LẠM DỤNG TÍNH DỤC TRONG GIÁO HỘI : CÔNG VIỆC CỦA ỦY BAN CIASE CHO THẤY « MỘT KẾT QUẢ SÓNG THẦN »
Báo cáo của Ủy ban độc lập về lạm dụng tính dục trong Giáo hội, kết quả của hai năm rưỡi làm việc, sẽ được giới thiệu vào ngày 5/10/2021. Việc lắng nghe các nạn nhân và các chuyên gia làm sáng tỏ một hiện tượng có hệ thống và một khó khăn lắng nghe.
Được ủy quyền bởi Hội đồng Giám mục Pháp và Hội đồng các nam nữ tu sĩ Pháp, Ủy ban này được đặt dưới sự điều hành của Jean-Marc Sauvé, phó chủ tịch danh dự của Hội đồng Nhà nước. Ủy ban gồm 22 thành viên, tín ngưỡng hay không tín ngưỡng, là những chuyên gia về bảo vệ trẻ em, luật hình sự, tâm thần học, y học, xã hội học và thần học.
Họ đã thu thập thông tin về việc lạm dụng tính dục trong Giáo hội từ thập niên 1950 và đã lắng nghe nhiều nạn nhân và nhiều chuyên viên. Trong số họ có Marie-Jo Thiel, bác sĩ, giáo sư thần học ở Đại học Strasbourg và là thành viên của Hàn lâm viện Tòa Thánh về sự sống. Bà nhấn mạnh đến các hậu quả của việc lạm dụng cũng như sự thiếu lắng nghe, và nhấn mạnh tầm quan trọng của công việc mà Ủy ban Ciase (Ủy ban độc lập về lạm dụng tính dục trong Giáo hội) thực hiện. Cuộc phỏng vấn do Hélène Destombes của Vatican News thực hiện.
Hélène Destombes: Bà sẽ định nghĩa như thế nào về sứ mạng được thực hiện bởi Ủy ban độc lập về lạm dụng tính dục trong Giáo hội?
Marie-Jo Thiel: Đó là một văn kiện hết sức quan trọng, rất được chờ đợi. Một công việc quan trọng đã được thực hiện. Có nhiều cuộc lắng nghe các chuyên viên, nhưng cả một lượng công việc to lớn lắng nghe các nạn nhân vốn đã là bi kịch cho các nạn nhân nhưng còn cho những người lắng nghe họ. Chính Jean-Marc Sauvé đã yêu cầu sự giúp đỡ của một nhà tâm lý học, có thời điểm, ông đã bị tổn thượng nặng nề bởi chấn thương của các nạn nhân. Thật là kinh khủng. Tôi tin rằng công việc này là thiết yếu đối với Giáo hội.
Hélène Destombes: Sự khó khăn lắng nghe các nạn nhân và sự thiếu thấu hiểu việc lạm dụng thực sự có ý nghĩa gì – những hậu quả này ở bình diện thể xác, tâm thần nhưng cả tương quan với đức tin – có phải chúng đang tiến triển?
Marie-Jo Thiel: Đó là một vấn đề hết sức khó khăn nhưng là cơ sở cho toàn bộ công việc vốn phải được thực hiện. Bao lâu chúng ta không hiểu chấn thương và sự căng thẳng chấn thương dữ dội của các nạn nhân, thì chúng ta đã không hiểu gì. Tôi sẽ sử dụng một hình ảnh, đối với một số nạn nhân, chấn thương đến nỗi giống như có một công tắc điện đã được vận hành và đã chặn các cảm xúc bởi vì chúng quá mạnh. Do đó, công việc thiết yếu là phải nhìn nhận. Liên quan đến việc sửa chữa, đó là một từ giăng bẫy. Chúng ta không bao giờ sửa chữa được một chấn thương như thế, nhưng có thể trợ giúp chẳng hạn với sự hỗ trợ tài chánh.
Hélène Destombes: Sự hỗ trợ tài chánh có quan trọng trong tính biểu tượng của nó không?
Marie-Jo Thiel: Sự hỗ trợ tài chánh có tính biểu tượng vì thuật ngữ này có nghĩa là “đặt cùng nhau”, nghĩa là nó có thể đóng góp nhưng điều đó không đủ. Tiền phải được dùng trong những săn sóc cần thiết để cố gắng tìm lại sự thống nhất của bản ngã và mang lại ý nghĩa cho cuộc sống của chính mình.
Hélène Destombes: Ở Pháp, bà là một trong những chuyên gia giỏi về vấn đề lạm dụng. Bà làm việc trên hồ sơ này từ hơn hai mươi năm. Đâu là những khuyến cáo của bà?
Marie-Jo Thiel: Công việc phòng ngừa đã được khởi động là rất quan trọng nhưng nó không đủ. Tiếp theo Tự sắc “Vos estis lux mundi” (“Các con là ánh sáng thế gian”) và những bản văn mới đây của Đức Giáo hoàng Phanxicô, chúng ta đã bắt đầu thiết lập các cơ cấu phòng ngừa nhưng cần phải suy nghĩ lại Giáo hội mà chúng ta muốn, các thừa tác viên phép rửa. Giám mục không nên đơn độc khi muốn xem xét (vấn đề lạm dụng). Ngài cần được các giáo dân, nam và nữ, phụ thêm vào để thực hiện một công việc liên ngành.
Hélène Destombes: Bà sẽ đánh giá giai đoạn hiện tại như thế nào và vai trò mà báo cáo của Ciase có thể mang lại?
Marie-Jo Thiel: Đây thực sự là một thời điểm quan trọng vì nó buộc chúng ta quan tâm đến con số các nạn nhân và do dó đặc tính hệ thống của những lạm dụng này. Cho đến nay, một giáo phận đã báo cáo ba, bốn hay năm trường hợp. Ciase sẽ cho chúng ta biết rằng chúng ta có hơn 10 000 trường hợp, đó là những Jean-Marc Sauvé đã nói với chúng ta. Đó là một kết quả sóng thần và Giáo hội buộc phải lưu tâm sự kiện rằng khi chúng ta tìm kiếm cách nghiêm túc, thì đó là những gì chúng ta tìm thấy.
Đó là một chủ đề khó, mà tôi đau đớn với nhiều thần học gia nam và nữ khác và với các sinh viên của tôi. Chúng ta hy vọng nhiều và đấu tranh rất nhiều mà điều đó không xuất hiện ở trang nhất của các tờ báo. Về bản chất, tôi tin rằng chúng ta phải làm việc cùng nhau và tôi giữ hy vọng vì sự hy vọng của tôi bén rễ nơi Chúa Kitô.
Tý Linh chuyển ngữ
(theo Vatican News)
Tags: Công-lý, Phanxicô-I, Pháp
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- HOA KỲ: TẠI SAO ĐỨC CHA ROBERT BARRON, NGÔI SAO LOAN BÁO TIN MỪNG TRÊN INTERNET, LẠI MUỐN THÀNH LẬP MỘT DÒNG TU?
- NHỮNG NHÂN VẬT TÔN GIÁO NÀO CẦU NGUYỆN CHO DONALD TRUMP TRONG LỄ NHẬM CHỨC CỦA ÔNG?
- ĐỨC THÁNH CHA VIẾT THƯ CHO TỔNG THỐNG DONALD TRUMP
- MỘT NỮ TU SẼ ĐƯỢC BỔ NHIỆM LÀM CHỦ TỊCH PHỦ THỐNG ĐỐC THÀNH VATICAN
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT II THƯỜNG NIÊN NĂM C: CHÚA ĐÁP LẠI SỰ THIẾU THỐN CỦA CHÚNG TA BẰNG TÌNH YÊU DƯ TRÀN CỦA NGƯỜI
- CÁI CHẾT CỦA CHA PONCHAUD, CHỨNG NHÂN VĨ ĐẠI CỦA LỊCH SỬ CAMPUCHIA
- BỘ GIÁO LÝ ĐỨC TIN: HUẤN THỊ VỀ MỘT VÀI KHÍA CẠNH CỦA “THẦN HỌC GIẢI PHÓNG”
- Ở BA LAN, MỘT KIẾN NGHỊ NHẰM XÓA BỎ VIỆC GIẢI TỘI CHO TRẺ VỊ THÀNH NIÊN
- VỤ CHA PIERRE: HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC XIN TÒA ÁN MỞ CUỘC ĐIỀU TRA
- ĐỨC THÁNH CHA MỜI GỌI CÁC LINH MỤC ARGENTINA HÃY TIÊU HAO VÌ TIN MỪNG
- CUBA THẢ TÙ NHÂN, HOAN NGHÊNH SỰ TRUNG GIAN HÒA GIẢI CỦA TÒA THÁNH
- BÀI GIÁO LÝ VỀ TRẺ EM. NHỮNG NGƯỜI ĐƯỢC CHÚA CHA YÊU QUÝ NHẤT. BÀI 2
- HĐGM Ý GIẢI THÍCH CÁC CHUẨN MỰC CỦA RÔMA LIÊN QUAN ĐẾN ĐÀO TẠO LINH MỤC
- TIẾP KIẾN CHUNG NĂM THÁNH (11/1/2025): HY VỌNG LÀ BẮT ĐẦU LẠI – GIOAN TẨY GIẢ
- KINH TRUYỀN TIN LỄ CHÚA GIÊSU CHỊU PHÉP RỬA NĂM C: TÔI ĐƯỢC RỬA TỘI NGÀY NÀO?
- JOE BIDEN TRAO HUÂN CHƯƠNG TỰ DO CỦA TỔNG THỐNG CHO ĐỨC PHANXICÔ
- HÀNH KHÚC GIÁO HOÀNG, BÀI QUỐC CA CHÍNH THỨC CỦA VATICAN DO MỘT NGƯỜI PHÁP SÁNG TÁC
- CÁC ĐẠI SỨ TẠI TÒA THÁNH ĐƯỢC ĐỨC PHANXICÔ CHẤT VẤN
- DIỄN VĂN CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO CÁC THÀNH VIÊN CỦA ĐOÀN NGOẠI GIAO TẠI TÒA THÁNH NHÂN DỊP CHÚC MỪNG NĂM MỚI 2025 : NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA MỘT NỀN NGOẠI GIAO HY VỌNG
- Ở THÁI LAN, CUỘC CHIẾN HÀNG NGÀY CỦA MỘT LINH MỤC CHỐNG LẠI NẠN LAO ĐỘNG TRẺ EM