LINH THAO CỦA GIÁO TRIỀU: BÀI 4. CÁI CHẾT THỨ HAI
Nhà giảng thuyết của Phủ Giáo hoàng, Cha Roberto Pasolini, OFM Cap, đưa ra bài suy tư thứ tư trong cuộc Linh thao năm 2025 của Giáo triều Rôma, tập trung vào chủ đề: “Cái chết thứ hai”. Dưới đây là bài tóm tắt:
Thánh Kinh mô tả lịch sử con người như là mối căng thẳng giữa lời hứa về sự sống vĩnh cửu và thực tại về cái chết. Israel, với lòng trung thành và bất trung của mình, là hiện thân của sự giằng co này, không ngừng kiếm tìm miền đất hứa. Thánh Phaolô nói về nhân loại như sắp chết đi, nhưng vẫn sống (2Cr 6, 9), cho thấy nghịch lý của sự hiện hữu.
Ngôn sứ Êdêkien miêu tả tình trạng này với thị kiến về thung lũng của những xương khô (Ed 37): Israel như một nghĩa địa ngoài trời không có sự sống hay niềm hy vọng nào. Thiên Chúa ra lệnh cho vị ngôn sứ này tuyên sấm trên những xương ấy, sau đó tập hợp chúng lại và che phủ chúng một lần nữa bằng thịt, nhưng vẫn chưa có sự sống cho đến khi Thần Khí thổi trên chúng.
Thị kiến của vị ngôn sứ không chỉ miêu tả sự trở lại của dân Israel từ cuộc lưu đày, nhưng nó phản ánh tình trạng của con người: rất thường, chúng ta hiện hữu mà không thật sự sống. Những xương khô tượng trưng cho ‘cái chết thứ nhất’, cái chết bên trong, được biểu lộ trong sợ hãi, thờ ơ và mất hy vọng. Đây là những gì đã xảy ra với Adam và Eva sau khi ông bà phạm tội: thân xác của họ vẫn sống, nhưng tách biệt khỏi Thiên Chúa.
Chỉ có Thần Khí của Thiên Chúa mới có thể ban cho chúng ta một cuộc sống đích thực một lần nữa. Tuy nhiên, cũng có một ‘cái chết’ thứ hai, thường được hiểu là sự nguyền rủa đời đời, nhưng nó cũng có thể được xem như là cái chết sinh học. Những ai đã vượt qua cái chết đầu tiên – sợ hãi, vị kỷ, và ảo tưởng quyền lực – có thể đối diện với cái chết thứ hai mà không kinh hãi. Thánh Phanxicô Assisi nhấn mạnh điều này trong Bài Ca về Anh Mặt Trời, ngợi ca những người ôm lấy cái chết trong Thiên Chúa.
Sách Khải Huyền xác nhận rằng “Ai thắng sẽ không hề bị cái chết thứ hai làm hại” (Kh 2, 11): Bất cứ ai sống trong đức tin và hy vọng có thể vượt qua cái chết mà không bị nó làm tiêu tan. Thị kiến của Êdêkien dạy chúng ta rằng sự sống lại đã bắt đầu rồi: Thiên Chúa không chờ đợi chúng ta chết rồi mới ban sự sống đời đời, nhưng đã tặng ban cho chúng ta rồi trong hiện tại, nếu chúng ta đón nhận Thần Khí của Người. Câu hỏi thực sự là: liệu chúng ta vẫn muốn là những xương khô, hay để mình được hồi sinh nhờ sự sống đích thực?
—————————–
Cồ Ngọc Hải dịch
(nguồn: vatican news)
Tags: curie
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- HÃY NHÌN VÀO CHÚA KITÔ !
- ĐỨC LÊÔ XIV VÀ GIÁO HỘI, MỘT “CHÚT MEN” CỦA SỰ HIỆP NHẤT VÀ TÌNH YÊU
- NHỮNG LỜI PHÁT BIỂU CUỐI THÁNH LỄ KHAI MẠC SỨ VỤ PHÊRÔ CỦA ĐỨC LÊÔ XIV
- BÀI GIẢNG THÁNH LỄ NHẬM CHỨC CỦA ĐỨC LÊ Ô XIV
- ĐỨC LÊÔ XIV: PHÊRÔ KHÔNG PHẢI LÀ MỘT NGƯỜI CHĂN DẮT ĐƠN ĐỘC, CŨNG KHÔNG PHẢI LÀ MỘT THỦ LĨNH Ở TRÊN NHỮNG NGƯỜI KHÁC
- VIDEO TRỰC TUYẾN THÁNH LỄ KHAI MẠC SỨ VỤ CỦA ĐỨC LÊÔ XIV
- ĐỨC LÊÔ XIV: HỌC THUYẾT XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI THÚC ĐẨY ĐỐI THOẠI
- ĐHY PAROLIN: HỌC THUYẾT XÃ HỘI CÔNG GIÁO CÓ THỂ CHỮA LÀNH NHỮNG CHIA RẼ TOÀN CẦU
- SỰ MỚI MẺ NÀY ĐƯỢC ĐỨC LÊÔ XIV MONG MUỐN CHO LỄ KHAI MẠC SỨ VỤ CỦA MÌNH
- THÁNH LỄ KHAI MẠC TRIỀU ĐẠI GIÁO HOÀNG CỦA ĐỨC LÊÔ XIV, MỘT PHỤNG VỤ GIỮA CÁC NGHI LỄ VÀ BIỂU TƯỢNG
- DIỄN VĂN CỦA ĐỨC LÊÔ XIV CHO CÁC THÀNH VIÊN CỦA ĐOÀN NGOẠI GIAO TẠI TÒA THÁNH : BỎ LẠI XUNG ĐỘT ĐẰNG SAU VÀ CHỌN THEO MỘT CON ĐƯỜNG MỚI
- ĐHY PAROLIN : TRONG SUỐT MẬT NGHỊ, ĐỨC LÊÔ XIV “KHÔNG BAO GIỜ MẤT ĐI NỤ CƯỜI NHẸ NHÀNG CỦA MÌNH”
- NỮ TU OONAH O’SHEA ĐƯỢC BẦU LÀM CHỦ TỊCH UISG
- ĐỨC LÊÔ XIV, “MỘT GIÁO HOÀNG VÌ HÒA BÌNH VÀ LÒNG THƯƠNG XÓT”
- GIÁO DỤC: ĐỨC LÊÔ XIV KHUYẾN KHÍCH ƠN GỌI TU TRÌ LA SAN
- NHỮNG KHUÔN MẶT CỦA HOẠT ĐỘNG TRUYỀN GIÁO CỦA ĐỨC LÊÔ XIV Ở PERU
- ĐỨC LÊÔ XIV TIẾP KIẾN NHÀ VÔ ĐỊCH QUẦN VỢT JANNIK SINNER
- VĂN PHÒNG BÁO CHÍNH TÒA THÁNH ĐƯA RA LỜI GIẢI THÍCH CHÍNH THỨC VỀ HUY HIỆU CỦA ĐỨC LÊÔ XIV
- NƠI Ở CỦA CÁC ĐỨC GIÁO HOÀNG QUA NHỮNG BIẾN ĐỘNG CỦA LỊCH SỬ
- “VIỆC BẦU ĐỨC LÊÔ XIV ĐÁNH DẤU BƯỚC NGOẶT TRONG TƯ TƯỞNG XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI”