MỘT HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH QUỐC TẾ TẠI VATICAN DÀNH RIÊNG CHO VẤN ĐỀ TUỔI THỌ
Văn phòng Báo chí Tòa Thánh đã giới thiệu, vào Thứ Hai ngày 24 tháng 3 năm 2024, sáng kiến “Hội nghị Thượng đỉnh Vatican về Tuổi thọ: Bất chấp thời gian trôi qua”, do Hàn lâm viện Giáo hoàng về Sự sống tổ chức. Các diễn giả cấp cao, trong đó có Tiến sĩ Venkatraman Ramakrishnan, người đoạt giải Nobel, đã tham gia cuộc họp quốc tế này.
“Hội nghị Thượng đỉnh tại Vatican về Tuổi thọ: Bất chấp đồng hồ thời gian” của Hàn lâm viện Giáo hoàng về Sự sống đã được tổ chức vào chiều Thứ Hai, ngày 24 tháng Ba, tại Học viện Giáo hoàng Augustinianum ở Rôma. Một cuộc họp báo tại phòng báo chí của Tòa thánh vào thứ Hai, ngày 24 tháng 3 năm 2025, đã giới thiệu sáng kiến này.
Các tham luận viên bao gồm Đức Tổng Giám mục Vincenzo Paglia, chủ tịch Hàn lâm viện Giáo hoàng về Sự sống, Cha Alberto Carrara, LC, chủ tịch ban tổ chức, Tiến sĩ Giulio Maira, bác sĩ giải phẫu thần kinh và người sáng lập Quỹ Atena, Tiến sĩ Venkatraman Ramakrishnan, người đoạt giải Nobel Hóa học năm 2009, và Tiến sĩ Juan Carlos Izpisúa Belmonte, nhà khoa học chuyên về sinh học tế bào gốc và y tế tái tạo sinh.
Niềm vui trước sự trở lại của Đức Phanxicô và lời chào mừng của Đức Thánh Cha tại Hội nghị Thượng đỉnh
Trong lời mở đầu, người ta nhắc lại rằng Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhiều lần nhấn mạnh rằng người cao tuổi là “ký ức” và “sự khôn ngoan” của xã hội, cho thấy rằng do đó vấn đề không phải là sự suy tàn mà là vấn đề “ân sủng”. Trong phần phát biểu của mình, Đức Tổng Giám mục Vincezo Paglia lấy làm tiếc về việc thiếu sự giao tiếp giữa các thế hệ và nhấn mạnh rằng kịch bản bi thảm này phải được tính đến. Chủ tịch Hàn lâm viện Giáo hoàng nhắc lại: “Người cao tuổi không phải là gánh nặng cho xã hội, mà là một nguồn tài nguyên quý giá: kinh nghiệm và sự khôn ngoan của họ đại diện cho một di sản văn hóa và nhân loại không thể thay thế”. Ngài nhắc lại rằng Đức Thánh Cha thường nhấn mạnh rằng “một dân tộc không quý trọng người già là một dân tộc không có tương lai”, nhấn mạnh sự cần thiết phải “thúc đẩy một nền văn hóa nhìn nhận giá trị của tuổi già và đấu tranh chống lại việc bị gạt ra ngoài lề xã hội đối với người già”.
Trong bối cảnh này, việc tiếp cận công bằng các khám phá khoa học trở thành “vấn đề trọng tâm”, trong đó “những đổi mới y sinh không phải là đặc quyền của một số người, nhưng là công cụ để cải thiện chất lượng cuộc sống của tất cả mọi người, bất kể tình trạng kinh tế xã hội”. Nhấn mạnh rằng mục tiêu “không chỉ là sống lâu hơn” mà là “sống tốt hơn”, ngài kêu gọi nỗ lực “ngăn ngừa các bệnh thoái hóa” và “đảm bảo rằng mọi người đều có cơ hội già đi với sức khỏe tốt và nhân phẩm”.
Những câu hỏi về tương lai của xã hội
“Điều làm tôi ấn tượng trong nghiên cứu, đó không phải là làm sao để con người sống lâu hơn, mà là họ sống khỏe mạnh hơn. Cách thức mà chúng ta sẽ đạt được điều này vẫn chưa hoàn toàn rõ ràng”, Tiến sĩ Venkatraman Ramakrishnan, người đoạt giải Nobel Hóa học năm 2009, cho biết. Ông cũng đặt câu hỏi sau: “Nếu tất cả chúng ta bắt đầu sống lâu hơn, chúng ta sẽ có loại xã hội như thế nào?”
Tiến sĩ Ramakrishnan cũng nhấn mạnh khả năng có sự chênh lệch kinh tế rộng rãi, điều này có thể mang lại lợi ích cho các nước giàu hơn và gây bất lợi cho các nước khác. Ông giải thích: “Nếu tuổi thọ tăng lên và có những liệu pháp mới, thì chúng ta có thể có một xã hội hai tốc độ, trong đó một số nước giàu sống lâu hơn, điều này tạo ra sự khác biệt”. Những kết quả tiềm ẩn này “là không thể tránh khỏi” nhưng “phải được xem xét khi chúng ta tiến về phía trước”.
Tý Linh
(theo Deborah Castellano Lubov – Vatican News)
Tags: Ông Bà, Phanxicô-I
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- “NGÀI ĐÃ CÓ MỘT TỶ SỐ TUYỆT VỜI” TẠI MẬT NGHỊ
- XÓA MÌNH ĐI ĐỂ CHÚA KITÔ Ở LẠI
- TIỂU SỬ ĐỨC TÂN GIÁO HOÀNG LÊÔ XIV
- THÁNH LỄ KHAI MẠC TRIỀU ĐẠI GIÁO HOÀNG CỦA ĐỨC LÊÔ XIV VÀO NGÀY 18 THÁNG 5
- “GIÁM MỤC LÀ MỘT MỤC TỬ GẦN GŨI VỚI DÂN CHÚNG, KHÔNG PHẢI LÀ NGƯỜI QUẢN LÝ”
- ĐỨC TÂN GIÁO HOÀNG LÊÔ XIV KÊU GỌI HÒA BÌNH VÀ GIẢI TRỪ VŨ TRANG TRÊN THẾ GIỚI
- HABEMUS PAPAM
- GIỮA SỰ TRANG NGHIÊM VÀ LONG TRỌNG, MẬT NGHỊ BẮT ĐẦU
- KHÓI ĐEN ĐẦU TIÊN XUẤT HIỆN TỪ ỐNG KHÓI NHÀ NGUYỆN SISTINE
- THÁNH LỄ CẦU NGUYỆN CHO VIỆC BẦU CHỌN GIÁO HOÀNG : « CẦU NGUYỆN LÀ THÁI ĐỘ DUY NHẤT THÍCH HỢP »
- MẬT NGHỊ: ĐỨC GIÁO HOÀNG ĐƯỢC BẦU NHƯ THẾ NÀO?
- “EXTRA OMNES!”, “XIN MỌI NGƯỜI RA NGOÀI!”
- PHIÊN HỌP CHUNG LẦN THỨ 12 TẬP TRUNG VÀO NHỮNG PHẨM CHẤT CẦN THIẾT CHO MỘT GIÁO HOÀNG TƯƠNG LAI
- CÁC HỒNG Y TIẾP TỤC SUY NGHĨ VÀ PHÁC HỌA HÌNH ẢNH VỀ MỘT « GIÁO HOÀNG MỤC TỬ »
- ĐỨC GIÁO HOÀNG QUYẾT ĐỊNH TÔNG HIỆU CỦA MÌNH NHƯ THẾ NÀO?
- TẤT CẢ 133 HỒNG Y ĐÃ ĐẾN RÔMA KHI CÁC HỒNG Y TỔ CHỨC PHIÊN HỌP CHUNG LẦN THỨ MƯỜI
- ĐHY MAMBERTI: ĐỨC PHANXICÔ TRUNG THÀNH VỚI SỨ MẠNG CỦA MÌNH BẰNG TẤT CẢ SỨC MẠNH
- CHIẾC XE CỦA ĐỨC GIÁO HOÀNG: MÓN QUÀ CUỐI CÙNG CỦA ĐỨC PHANXICÔ DÀNH CHO GAZA
- “TẠI MẬT NGHỊ, CHÚA QUAN PHÒNG CŨNG CAN THIỆP QUA CHÍNH TRỊ”
- ĐỨC PHANXICÔ MỜI GỌI ĐÁNH THỨC THẾ GIỚI