KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT XXV THƯỜNG NIÊN NĂM B: TRỞ NÊN LỚN LAO QUA VIỆC PHỤC VỤ
Quyền lực thực sự hệ tại ở việc quan tâm đến những người yếu đuối nhất. Đây là điều mà Đức Phanxicô đã nhắc nhớ trong buổi đọc Kinh Truyền Tin ngày 22/9/2024, và đồng thời mời gọi chúng ta đừng trở thành “những kẻ thống trị” nhưng là “những người phục vụ”.
Anh chị em thân mến, mừng ngày Chúa Nhật!
Hôm nay, Tin Mừng của phụng vụ (Mc 9, 30-37) nói cho chúng ta về Đức Giê-su, Đấng loan báo những gì sắp xảy đến nơi chóp đỉnh của cuộc đời Ngài: “Con Người sẽ bị nộp vào tay người đời, và họ sẽ giết chết Người; và ngày thứ ba Người sẽ trỗi dậy” (c. 31). Tuy vậy, các môn đệ trong khi đang theo Thầy lại có những điều khác trong tâm trí cũng như trên môi miệng của mình. Khi Đức Giê-su hỏi các ông đang bàn tán về điều gì, các ông không trả lời.
Chúng ta hãy để ý đến sự im lặng này: các môn đệ im lặng vì họ đang tranh luận với nhau xem ai là người lớn nhất (x. c-34). Các ông im lặng vì xấu hổ. Quả là trái ngược với những lời của Chúa! Khi Đức Giê-su nói riêng cho họ ý nghĩa của cuộc đời Ngài, thì các môn đệ lại đang bàn về quyền lực. Và vì thế, sự xấu hổ khiến các ông câm miệng lại, cũng như sự kiêu căng đã khép kín cõi lòng các ông. Tuy nhiên, Đức Giê-su đã công khai trả lời cho những cuộc đàm luận thì thầm trên đường đi: “Ai muốn làm người đứng đầu, thì phải làm người rốt hết, và phải là người phục vụ mọi người” (x. c-35). Anh chị em có muốn trở nên lớn lao không? Hãy trở nên nhỏ bé và phục vụ mọi người.
Với một lời đơn giản nhưng mang tính quyết định, Chúa Giê-su canh tân lối sống của chúng ta. Ngài dạy chúng ta rằng sức mạnh thực sự không nằm nơi sự thống trị của kẻ mạnh nhất, nhưng ở nơi việc chăm sóc người yếu đuối nhất. Quyền lực thực sự là chăm sóc người yếu đuối nhất – điều này sẽ làm cho anh chị em nên lớn lao!
Đó là lý do vì sao Thầy gọi một em nhỏ đến, đặt giữa các môn đệ và ôm lấy em mà nói: “Bất cứ ai đón tiếp em nhỏ này nhân danh Thầy là đón tiếp chính Thầy” (c.37). Đứa bé này chẳng có quyền lực nào; nhưng lại có những nhu cầu. Khi quan tâm đến một người, chúng ta nhận ra rằng người đó luôn luôn cần đến sự sống.
Hết thảy chúng ta đều đang sống bởi chúng ta được đón chào, nhưng quyền lực khiến chúng ta quên mất đi sự thật này. Anh chị em đang sống bởi vì anh chị em đã được đón chào! Và rồi, chúng ta trở thành những kẻ thống trị, chứ không phải là người phục vụ, và kết quả là người đầu tiên phải chịu khốn khổ chính là những người sau cùng: những kẻ bé mọn, người đau yếu, người nghèo.
Thưa anh chị em, biết bao nhiêu người đã phải đau khổ và chịu bỏ mạng vì những tranh giành quyền lực! Đó là những cuộc đời bị thế giới phủ nhận, như nó từng chối bỏ Chúa Giê-su, những người bị loại trừ và chịu chết… Khi bị giao nộp vào tay người đời, Ngài chẳng tìm thấy được một cái ôm nào, nhưng chỉ là cây thập tự. Tuy nhiên, Tin Mừng vẫn sống động và tràn đầy niềm hy vọng: Đấng đã bị chối bỏ, nay đã trỗi dậy, Ngài chính là Chúa!
Giờ đây, vào ngày Chúa Nhật tươi đẹp này, chúng ta có thể tự hỏi: tôi có biết cách nhận ra khuôn mặt của Chúa Giê-su nơi những người nhỏ nhất không? Tôi có quan tâm người thân cận của mình, phục vụ một cách quảng đại không? Và tôi có nói lời cảm ơn với những người quan tâm, chăm sóc tôi không?
Chúng ta hãy cùng nhau cầu nguyện với Đức Maria, để như Mẹ, chúng ta được thoát khỏi tính tự cao tự đại và sẵn sàng phục vụ.
—————————–
Cồ Ngọc Hải dịch
(nguồn: vatican.va)
Tags: Angelus, Phanxicô-I
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- THÁNH LỄ AN TÁNG CỦA ĐỨC GIÁO HOÀNG PHANXICÔ SẼ DIỄN RA VÀO THỨ BẢY, NGÀY 26/4
- ĐỨC PHANXICÔ, CON NGƯỜI CỦA HOÁN CẢI, HIỆP HÀNH VÀ LOAN BÁO TIN MỪNG
- LỜI TRI ÂN VÀ CHIA BUỒN TỪ CÁC GIÁO HỘI TRÊN KHẮP THẾ GIỚI ĐỔ VỀ
- CÁC NHÀ LÃNH ĐẠO THẾ GIỚI BÀY TỎ LÒNG KÍNH TRỌNG ĐỨC PHANXICÔ
- DI CHÚC THIÊNG LIÊNG CỦA ĐỨC PHANXICÔ
- CÁI CHẾT CỦA ĐỨC PHANXICÔ DO ĐỘT QUỴ VÀ SUY TIM MẠCH KHÔNG HỒI PHỤC
- REQUIESCAT IN PACE !
- VỊ GIÁO HOÀNG CỦA LÒNG THƯƠNG XÓT
- ĐHY FARRELL SẼ CHỦ SỰ NGHI LỄ XÁC NHẬN ĐỨC PHANXICÔ QUA ĐỜI
- VỊ GIÁO HOÀNG CỦA DÂN CHÚNG: ĐỨC PHANXICÔ, VỊ MỤC TỬ MANG MÙI CHIÊN
- ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ MỚI QUA ĐỜI VÀO THỨ HAI PHỤC SINH Ở TUỔI 88
- LỄ PHỤC SINH 2025: SỨ ĐIỆP URBI ET ORBI CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ
- BÀI GIẢNG THÁNH LỄ PHỤC SINH 2025: LUÔN TÌM KIẾM CHÚA KITÔ PHỤC SINH TRONG CUỘC SỐNG CỦA CHÚNG TA
- ĐỨC PHANXICÔ TIẾP KIẾN PHÓ TỔNG THỐNG HOA KỲ VANCE
- BÀI GIẢNG THÁNH LỄ VỌNG PHỤC SINH 2025 : « CHÚA KITÔ PHỤC SINH LÀ BƯỚC NGOẶT QUYẾT ĐỊNH TRONG LỊCH SỬ NHÂN LOẠI »
- PHÓ TỔNG THỐNG VANCE ĐƯỢC TIẾP ĐÓN TẠI VATICAN, CHIẾN TRANH VÀ NGƯỜI TỴ NẠN ĐƯỢC GỢI LÊN
- TƯỞNG NIỆM CUỘC THƯƠNG KHÓ CỦA CHÚA GIÊSU: THÁNH GIÁ TRẢ LẠI CHO CHÚNG TA SỰ TỰ DO LỰA CHỌN ĐÍCH THỰC
- ĐÀNG THÁNH GIÁ TẠI COLISÉE: CHÚA GIÊSU MANG NHỮNG VẾT THƯƠNG CỦA LỊCH SỬ CHÚNG TA
- TẠI SAO GIÁM MỤC KHÔNG ĐEO NHẪN GIÁM MỤC VÀO THỨ SÁU TUẦN THÁNH?
- THÁNH LỄ THỨ NĂM TUẦN THÁNH: “TÌNH YÊU LÀ CHỨC TƯ TẾ DUY NHẤT”