MỘT ÂN NHÂN CỦA GIÁO HỘI MÀ ĂN CẮP CỦA NHÀ NƯỚC LÀ BẤT CÔNG

Written by xbvn on Tháng Mười Một 12th, 2013. Posted in Luân lý, Tâm linh, Thế Giới, Tý Linh

Một người là ân nhân của Giáo Hội nhưng lại ăn cắp của Nhà Nước là « bất công/bất chính » và sống hai mặt. Người nào không hoán cải và « làm ra vẻ là Kitô hữu » sẽ làm tổn hại nhiều cho Giáo Hội.

Đó là những gì Đức Thánh Cha Phanxicô đã khẳng định trong thánh lễ ngày 11/11/2013 tại nhà nguyện thánh Mát-ta, khi lấy lại một trong những nét chủ đạo của các bài giảng của ngài : tội nhân, nhưng không biến chất. Đức Thánh Cha tố giác « một sự thối nát được bao bọc bởi vẻ bóng láng ».

Chúa Giêsu « không ngừng tha thứ và ngài khuyên chúng ta » làm như thế. Trong bài giảng của mình, Đức Thánh Cha Phanxicô đã dừng lại ở lời khuyến cáo của Chúa tha thứ cho người anh em hối cải của chúng ta, mà Tin Mừng hôm nay nói đến. Chúa Giêsu tha thứ nhưng, trong đoàn Tin Mừng này, Ngài cũng nói « Khốn cho kẻ gây cớ vấp phạm ». Ngài không nói về tội lỗi, nhưng về gương mù gương xấu. Nhưng đâu là sự khác nhau « giữa phạm tội và gây cớ vấp phạm/gây gương mù gương xấu » ?

« Sự khác nhau là : người phạm tội và hối cải, xin ơn tha thứ, nhìn nhận mình yếu đuối, cảm thấy mình là con cái Thiên Chúa, hạ mình và xin Chúa Giêsu cứu độ. Nhưng người gây gương mù gương xấu là gì ? Sự kiện là người ấy không hối cải. Kẻ ấy tiếp tục phạm tội, nhưng làm ra vẻ là Kitô hữu : một cuộc sống hai mặt. Và cuộc sống hai mặt của một người Kitô hữu còn làm tổn hại nhiều, tổn hại nhiều. « Nhưng tôi là một ân nhân của Giáo Hội ! Tôi móc hầu bao và tôi cho Giáo Hội ». Nhưng còn tay kia, tôi ăn cắp của Nhà Nước, của người nghèo : người ấy ăn cắp. Đó là một người « bất công/bất chính ». Đó là một cuộc sống hai mặt. Và người đó đáng – đây là Chúa Giêsu nói, chứ không phải tôi – bị người ta ném xuống biển. Ở đây Ngài không nói đến tha thứ ».

Đức Thánh Cha nhấn mạnh đó là bởi vì « người này đánh lừa/phỉnh phờ » người khác và « ở đâu có sự lừa dối/phỉnh phờ, ở đó không có Thánh Thần của Thiên Chúa. Đó là sự khác nhau giữa một tội nhân và một người biến chất ». Người « sống một cuộc đời hai mặt là một người biến chất ». Nó khác với người « phạm tội và muốn không phạm tội, nhưng do lòng yếu đuối » và « đi đến cùng Chúa » để xin Ngài tha thứ : « Chúa yêu thương người đó ! Ngài đồng hành với người đó, Ngài ở với người đó ».

« Và chúng ta phải tự nhủ mình là tội nhân, vâng, tất cả mọi người ở đây ! Chúng ta hết thảy đều là tội nhân. Biến chất, không. Người biến chất được dính chặt vào một tình trạng tự mãn, người ấy không biết khiêm nhường là gì. Chúa Giêsu đã nói với những người biến chất này : « Vẻ đẹp của những mồ mả tô vôi », dầu chúng có vẻ bên ngoài đẹp, nhưng ở bên trong họ đầy xương hôi thối. Và một Kitô hữu huênh hoang mình là Kitô hữu, nhưng lại không sống một cuộc đời Kitô hữu, là một trong những người biến chất này….Chúng ta hết thảy đều biết rõ ai đang sống trong tình trạng này và chúng ta biết tất cả sự xấu xa mà họ làm cho Giáo Hội ! Những Kitô hữu biến chất, những linh mục biến chất… Tất cả những sự xấu xa họ làm cho Giáo Hội ! Bởi vì họ không sống theo tinh thần Tin Mừng, nhưng theo tinh thần trần tục ».

Thánh Phaolô nói rõ ràng trong Thư gởi tín hữu Rôma : « Anh em đừng khuôn theo đời này », ngài muốn nói « anh em đừng đi vào trong những sơ đồ của thế gian này, trong những tham số của thế gian này ». Những sơ đồ « là tình trần tục đẩy ta đến chỗ sống cuộc sống hai mặt ».

« Một sự thối nát được bao bọc bằng sự bóng láng : đó là cuộc sống của người biến chất. Và Chúa Giêsu không chỉ gọi họ là « tội nhân », nhưng còn là « giả hình ».

Tý Linh

Theo ZENIT

Tags:

Trackback from your site.

Bài viết cùng chủ đề

Dữ liệu Website cũ

Xem nhiều gần đây nhất

Đang online

Lịch đăng bài

Tháng Một 2025
H B T N S B C
« Th12    
  1 2 3 4 5
6 7 8 9 10 11 12
13 14 15 16 17 18 19
20 21 22 23 24 25 26
27 28 29 30 31