH – SINH VIÊN CÓ HOÀN CẢNH KHÓ KHĂN
- CÔNG ÍCH THƯỜNG BỊ PHỚT LỜ TRONG HÀNH ĐỘNG
- NICARAGUA: CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC BỊ TRỤC XUẤT ĐẾN GUATEMALA
- NÊN THÁNH, ĐÓ LÀ “ĐỂ MÌNH ĐƯỢC BIẾN ĐỔI BỞI SỨC MẠNH CỦA TÌNH YÊU THIÊN CHÚA”
- NGƯỜI CÔNG GIÁO, NHỮNG NHÀ VÔ ĐỊCH HOẠT ĐỘNG TÌNH NGUYỆN Ở PHÁP
- BÀI GIÁO LÝ VỀ CHÚA THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ – BÀI 13. MỘT BỨC THƯ ĐƯỢC VIẾT BỞI THÁNH THẦN CỦA THIÊN CHÚA HẰNG SỐNG : ĐỨC MARIA VÀ CHÚA THÁNH THẦN