LẠM DỤNG TÍNH DỤC TRONG GIÁO HỘI : CÔNG VIỆC CỦA ỦY BAN CIASE CHO THẤY « MỘT KẾT QUẢ SÓNG THẦN »
Báo cáo của Ủy ban độc lập về lạm dụng tính dục trong Giáo hội, kết quả của hai năm rưỡi làm việc, sẽ được giới thiệu vào ngày 5/10/2021. Việc lắng nghe các nạn nhân và các chuyên gia làm sáng tỏ một hiện tượng có hệ thống và một khó khăn lắng nghe.
Được ủy quyền bởi Hội đồng Giám mục Pháp và Hội đồng các nam nữ tu sĩ Pháp, Ủy ban này được đặt dưới sự điều hành của Jean-Marc Sauvé, phó chủ tịch danh dự của Hội đồng Nhà nước. Ủy ban gồm 22 thành viên, tín ngưỡng hay không tín ngưỡng, là những chuyên gia về bảo vệ trẻ em, luật hình sự, tâm thần học, y học, xã hội học và thần học.
Họ đã thu thập thông tin về việc lạm dụng tính dục trong Giáo hội từ thập niên 1950 và đã lắng nghe nhiều nạn nhân và nhiều chuyên viên. Trong số họ có Marie-Jo Thiel, bác sĩ, giáo sư thần học ở Đại học Strasbourg và là thành viên của Hàn lâm viện Tòa Thánh về sự sống. Bà nhấn mạnh đến các hậu quả của việc lạm dụng cũng như sự thiếu lắng nghe, và nhấn mạnh tầm quan trọng của công việc mà Ủy ban Ciase (Ủy ban độc lập về lạm dụng tính dục trong Giáo hội) thực hiện. Cuộc phỏng vấn do Hélène Destombes của Vatican News thực hiện.
Hélène Destombes: Bà sẽ định nghĩa như thế nào về sứ mạng được thực hiện bởi Ủy ban độc lập về lạm dụng tính dục trong Giáo hội?
Marie-Jo Thiel: Đó là một văn kiện hết sức quan trọng, rất được chờ đợi. Một công việc quan trọng đã được thực hiện. Có nhiều cuộc lắng nghe các chuyên viên, nhưng cả một lượng công việc to lớn lắng nghe các nạn nhân vốn đã là bi kịch cho các nạn nhân nhưng còn cho những người lắng nghe họ. Chính Jean-Marc Sauvé đã yêu cầu sự giúp đỡ của một nhà tâm lý học, có thời điểm, ông đã bị tổn thượng nặng nề bởi chấn thương của các nạn nhân. Thật là kinh khủng. Tôi tin rằng công việc này là thiết yếu đối với Giáo hội.
Hélène Destombes: Sự khó khăn lắng nghe các nạn nhân và sự thiếu thấu hiểu việc lạm dụng thực sự có ý nghĩa gì – những hậu quả này ở bình diện thể xác, tâm thần nhưng cả tương quan với đức tin – có phải chúng đang tiến triển?
Marie-Jo Thiel: Đó là một vấn đề hết sức khó khăn nhưng là cơ sở cho toàn bộ công việc vốn phải được thực hiện. Bao lâu chúng ta không hiểu chấn thương và sự căng thẳng chấn thương dữ dội của các nạn nhân, thì chúng ta đã không hiểu gì. Tôi sẽ sử dụng một hình ảnh, đối với một số nạn nhân, chấn thương đến nỗi giống như có một công tắc điện đã được vận hành và đã chặn các cảm xúc bởi vì chúng quá mạnh. Do đó, công việc thiết yếu là phải nhìn nhận. Liên quan đến việc sửa chữa, đó là một từ giăng bẫy. Chúng ta không bao giờ sửa chữa được một chấn thương như thế, nhưng có thể trợ giúp chẳng hạn với sự hỗ trợ tài chánh.
Hélène Destombes: Sự hỗ trợ tài chánh có quan trọng trong tính biểu tượng của nó không?
Marie-Jo Thiel: Sự hỗ trợ tài chánh có tính biểu tượng vì thuật ngữ này có nghĩa là “đặt cùng nhau”, nghĩa là nó có thể đóng góp nhưng điều đó không đủ. Tiền phải được dùng trong những săn sóc cần thiết để cố gắng tìm lại sự thống nhất của bản ngã và mang lại ý nghĩa cho cuộc sống của chính mình.
Hélène Destombes: Ở Pháp, bà là một trong những chuyên gia giỏi về vấn đề lạm dụng. Bà làm việc trên hồ sơ này từ hơn hai mươi năm. Đâu là những khuyến cáo của bà?
Marie-Jo Thiel: Công việc phòng ngừa đã được khởi động là rất quan trọng nhưng nó không đủ. Tiếp theo Tự sắc “Vos estis lux mundi” (“Các con là ánh sáng thế gian”) và những bản văn mới đây của Đức Giáo hoàng Phanxicô, chúng ta đã bắt đầu thiết lập các cơ cấu phòng ngừa nhưng cần phải suy nghĩ lại Giáo hội mà chúng ta muốn, các thừa tác viên phép rửa. Giám mục không nên đơn độc khi muốn xem xét (vấn đề lạm dụng). Ngài cần được các giáo dân, nam và nữ, phụ thêm vào để thực hiện một công việc liên ngành.
Hélène Destombes: Bà sẽ đánh giá giai đoạn hiện tại như thế nào và vai trò mà báo cáo của Ciase có thể mang lại?
Marie-Jo Thiel: Đây thực sự là một thời điểm quan trọng vì nó buộc chúng ta quan tâm đến con số các nạn nhân và do dó đặc tính hệ thống của những lạm dụng này. Cho đến nay, một giáo phận đã báo cáo ba, bốn hay năm trường hợp. Ciase sẽ cho chúng ta biết rằng chúng ta có hơn 10 000 trường hợp, đó là những Jean-Marc Sauvé đã nói với chúng ta. Đó là một kết quả sóng thần và Giáo hội buộc phải lưu tâm sự kiện rằng khi chúng ta tìm kiếm cách nghiêm túc, thì đó là những gì chúng ta tìm thấy.
Đó là một chủ đề khó, mà tôi đau đớn với nhiều thần học gia nam và nữ khác và với các sinh viên của tôi. Chúng ta hy vọng nhiều và đấu tranh rất nhiều mà điều đó không xuất hiện ở trang nhất của các tờ báo. Về bản chất, tôi tin rằng chúng ta phải làm việc cùng nhau và tôi giữ hy vọng vì sự hy vọng của tôi bén rễ nơi Chúa Kitô.
Tý Linh chuyển ngữ
(theo Vatican News)
Tags: Công-lý, Phanxicô-I, Pháp
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- NĂM THÁNH 2025: CẦN PHẢI CÓ THẺ HÀNH HƯƠNG ĐỂ BƯỚC QUA CÁC CỬA THÁNH Ở RÔMA
- DIỄN VĂN CỦA PHANXICÔ CHO GIÁO TRIỀU RÔMA NHÂN DỊP CHÚC MỪNG GIÁNG SINH 2024: HÃY NÓI TỐT CHỨ ĐỪNG NÓI XẤU
- GIÁO TRIỀU RÔMA, BÀI GIẢNG MÙA VỌNG THỨ 3: SỰ CAO CẢ CỦA THIÊN CHÚA LÀ SỰ NHỎ BÉ
- MỤC TỬ TRONG THÁNH KINH, MỘT HÌNH ẢNH VỀ UY QUYỀN VÀ LÒNG NHÂN TỪ
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI NHÓM ÂN NHÂN VIỆT NAM: HỖ TRỢ CÁC CÔNG VIỆC BÁC ÁI ĐÓNG GÓP VÀO VIỆC MANG LẠI NIỀM HY VỌNG
- THÁNH TÍCH CỦA THÁNH TÊRÊSA HÀI ĐỒNG GIÊSU ĐẾN RÔMA NHÂN NĂM THÁNH
- BÀI GIÁO LÝ VỀ NĂM THÁNH 2025. CHÚA GIÊSU KITÔ, NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA. I. THỜI THƠ ẤU CỦA CHÚA GIÊSU. BÀI 1. GIA PHẢ CỦA CHÚA GIÊSU (Mt 1, 1-17). CON THIÊN CHÚA ĐI VÀO LỊCH SỬ
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC THÁNH CHA TRONG THÁNH LỄ CHÚA NHẬT III MÙA VỌNG NĂM C: CHÚNG TÔI PHẢI LÀM GÌ?
- NHỮNG ĐOẠN TRÍCH TỪ CUỐN TỰ TRUYỆN « HY VỌNG » CỦA ĐỨC PHANXICÔ
- ĐỨC PHANXICÔ TIẾT LỘ NGÀI ĐÃ THOÁT KHỎI HAI VỤ MƯU SÁT TRONG CHUYẾN TÔNG DU TỚI IRAK
- ĐỨC PHANXICÔ CA NGỢI CORSE NHƯ MÔ HÌNH CỦA “TÍNH THẾ TỤC LÀNH MẠNH”
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI HÀNG GIÁO SĨ CORSE: “HÃY CHĂM SÓC CÁC BẠN VÀ NGƯỜI KHÁC”
- VIDEO TRỰC TUYẾN CHUYẾN TÔNG DU CORSE
- ĐỨC THÁNH CHA SẼ ĐẾN CORSE ĐỂ KÊU GỌI CẦU NGUYỆN, CÔNG LÝ VÀ TRÁCH NHIỆM
- THƯỢNG HỘI ĐỒNG: ĐỨC THÁNH CHA BỔ NHIỆM CÁC THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG THƯỜNG LỆ, TRONG ĐÓ CÓ HAI PHỤ NỮ
- CHUYẾN TÔNG DU CỦA ĐỨC PHANXICÔ: ĐỐI VỚI ĐA SỐ NGƯỜI PHÁP, ĐỨC PHANXICÔ “ĐÚNG” KHI THÍCH CORSE HƠN NHÀ THỜ ĐỨC BÀ PARIS
- BÀI GIẢNG THỨ 2 TRONG MÙA VỌNG CHO GIÁO TRIỀU RÔMA : TÁI KHÁM PHÁ NIỀM TIN TƯỞNG VÀO THIÊN CHÚA ĐỂ LÀM SỐNG LẠI NIỀM HY VỌNG
- BÁO CÁO CỦA HỘI THỪA SAI PARIS VỀ CÁC VỤ LẠM DỤNG TÌNH DỤC
- SỨ ĐIỆP CHO NGÀY THẾ GIỚI HÒA BÌNH 2025
- GIÁO HỘI ĐƯỢC HÌNH THÀNH NHƯ THẾ NÀO?