MỘT NỮ VĂN SĨ GỐC DO THÁI MỜI GỌI ĐỌC TOÀN BỘ THÔNG ĐIỆP LAUDATO SI’ CỦA ĐỨC PHANXICÔ
Một nữ văn sĩ gốc Do Thái và cũng là người theo phong trào nữ quyền, bà Naomi Klein, đã kêu gọi các vị lãnh đạo chính trị đọc « toàn bộ bản văn » của thông điệp Laudato Si’ (Ca ngợi Chúa đi) của Đức Thánh Cha Phanxicô và « giữ » nó trong tim. Bà cũng là phóng viên Canada, theo phong trào “Pro choice”.
« Chúng ta có một cơ hội đáp lại một thách đố khí hậu và đồng thời giải quyết nhiều cuộc khủng hoảng chồng chất lên nhau. Chúng ta có thể chuyển sang một khí hậu ổn định hơn và đúng đắn hơn », bà Klein đã tuyên bố như thế ở cuộc giới thiệu, hôm 1/7/2015 tại Vatican, hội nghị « Con người và hành tinh hàng đầu : mệnh lệnh thay đổi hành trình ».
Bà đưa ra lời kêu gọi đến các nhà lãnh đạo chính trị « đọc thông điệp gần đây – chứ không phải những tóm tắt, nhưng là toàn bộ bản văn » : « Quý vị hãy đọc và giữ nó trong tim quý vị. Hối tiếc những gì chúng ta đã đánh mất, và biểu dương những gì chúng ta có thể còn bảo vệ được ».
Bà Klein nhận xét rằng một « kiểu phong trào khí hậu mới nổi lên nhanh chóng » và « nó được đặt cơ sở trên sự thật can đảm nhất được diễn tả trong thông điệp » của Đức Thánh Cha Phanxicô. « Sự thật » này chứng tỏ rằng « hệ thống kinh tế hiện nay của chúng ta vừa nuôi dưỡng cuộc khủng hoảng và ngăn cản chúng ta chủ động có những biện pháp cần thiết để tránh nó ».
« Sự hiểu biết gia tăng » về sự kiện này tạo nên « những liên minh kinh ngạc và thậm chí là nghi ngại », Bà Klein ghi nhận và đồng thời nói về sự hiện diện của mình ở Vatican « vào thời điểm lịch sử này » : đối với một phụ nữ Do Thái theo phong trào nữ quyền, đó là một « vinh dự ».
« Các nghiệp đoàn, các dân tộc bản địa, các nhóm tôn giáo và xanh cùng nhau làm việc chặt chẽ hơn bao giờ hết ». « Bên trong các liên minh này, chúng tôi không đồng ý về tất cả…Nhưng chúng tôi hiểu rằng những thách đố đang dâng cao, thời gia thì vắn vỏi và nhiệm vụ lớn lao đến nỗi chúng tôi không thể cho phép mình để cho những sự dửng dưng này chia rẽ chúng tôi. Khi 400.000 người đã diễu hành vì công lý khí hậu ở New York vào tháng Chín vừa qua, khẩu hiệu là « Để thay đổi tất cả, chúng ta cần tất cả mọi người » ».
Bà cũng nhấn mạnh rằng trong suốt nhiều thập niên con người cho mình là ông chủ của thiên nhiên : « Bây giờ, chúng ta đang đối diện với thực tại mà chúng ta đã không bao giờ là ông chủ : chúng ta đang giải phóng các sức mạnh thiên nhiên vốn mạnh mẽ hơn nhiều các mấy móc khéo léo nhất của chúng ta. Chúng ta có thể cứu lấy mình, nhưng chỉ khi chúng ta từ bỏ huyền thoại thống trị và làm chủ và khi chúng ta học biết làm việc với thiên nhiên bằng cách tôn trọng nó và khai thác khả năng canh tân và tái sinh nội tại của nó ».
Bà Klein cho biết đã bỏ ra hai tuần để đọc « hàng trăm phản ứng đối với thông điệp » của Đức Thánh Cha Phanxicô. « Và nếu câu trả lời là cực kỳ tích cực, thì tôi ghi nhận một chủ đề chung trong số các phê bình. Đức Thánh Cha Phanxicô có thể có lý về khoa học, người ta muốn nói, và ngay cả về luân lý tính, nhưng ngài nên để kinh tế và chính trị cho các chuyên viên. Chính họ biết việc buôn bán cacbon và việc tư nhân hóa nguồn nước,…, và làm thế nào các thị trường có thể giải quyết những vấn đề cách hữu hiệu ».
« Tôi hoàn toàn không đồng ý với điều đó ! », Naomi Klein thốt lên : « Sự thật, đó là chúng ta đã phần nào đi đến điểm nguy hiểm này bởi vì nhiều chuyên viên kinh tế này đã tiến hành sai, vung ra các thẩm quyền kỹ thuật trị mạnh mẽ thiếu khôn ngoan của họ. Họ đã sản sinh ra những mô hình không mấy mang lại giá trị cho cuộc sống con người, cách riêng cho đời sống của người nghèo, và đã mang lại những giá trị bên ngoài các chuẩn mực cho việc bảo vệ các quyền lợi của các xí nghiệp và cho việc gia tăng kinh tế ».
« Hệ thống các giá trị bí méo mó này » đi đến chỗ là « chúng ta đã lại trở về với những thị trường cacbon không hiệu quả thay vì thuế trên cacbon » và « với một mục tiêu nhiệt độ 2 độ, điều mà có thể sẽ đưa toàn thể các quốc gia biến mất – đơn giản bởi vì tổng sản phẩm quốc nội của họ đã bị coi là không đủ nhiều ».
Bà kết luận : « Trong một thế giới mà lợi nhuận luôn đặt lên trước con người và hành tinh, thì bầu khí kinh tế hoàn toàn có liên hệ đến đạo đức và luân lý ».
Tưởng cũng lưu ý, thông điệp của Đức Thánh Cha về việc bảo vệ môi sinh càng có tính cách thời sự hơn nữa khi mà trong mùa hè này hiện tượng hâm nóng địa cầu càng ở mức báo động trên toàn thể các châu lục. Ở Pháp, giới chức y tế cho biết có thể có đến 19.000 người già có thể đã qua đời vì tính trạng nắng nóng.
Tý Linh
theo Zenit
Tags: Môi-trường, Phanxicô-I
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- VIDEO TRỰC TUYẾN THÁNH LỄ KHAI MẠC SỨ VỤ CỦA ĐỨC LÊÔ XIV
- ĐỨC LÊÔ XIV: HỌC THUYẾT XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI THÚC ĐẨY ĐỐI THOẠI
- ĐHY PAROLIN: HỌC THUYẾT XÃ HỘI CÔNG GIÁO CÓ THỂ CHỮA LÀNH NHỮNG CHIA RẼ TOÀN CẦU
- SỰ MỚI MẺ NÀY ĐƯỢC ĐỨC LÊÔ XIV MONG MUỐN CHO LỄ KHAI MẠC SỨ VỤ CỦA MÌNH
- THÁNH LỄ KHAI MẠC TRIỀU ĐẠI GIÁO HOÀNG CỦA ĐỨC LÊÔ XIV, MỘT PHỤNG VỤ GIỮA CÁC NGHI LỄ VÀ BIỂU TƯỢNG
- DIỄN VĂN CỦA ĐỨC LÊÔ XIV CHO CÁC THÀNH VIÊN CỦA ĐOÀN NGOẠI GIAO TẠI TÒA THÁNH : BỎ LẠI XUNG ĐỘT ĐẰNG SAU VÀ CHỌN THEO MỘT CON ĐƯỜNG MỚI
- ĐHY PAROLIN : TRONG SUỐT MẬT NGHỊ, ĐỨC LÊÔ XIV “KHÔNG BAO GIỜ MẤT ĐI NỤ CƯỜI NHẸ NHÀNG CỦA MÌNH”
- NỮ TU OONAH O’SHEA ĐƯỢC BẦU LÀM CHỦ TỊCH UISG
- ĐỨC LÊÔ XIV, “MỘT GIÁO HOÀNG VÌ HÒA BÌNH VÀ LÒNG THƯƠNG XÓT”
- GIÁO DỤC: ĐỨC LÊÔ XIV KHUYẾN KHÍCH ƠN GỌI TU TRÌ LA SAN
- NHỮNG KHUÔN MẶT CỦA HOẠT ĐỘNG TRUYỀN GIÁO CỦA ĐỨC LÊÔ XIV Ở PERU
- ĐỨC LÊÔ XIV TIẾP KIẾN NHÀ VÔ ĐỊCH QUẦN VỢT JANNIK SINNER
- VĂN PHÒNG BÁO CHÍNH TÒA THÁNH ĐƯA RA LỜI GIẢI THÍCH CHÍNH THỨC VỀ HUY HIỆU CỦA ĐỨC LÊÔ XIV
- NƠI Ở CỦA CÁC ĐỨC GIÁO HOÀNG QUA NHỮNG BIẾN ĐỘNG CỦA LỊCH SỬ
- “VIỆC BẦU ĐỨC LÊÔ XIV ĐÁNH DẤU BƯỚC NGOẶT TRONG TƯ TƯỞNG XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI”
- PHẬT TỬ VÀ KITÔ HỮU TRONG CUỘC ĐỐI THOẠI GIẢI THOÁT CHO THỜI ĐẠI CHÚNG TA
- DIỄN VĂN CỦA ĐỨC GIÁO HOÀNG LÊÔ XIV GỬI CÁC CHUYÊN VIÊN TRUYỀN THÔNG : HÃY CHỌN LỰA CON ĐƯỜNG TRUYỀN THÔNG HÒA BÌNH
- MẬT NGHỊ HỒNG Y: ĐHY PAROLIN VÀ ĐHY PREVOST ĐƯỢC PHIẾU “RẤT CAO” TRONG CUỘC BỎ PHIẾU ĐẦU TIÊN ?
- CHÚA NHẬT ĐẦU TIÊN CỦA ĐỨC LÊÔ XIV VỚI CÁC TÍN HỮU VÀ TẠI MỘ THÁNH PHÊRÔ
- TỪ LÊÔ XIII ĐẾN LÊÔ XIV, VẤN ĐỀ XÃ HỘI MỚI