HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC PHÁP PHÊ BÌNH NHỮNG VIDEOS DO MỘT LINH MỤC ĐĂNG TRÊN TIKTOK
Một video được đăng vào đầu tuần qua bởi một linh mục trẻ của giáo phận Sens và Auxerre về vấn đề đồng tính luyến ái, đã khơi lên những phê bình mạnh mẽ. Giáo phận và Hội đồng Giám mục Pháp đã lên tiếng phê phán.
Quả thế, vào đầu tuần qua, cha Matthieu đã đăng trên mạng xã hội TikTok một video trong đó cha trả lời cho câu hỏi của một bạn trẻ : « Chúng con vẫn luôn là Kitô hữu khi đồng thời là đồng tính không ? ». Cha Matthieu trả lời, bằng cách cũng lấy lại một câu hỏi khác mà cha nói mình thường xuyên nghe : « Đồng tính luyến ái hay thực hành đồng tính luyến ái, đó có phải là tội không ? »
« Thật lòng mà nói, không », cha trả lời, trước khi lướt qua những đề cập khác nhau về chủ đề này trong Cựu Ước hay các Thư của thánh Phaolô, và đề cập đến sự khó khăn của việc chuyển ngữ một số thuật ngữ Hy Lạp. « Không thấy được viết ở nơi đâu cả, trong Thánh Kinh cũng như trong sách Giáo lý Giáo hội Công giáo, rằng thực hành đồng tính luyến ái là một tội », cha Matthieu khẳng định vội vàng như thế, trước khi tự hỏi liệu « Thiên Chúa, Đấng hoàn toàn yêu thương, lại có thể oán giận với hai người đồng tính đã yêu thương nhau suốt đời mình, đã chăm sóc lẫn nhau trong sự chung thủy, chân thành và tha thứ ? »
Được một số người dùng Internet bất đồng với cha Matthieu liên lạc, giáo phận Sens và Auxerre đã công bố một thông cáo trong đó nhắc lại rằng, phù hợp với lời mời gọi mà Đức Bênêđíctô XVI đưa ra cho các linh mục là « hãy hiện diện trên thế giới kỹ thuật số », cha Matthieu Jasseron « từ nhiều tháng nay phát triển sự hiện diện trên mạng xã hội TikTok ». « Như nhiều linh mục, cha Jasseron phát biểu ở đó với tư cách cá nhân, mà không nhận được sứ mạng đặc biệt về việc này ».
Ý thức được việc « khán giả mà ngài đã có thể gặp gỡ mang lại một ảnh hưởng đặc biệt cho các phát biểu của ngài », cuối cùng giáo phận diễn tả ước muốn rằng « những phát biểu này có thể hưởng được một cuộc thi kỹ năng rộng lớn hơn để dấn thân Giáo hội ».
Về phần Hội đồng Giám mục Pháp, trong một thông điệp đăng trên Twitter hôm thứ Sáu 27/8/2021, các ngài đã bày tỏ lập trường : « Hội đồng Giám mục Pháp phản đối một số videos này vốn làm sai lệch sứ điệp của Giáo hội », và « cảnh báo về sự kiện rằng sự thành công về mặt quần chúng không có nghĩa là chúng đúng đắn ».
Cuối thông điệp ngắn gọn của mình, tài khoản « Giáo hội Công giáo », do HĐGM Pháp quản lý, đã dẫn đến thông cáo của giáo phận Sens và Auxerre.
Được biết, cha Matthieu là một người nổi tiếng trên mạng xã hội TikTok với hơn 600 000 người theo dõi. Dù sao, những phát biểu của cha về đồng tính luyến ái đã chứng tỏ một « lỗ hổng » rất lớn trong sự hiểu biết của cha về giáo huấn của Giáo hội liên quan đến vấn đề này.
Tý Linh
(theo nhật báo La Croix)
Sách Giáo lý Giáo hội Công giáo, các số 2357-2359, nói về vấn đề đồng tính:
2357
Đồng tính luyến ái là những liên hệ giữa những người nam hay những người nữ, cảm thấy sự hấp dẫn tính dục, độc chiếm (exclusive) hoặc vượt trội (praevalenter) đối với những người cùng phái tính. Đồng tính luyến ái mang những hình thức rất khác nhau qua các thế kỷ và các nền văn hóa. Nguồn gốc tâm thần của hiện tượng này phần lớn vẫn chưa giải thích được. Dựa trên Thánh Kinh, vốn xem chúng như những suy đồi nghiêm trọng, truyền thống Hội Thánh luôn tuyên bố: “Các hành vi đồng tính luyến ái tự bản chất là vô trật tự.” Chúng nghịch với luật tự nhiên. Chúng khép kín hành vi tính dục khỏi việc ban tặng sự sống. Chúng không phát xuất từ tính bổ sung thật sự về tình cảm và tính dục. Những hành vi này không thể chấp nhận được trong bất cứ trường hợp nào.
2358
Một số không nhỏ những người nam và người nữ có khuynh hướng đồng tính luyến ái thâm căn. Đối với đa số những người này, sự nghiêng chiều vô trật tự một cách khách quan đó, là một thử thách. Họ phải được đón nhận với sự tôn trọng, thông cảm và tế nhị. Phải tránh bất cứ dấu hiệu phân biệt đối xử bất công nào đối với họ. Những người này được kêu gọi thực hiện ý Thiên Chúa trong cuộc sống của mình, và, nếu là Ki-tô hữu, họ được kêu gọi kết hợp các khó khăn họ có thể gặp phải do hoàn cảnh của mình, với hy lễ thập giá của Chúa.
2359
Những người đồng tính luyến ái được kêu gọi sống khiết tịnh. Nhờ các nhân đức giúp tự chủ dạy cho biết sự tự do nội tâm, và có khi nhờ sự nâng đỡ của tình bằng hữu vô vị lợi, nhờ việc cầu nguyện và ân sủng bí tích, chính họ có thể và phải dần dần và cương quyết tiến đến sự trọn hảo Ki-tô Giáo.
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- NĂM THÁNH 2025: CẦN PHẢI CÓ THẺ HÀNH HƯƠNG ĐỂ BƯỚC QUA CÁC CỬA THÁNH Ở RÔMA
- DIỄN VĂN CỦA PHANXICÔ CHO GIÁO TRIỀU RÔMA NHÂN DỊP CHÚC MỪNG GIÁNG SINH 2024: HÃY NÓI TỐT CHỨ ĐỪNG NÓI XẤU
- GIÁO TRIỀU RÔMA, BÀI GIẢNG MÙA VỌNG THỨ 3: SỰ CAO CẢ CỦA THIÊN CHÚA LÀ SỰ NHỎ BÉ
- MỤC TỬ TRONG THÁNH KINH, MỘT HÌNH ẢNH VỀ UY QUYỀN VÀ LÒNG NHÂN TỪ
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI NHÓM ÂN NHÂN VIỆT NAM: HỖ TRỢ CÁC CÔNG VIỆC BÁC ÁI ĐÓNG GÓP VÀO VIỆC MANG LẠI NIỀM HY VỌNG
- THÁNH TÍCH CỦA THÁNH TÊRÊSA HÀI ĐỒNG GIÊSU ĐẾN RÔMA NHÂN NĂM THÁNH
- BÀI GIÁO LÝ VỀ NĂM THÁNH 2025. CHÚA GIÊSU KITÔ, NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA. I. THỜI THƠ ẤU CỦA CHÚA GIÊSU. BÀI 1. GIA PHẢ CỦA CHÚA GIÊSU (Mt 1, 1-17). CON THIÊN CHÚA ĐI VÀO LỊCH SỬ
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC THÁNH CHA TRONG THÁNH LỄ CHÚA NHẬT III MÙA VỌNG NĂM C: CHÚNG TÔI PHẢI LÀM GÌ?
- NHỮNG ĐOẠN TRÍCH TỪ CUỐN TỰ TRUYỆN « HY VỌNG » CỦA ĐỨC PHANXICÔ
- ĐỨC PHANXICÔ TIẾT LỘ NGÀI ĐÃ THOÁT KHỎI HAI VỤ MƯU SÁT TRONG CHUYẾN TÔNG DU TỚI IRAK
- ĐỨC PHANXICÔ CA NGỢI CORSE NHƯ MÔ HÌNH CỦA “TÍNH THẾ TỤC LÀNH MẠNH”
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI HÀNG GIÁO SĨ CORSE: “HÃY CHĂM SÓC CÁC BẠN VÀ NGƯỜI KHÁC”
- VIDEO TRỰC TUYẾN CHUYẾN TÔNG DU CORSE
- ĐỨC THÁNH CHA SẼ ĐẾN CORSE ĐỂ KÊU GỌI CẦU NGUYỆN, CÔNG LÝ VÀ TRÁCH NHIỆM
- THƯỢNG HỘI ĐỒNG: ĐỨC THÁNH CHA BỔ NHIỆM CÁC THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG THƯỜNG LỆ, TRONG ĐÓ CÓ HAI PHỤ NỮ
- CHUYẾN TÔNG DU CỦA ĐỨC PHANXICÔ: ĐỐI VỚI ĐA SỐ NGƯỜI PHÁP, ĐỨC PHANXICÔ “ĐÚNG” KHI THÍCH CORSE HƠN NHÀ THỜ ĐỨC BÀ PARIS
- BÀI GIẢNG THỨ 2 TRONG MÙA VỌNG CHO GIÁO TRIỀU RÔMA : TÁI KHÁM PHÁ NIỀM TIN TƯỞNG VÀO THIÊN CHÚA ĐỂ LÀM SỐNG LẠI NIỀM HY VỌNG
- BÁO CÁO CỦA HỘI THỪA SAI PARIS VỀ CÁC VỤ LẠM DỤNG TÌNH DỤC
- SỨ ĐIỆP CHO NGÀY THẾ GIỚI HÒA BÌNH 2025
- GIÁO HỘI ĐƯỢC HÌNH THÀNH NHƯ THẾ NÀO?