KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT XXIV THƯỜNG NIÊN NĂM C : THIÊN CHÚA KHÔNG Ở YÊN NẾU CHÚNG TA LẠC XA NGÀI
« Thiên Chúa là như thế này : Ngài không « ở yên » nếu chúng ta lạc xa Ngài, Ngài đau buồn, Ngài bồn chồn trong tâm hồn ; và Ngài lên đường tìm kiếm chúng ta, cho tới khi Ngài đưa chúng ta trở về trong vòng tay của Ngài. » Đức Phanxicô nhắc nhở các Kitô hữu như thế trong buổi đọc Kinh Truyền Tin hôm Chúa Nhật 11/9/2022 , và đồng thời lưu ý rằng « Chúa Cha xin chúng ta quan tâm đến những người con mà Ngài thiếu nhất ».
Dưới đây là bài suy niệm của Đức Thánh Cha :
Anh chị em thân mến, chào anh chị em !
Bài Tin Mừng của Phụng vụ hôm nay trình bày cho chúng ta ba dụ ngôn về lòng thương xót (x. Lc 15, 4-32) ; đó là những gì chúng được gọi bởi vì chúng cho thấy lòng thương xót của Thiên Chúa. Chúa Giêsu kể cho họ để trả lời cho những xầm xì của người Pharisêu và Kinh sư, họ nói : « Ông này đón tiếp phường tội lỗi và ăn uống với họ » (c.2). Họ bị vấp phạm bởi vì Chúa Giêsu ở giữa những người tội lỗi. Nếu đối với họ đây là một tai tiếng tôn giáo, thì Chúa Giêsu, khi đón tiếp người tội lỗi và ăn uống với họ, lại mạc khải cho chúng ta thấy rằng Thiên Chúa là như thế đó : Thiên Chúa không loại trừ ai, Ngài muốn mọi người vào bàn tiệc của Ngài, bởi vì Ngài yêu thương mọi người như con cái của Ngài : mọi người, không ai bị loại trừ, mọi người. Như thế, ba dụ ngôn tóm tắt trọng tâm của Tin Mừng : Thiên Chúa là Cha và Ngài đến tìm kiếm chúng ta bất cứ khi nào chúng ta lạc lối.
Quả thế, các nhân vật chính của các dụ ngôn, đại diện cho Thiên Chúa, là người chăn chiên đi tìm con chiên bị mất, một người phụ nữ tìm thấy đồng quan bị mất, và người cha của đứa con hoang đàng. Chúng ta hãy xem xét một khía cạnh mà cả ba nhân vật chính này đều có điểm chung. Cả ba người về cơ bản đều có điều gì đó chung, do đó chúng ta có thể xác định : bồn chồn vì một điều gì đó đang thiếu mất – dù bạn đang thiếu mất một con chiên, bạn đang thiếu mất một đồng quan, bạn đang thiếu mất một người con – cảm giác không yên khi thiếu mất một điều gì đó, cả ba nhân vật chính của những dụ ngôn này đều không yên bởi vì họ đang thiếu mất điều gì đó. Rốt cuộc, cả ba người, nếu họ biết tính toán, đều có thể yên tâm : người chăn chiên đang thiếu mất một con chiên, nhưng ông có chín mươi chín con khác – « Cho nó mất… » ; người phụ nữ đang thiếu mất một đồng quan, nhưng có chín đồng quan khác ; và ngay cả người cha có một đứa con trai khác, vâng lời, hiến thân mình cho – tại sao lại nghĩ về đứa con đã bỏ đi sống một cuộc đời phóng đãng ? Tuy nhiên, có sự lo lắng trong lòng họ – của người chăn chiên, người phụ nữ và người cha – về những gì đang thiếu mất : con chiên, đồng quan, đứa con trai đã bỏ đi. Một người yêu thương thì quan tâm đến người đang thiếu mất, mong mỏi người vắng mặt, tìm kiếm người lạc mất, chờ đợi người đã lạc lối. Vì người ấy không muốn ai mất đi.
Thưa anh chị em, Thiên Chúa là như thế này : Ngài không « ở yên » nếu chúng ta lạc xa Ngài, Ngài đau buồn, Ngài bồn chồn trong tâm hồn ; và Ngài lên đường tìm kiếm chúng ta, cho tới khi Ngài đưa chúng ta trở về trong vòng tay của Ngài. Chúa không tính toán thiệt hại và rủi ro ; Ngài có trái tim của một người cha và một người mẹ, và đau khổ vì thiếu những đứa con thương yêu của mình. « Nhưng tại sao Ngài lại đau khổ nếu đứa con này là một tên vô lại, nếu nó đã bỏ đi ? » Ngài đau khổ, Ngài đau khổ. Thiên Chúa đau khổ vì sự xa cách của chúng ta và khi chúng ta lạc lối, Ngài chờ đợi chúng ta trở về. Hãy nhớ : Thiên Chúa luôn mở rộng vòng tay chờ đón chúng ta, dù chúng ta bị lạc lối trong bất kỳ hoàn cảnh nào trong cuộc sống. Như một Thánh vịnh nói, Ngài sẽ « không chợp mắt ngủ quên », ngài luôn canh giữ chúng ta (x. 121, 4-5).
Bây giờ chúng ta hãy nhìn lại chính mình và tự hỏi : chúng ta có noi gương Chúa trong điều này, tức là chúng ta có lo lắng về những gì đang thiếu mất không ? Chúng ta có thương nhớ những người đang thiếu mất không, những người đã lạc trôi khỏi đời sống Kitô hữu không ? Chúng ta có mang trong mình sự bồn chồn nội tâm này, hay chúng ta thanh thản và yên hàn nơi chính mình ? Nói cách khác, chúng ta thực sự nhớ những người đang thiếu mất trong cộng đoàn của chúng ta không, hay chúng ta giả vờ và không để nó chạm vào tâm hồn chúng ta ? Tôi có thực sự nhớ những người đang thiếu mất trong cuộc sống của tôi không ? Hay chúng ta thoải mái với nhau, thanh thản và hạnh phúc trong nhóm của chúng ta – « Tôi tham gia một nhóm tông đồ rất tốt… » – mà không có lòng trắc ẩn đối với những người ở xa ? Đó không phải chỉ là một vấn đề « mở ra cho người khác », đó là Tin Mừng ! Người chăn chiên của dụ ngôn đã không nói, « tôi có chín mươi chín con chiên khác, tại sao tôi lại lãng phí thời gian để đi tìm con bị mất ? » Thay vào đó, ông đã đi tìm. Vì thế, chúng ta hãy suy nghĩ về các mối tương quan của chúng ta : tôi có cầu nguyện cho những người không tin, những người lạc trôi, những người cay đắng không ? Chúng ta có thu hút những người lạc xa nhờ phong cách của Thiên Chúa là gần gũi, trắc ẩn và dịu dàng không ? Chúa Cha xin chúng ta quan tâm đến những người con mà Ngài thiếu nhất. Chúng ta hãy nghĩ về một người nào đó mà chúng ta biết, người gần gũi với chúng ta và có lẽ chưa bao giờ nghe ai nói, « Bạn biết đó, bạn quan trọng đối với Thiên Chúa ». « Nhưng tôi đang sống trong một hoàn cảnh bất hợp luật, tôi đã làm điều xấu này điều xấu kia… ». Hãy nói với người ấy : « Bạn quan trọng đối với Thiên Chúa ». « Bạn không tìm kiếm Ngài, nhưng Ngài đang tìm kiếm bạn ».
Chúng ta – những người nam và người nữ có trái tim không ngủ yên – hãy để cho những câu hỏi này quấy rầy chúng ta, và hãy cầu nguyện với Đức Mẹ, người Mẹ không bao giờ mệt mỏi tìm kiếm và chăm sóc chúng ta là con cái của Mẹ.
————————————
Tý Linh chuyển ngữ
(nguồn : vatican.va)
Tags: Angelus, Phanxicô-I
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- ĐHY DE KESEL: “NHỮNG BƯỚC ĐẦU TIÊN CỦA ĐỨC LÊÔ XIV NẰM TRONG TÍNH LIÊN TỤC VỚI ĐỨC PHANXICÔ”
- BÀI GIÁO LÝ NĂM THÁNH 2025. CHÚA GIÊSU KITÔ, NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA. II. CUỘC ĐỜI CHÚA GIÊSU. CÁC DỤ NGÔN. BÀI 6. NGƯỜI GIEO GIỐNG. « NGƯỜI DÙNG DỤ NGÔN MÀ NÓI VỚI HỌ NHIỀU ĐIỀU » (Mt 13, 3a)
- LIÊN HIỆP QUỐC : ĐHY PAROLIN BẢO VỆ NỀN NGOẠI GIAO GẶP GỠ MÀ ĐỨC LÊÔ XIV ĐỀ XƯỚNG
- BA ĐIỀU CỐT YẾU CỦA THÔNG ĐIỆP “RERUM NOVARUM”
- CHIẾN TRANH Ở UCRAINA: KIEV VÀ CÁC ĐỒNG MINH HOAN NGHÊNH LỜI ĐỀ NGHỊ CỦA ĐỨC LÊO XIV VỀ VIỆC TỔ CHỨC CÁC CUỘC ĐÀM PHÁN TẠI VATICAN
- HÃY NHÌN VÀO CHÚA KITÔ !
- ĐỨC LÊÔ XIV VÀ GIÁO HỘI, MỘT “CHÚT MEN” CỦA SỰ HIỆP NHẤT VÀ TÌNH YÊU
- NHỮNG LỜI PHÁT BIỂU CUỐI THÁNH LỄ KHAI MẠC SỨ VỤ PHÊRÔ CỦA ĐỨC LÊÔ XIV
- BÀI GIẢNG THÁNH LỄ NHẬM CHỨC CỦA ĐỨC LÊ Ô XIV
- ĐỨC LÊÔ XIV: PHÊRÔ KHÔNG PHẢI LÀ MỘT NGƯỜI CHĂN DẮT ĐƠN ĐỘC, CŨNG KHÔNG PHẢI LÀ MỘT THỦ LĨNH Ở TRÊN NHỮNG NGƯỜI KHÁC
- VIDEO TRỰC TUYẾN THÁNH LỄ KHAI MẠC SỨ VỤ CỦA ĐỨC LÊÔ XIV
- ĐỨC LÊÔ XIV: HỌC THUYẾT XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI THÚC ĐẨY ĐỐI THOẠI
- ĐHY PAROLIN: HỌC THUYẾT XÃ HỘI CÔNG GIÁO CÓ THỂ CHỮA LÀNH NHỮNG CHIA RẼ TOÀN CẦU
- SỰ MỚI MẺ NÀY ĐƯỢC ĐỨC LÊÔ XIV MONG MUỐN CHO LỄ KHAI MẠC SỨ VỤ CỦA MÌNH
- THÁNH LỄ KHAI MẠC TRIỀU ĐẠI GIÁO HOÀNG CỦA ĐỨC LÊÔ XIV, MỘT PHỤNG VỤ GIỮA CÁC NGHI LỄ VÀ BIỂU TƯỢNG
- DIỄN VĂN CỦA ĐỨC LÊÔ XIV CHO CÁC THÀNH VIÊN CỦA ĐOÀN NGOẠI GIAO TẠI TÒA THÁNH : BỎ LẠI XUNG ĐỘT ĐẰNG SAU VÀ CHỌN THEO MỘT CON ĐƯỜNG MỚI
- ĐHY PAROLIN : TRONG SUỐT MẬT NGHỊ, ĐỨC LÊÔ XIV “KHÔNG BAO GIỜ MẤT ĐI NỤ CƯỜI NHẸ NHÀNG CỦA MÌNH”
- NỮ TU OONAH O’SHEA ĐƯỢC BẦU LÀM CHỦ TỊCH UISG
- ĐỨC LÊÔ XIV, “MỘT GIÁO HOÀNG VÌ HÒA BÌNH VÀ LÒNG THƯƠNG XÓT”
- GIÁO DỤC: ĐỨC LÊÔ XIV KHUYẾN KHÍCH ƠN GỌI TU TRÌ LA SAN