LỄ ĐỨC MẸ DÂNG CHÚA TRONG ĐỀN THỜ: NIỀM HY VỌNG CÓ SỨC BIẾN ĐỔI
Niềm Hy Vọng có Sức Biến Đổi
Hầu hết chúng ta đều cảm thấy ân hận với quá khứ của mình. Chúng ta có thể học hỏi qua những lầm lỗi của mình, thế nhưng chúng ta vẫn ân hận vì đã lỗi phạm. Đôi lúc chúng ta ân hận là điều phải lẽ, thế nhưng nhiều khi mình cũng cần phải chấp nhận cái gì đó mất mát mà không thể nào lấy lại được nữa. Một nữ sinh viên trường y đầy hứa hẹn nọ đã thi rớt khóa học do thiếu ôn luyện, và cô ta có thể không còn có được lại cơ hội đó nữa. Trong khi đối diện với những ân hận ấy, sự sống của một trẻ thơ lại tặng ban cho cô một niềm hy vọng mới. Cuộc đời của một con trẻ đang rộng mở trước mắt chúng ta; sẽ không còn có ân hận nào, không phải nhìn lại quá khứ để mong sự việc sẽ thay đổi theo hướng khác. Đứa trẻ sẽ như là một cuốn sách đang mở toang, với những trang giấy trắng cho một tương lai đầy hứa hẹn. Tuy nhiên nếu chúng ta quan sát gần hơn, chúng ta có thể nhận thấy ngay những đám mây u ám đang ở cuối chân trời. Liệu đứa trẻ ấy lớn dần và sẽ chịu chung chia với người cha đang có nguy cơ cao huyết áp, hay chung chia với người mẹ đang có khuynh hướng trầm cảm? Liệu đứa bé này lớn lên và rồi cũng sẽ kết thúc cuộc đời mình trong tình trạng thất nghiệp của 80% tổng số giới trẻ đang thất nghiệp trong vùng nơi em ở? Những trang giấy trắng của cuốn sách đã sớm ngập tràn những đề mục làm cản ngăn một đời trước khi đời ấy khởi sự.
Bây giờ, có thể các bạn sẽ quy kết cho tôi là kẻ sao bi quan quá. Nào, chúng ta có thể lấy một câu chuyện hoàn toàn khác, đó là một thế giới, nơi mà đứa trẻ ấy sẽ được sinh ra và thành hình. Vâng, vẫn có đó những khó khăn và thách đố đón chờ phía trước em, nhưng chúng ta hãy lạc quan hơn vì rằng em này không những giải quyết được những vấn đề trong cuộc sống em, nhưng mà còn có thể học biết cách thăng tiến nữa.
Vậy thì các bạn sẽ đứng về phía nào đây? Cái nhìn của bạn về phía ly nước đã cạn một nửa, hay một ly nước đã đầy một nửa? Chúng ta giải quyết vấn đề này ra sao đây? Nếu chúng ta có thể quan sát cuộc đời của em ấy, chúng ta có thể thấy rằng người bi quan có lý của họ, thế nhưng đối với chính em ấy, thì em sẽ đứng về phía người lạc quan. Cả hai phía có thể đều sống theo con số thống kê, theo sự cân bằng những khả thể, để từ đó cả hai phía đều cho rằng mình là đúng, thế nhưng điều này sẽ không thể nói cho ta biết điều gì sẽ xảy đến cho em ấy, nhưng chỉ nói cho ta biết rằng điều gì có thể sẽ xảy ra mà thôi. Vấn đề của hai phía, bên là kẻ bi quan, bên là kẻ lạc quan, nằm ở chỗ cuộc đời của đứa trẻ ấy được đo lường theo cách lượng giá dựa trên sự thành công của loài người, đó là đứa trẻ ấy sẽ thất bại hay thành công. Đứa trẻ vừa mới chào đời, thế mà trên vai bé đã có sẵn một gánh nặng bị chất lên rồi.
Hôm nay chúng ta cử hành Lễ Dâng Chúa trong đền thờ, là thời điểm kết thúc phụng vụ Giáng Sinh. Tin Mừng theo thánh Luca cho biết cha mẹ của Đức Giêsu dâng Ngài trong đền thờ thế nào. Chúng ta được biết họ đã thi hành theo tập tục Do Thái, “mọi bé nam đầu lòng phải được thánh hiến cho Chúa” (Lc 2,23). Hành động dâng mình này được thực hiện ngay ngày đầu của sự sống, bởi vì nơi đây đứa bé sẽ như là một cuốn sách mở ra để chứa đựng ngập tràn luật Thiên Chúa, để hiến thánh cho Ngài. Cuộc đời của đứa trẻ giờ đây sẽ thuộc về Chúa. Thoạt tiên, điều này tưởng như tự do của đứa bé bị tước mất, và mọi tiềm năng nơi bé đã bị đóng lại để không cho bé có thể quyết định cuộc đời của riêng mình nữa. Thực vậy, đây mới chính là hành vi căn bản cho sự tự do của một đời người. Cuộc đời đứa trẻ sẽ không còn bị lượng định theo kiểu thành công hay thất bại trước những mục tiêu nhỏ nhen của loài người, nhưng cuộc đời bé sẽ được đặt vào sự tín trung trước những lời hứa ban sự sống của Thiên Chúa. Chúng ta sẽ được giải thoát khỏi gánh nặng tự loay hoay cố gắng lấp đầy chính mình, trái lại, chính Chúa mới là Đấng sẽ lấp đầy trong ta.
Còn với những người không trung tín thì sao? Những kẻ khước từ quà tặng của Chúa thì thế nào? Đối với ông Simêon, Chúa Thánh Thần đã mở quà tặng của Thiên Chúa cho ông xem, đó là ông sẽ không chết cho đến khi ông được nhìn thấy Chúa Kitô. Bà Anna thì hầu như dâng hiến cả đời mình để ở trong đền thờ cầu nguyện. Hai ngôn sứ khả kính này đã loan truyền con trẻ được dâng trong đền thờ chính là ơn cứu độ của Chúa, là Đức Kitô sẽ giải phóng Israel, và là ánh sáng cho dân ngoại. Ở đây có gì đó hơn cả chủ nghĩa lạc quan nữa, vì đây chính là niềm hy vọng thật sự. Qua đứa trẻ này, Chúa sẽ phục hồi tất cả chúng ta để bước vào tình bằng hữu trung tín mà chúng ta đã đánh mất trước kia do tội lỗi. Hơn thế, Ngài sẽ nhận chúng ta làm nghĩa tử để sẻ chia trọn vẹn niềm vui của Ngài.
Quá khứ có thể đè nặng trên đôi vai chúng ta; những lầm lỡ mà chúng ta đã gây ra, đau khổ sẽ vẫn còn vì những thương tích đó đây. Thế nhưng quá khứ (cũng như tương lai) sẽ thực sự trở thành gánh nặng cho chúng ta nếu chúng ta định lượng cuộc đời của chúng ta theo những tiêu chuẩn loài người. Niềm hy vọng mà chúng ta được nhận lãnh trong Đức Giêsu Kitô sẽ biến đổi chúng ta, hầu cho dù cuộc sống có ra sao đi chăng nữa, thì niềm hy vọng này sẽ không thể nào bị mất đi được, niềm hy vọng sẽ tồn tại chẳng phải do nỗ lực của chính bản thân mình, nhưng là do bởi tình bằng hữu thân thương đã được mạc khải cho chúng ta trong Đức Giêsu Kitô. Đây chính là điều mà ông Simêon và bà Anna đã loan báo cho chúng ta: Chính đứa trẻ này mà Thiên Chúa đã đến cứu độ chúng ta, bằng cách cho chúng ta trở thành bạn hữu của Ngài. Điều này không có nghĩa là vết thương đau ở quá khứ sẽ không còn nữa, nhưng chính vết thương đó sẽ như là một bảo đảm cho chúng ta theo chiều kích thẳm sâu nhất nơi hiện thể của chúng ta. Dù cuộc sống có như thế nào đi nữa, Chúa cũng vẫn trao tặng cho chúng ta một món quà vượt xa hẳn tất cả mọi kiểu lượng định của loài người: đó là, Người Con Duy Nhất của Ngài.
Chuyển Ngữ: Martin OP
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO NGÀY THẾ GIỚI TRUYỀN THÔNG XÃ HỘI 2025: CHIA SẺ NIỀM HY VỌNG TRONG LÒNG ANH CHỊ EM MỘT CÁCH HIỀN HÒA
- PHỎNG VẤN ĐHY KOOVAKAD, NGƯỜI VỪA ĐƯỢC BỔ NHIỆM LÀM TỔNG TRƯỞNG BỘ ĐỐI THOẠI LIÊN TÔN
- Ý NGHĨA CỦA ĐỘNG TỪ “ĐI RA” TRONG TIN MỪNG
- BÀI GIÁO LÝ VỀ NĂM THÁNH 2025. CHÚA GIÊSU KITÔ, NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA. I. THỜI THƠ ẤU CỦA CHÚA GIÊSU. BÀI 2. TRUYỀN TIN CHO ĐỨC MẸ. ĐỨC MARIA LẮNG NGHE VÀ SẴN LÒNG
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT II THƯỜNG NIÊN NĂM C: CHÚA ĐÁP LẠI SỰ THIẾU THỐN CỦA CHÚNG TA BẰNG TÌNH YÊU DƯ TRÀN CỦA NGƯỜI
- BỘ GIÁO LÝ ĐỨC TIN: HUẤN THỊ VỀ MỘT VÀI KHÍA CẠNH CỦA “THẦN HỌC GIẢI PHÓNG”
- Ở BA LAN, MỘT KIẾN NGHỊ NHẰM XÓA BỎ VIỆC GIẢI TỘI CHO TRẺ VỊ THÀNH NIÊN
- ĐỨC THÁNH CHA MỜI GỌI CÁC LINH MỤC ARGENTINA HÃY TIÊU HAO VÌ TIN MỪNG
- BÀI GIÁO LÝ VỀ TRẺ EM. NHỮNG NGƯỜI ĐƯỢC CHÚA CHA YÊU QUÝ NHẤT. BÀI 2
- TIẾP KIẾN CHUNG NĂM THÁNH (11/1/2025): HY VỌNG LÀ BẮT ĐẦU LẠI – GIOAN TẨY GIẢ
- KINH TRUYỀN TIN LỄ CHÚA GIÊSU CHỊU PHÉP RỬA NĂM C: TÔI ĐƯỢC RỬA TỘI NGÀY NÀO?
- DIỄN VĂN CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO CÁC THÀNH VIÊN CỦA ĐOÀN NGOẠI GIAO TẠI TÒA THÁNH NHÂN DỊP CHÚC MỪNG NĂM MỚI 2025 : NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA MỘT NỀN NGOẠI GIAO HY VỌNG
- BÀI GIÁO LÝ VỀ TRẺ EM. NHỮNG NGƯỜI ĐƯỢC CHÚA CHA YÊU QUÝ NHẤT. BÀI 1
- KINH TRUYỀN TIN LỄ CHÚA HIỂN LINH 2025: GẶP GỠ CHÚA GIÊSU NƠI ANH CHỊ EM CHÚNG TA
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC PHANXICÔ TRONG LỄ CHÚA HIỂN LINH 2025: MANG ÁNH SÁNG TÌNH YÊU VÀ HY VỌNG CỦA CHÚA CHO THẾ GIỚI
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT II SAU LỄ GIÁNG SINH: HÃY TRỞ THÀNH SỨ GIẢ CỦA NIỀM HY VỌNG
- MỞ CỬA THÁNH CỦA VƯƠNG CUNG THÁNH ĐƯỜNG THÁNH PHAOLÔ NGOẠI THÀNH: NIỀM VUI VÀ HY VỌNG CHO NĂM THÁNH
- CÁC ĐỨC GIÁO HOÀNG VÀ CÁC NĂM THÁNH: VIỆC MỞ CỬA THÁNH TRONG LỊCH SỬ
- KINH TRUYỀN TIN LỄ ĐỨC MARIA, MẸ THIÊN CHÚA: THIÊN CHÚA CHỌN SINH RA CHO CHÚNG TA
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC PHANXICÔ TRONG THÁNH LỄ ĐỨC MARIA, MẸ THIÊN CHÚA: HỌC KHÁM PHÁ SỰ VĨ ĐẠI CỦA THIÊN CHÚA TRONG SỰ NHỎ BÉ