MỘT TU SĨ KHÔNG PHẢI LINH MỤC ĐƯỢC BẦU LÀM BỀ TRÊN HỘI DÒNG GỒM CÁC LINH MỤC VÀ SƯ HUYNH
Hôm 1/7/2022, Hội dòng Thánh Giá đã chọn một tu sĩ không phải là linh mục làm bề trên tổng quyền, sư huynh Paul Bednarczyk. Một sự tiến triển được phép bởi một chỉ dụ được Đức Phanxicô ký vào ngày 18/5/2022.
Chân phước Basile Moreau
« Lần đầu tiên trong lịch sử » : Hội dòng Thánh Giá đã mô tả như thế về cuộc bầu chọn tân bề trên tổng quyền của mình, trong một thông cáo ngày 4/7/2022. Vì người được bầu chọn là sư huynh Paul Bednarczyk, người Mỹ, không phải là linh mục. Đây là lần đầu tiên một dòng tu gồm các linh mục và sư huynh có một bề trên tổng quyền không có chức linh mục. Theo thông cáo, việc bầu chọn này đã được Vatican tán thành vào ngày 4/7/2022.
Trong chỉ dụ ngày 18/5 và được công bố cùng ngày bởi Đức Thánh Cha Phanxicô, Bộ các Dòng đời sống thánh hiến và các Hội đời sống tông đồ thông báo rằng Đức Thánh Cha Phanxicô đã ban cho Bộ quyền vi phạm các quy định của Bộ giáo luật : từ bây giờ tu sĩ không phải linh mục thuộc một dòng tu sẽ có thể đứng đầu dòng tu.
Chỉ dụ khẳng định rằng, Đức Thánh Cha Phanxicô đã ban cho Bộ này « năng quyền cho phép, cách tùy ý và trong những trường hợp cá nhân, các thành viên không phải giáo sĩ được trao cho trách vụ bề trên cao cấp trong các dòng tu giáo sĩ ». Như thế là vi phạm điều luật 588 quy định rằng một dòng giáo sĩ « được cai quản bởi các giáo sĩ ».
Chỉ dụ nêu rõ những hình thái áp dụng của việc vi phạm này. Giờ đây, bề trên tối cao sẽ có thể bổ nhiệm « với sự chấp thuận của hội đồng của mình » một tu sĩ không phải linh mục vào một vị trí bề trên địa phương. Khi cần bổ nhiệm một bề trên cao cấp, điều đó sẽ yêu cầu bề trên tối cao « xin » Tòa Thánh, và « với sự chấp thuận của hội đồng của mình ». Nếu cần, Bộ sẽ trao « văn bản cho phép » của mình.
Cũng thế đối với bề trên tối cao : nếu người được dòng của mình bầu vào chức vụ này không phải là linh mục, thì người đó phải nhận được « xác nhận » từ Vatican, thông qua « văn bản cho phép » của Bộ các Dòng đời sống thánh hiến và các Hội đời sống tông đồ. Để đưa ra quyết định này, Bộ « dành cho mình quyền đánh giá trường hợp cá nhân và các lý do được đưa ra ».
Nếu nó chỉ liên quan đến các dòng tu có các linh mục theo nghĩa chặt, thì sự tiến triển này lại góp phần vào ý muốn của Đức Thánh Cha « giảm giáo sĩ hóa » Giáo hội. Như thế, những tu sĩ không phải linh mục sẽ có thể trở thành bề trên trực tiếp của các linh mục. Do đó, đây là một sự củng cố sự phân ly trong Giáo hội giữa quyền bính và Bí tích truyền chức thánh, và Bí tích truyền chức thánh không còn trở thành nguồn gốc duy nhất của quyền bính.
Sư huynh Bednarzcyk
Sư huynh Bednarzcyk nhấn mạnh : « Quyết định của Đức Thánh Cha cho phép một sư huynh phục vụ với tư cách là người điều hành tối cao trong một hội dòng hỗn hợp gồm các linh mục và sư huynh là một lời khẳng định và là việc hợp thứ hóa chưa từng có về ơn gọi của sư huynh tu sĩ trong Giáo hội ». Sư huynh kế nhiệm cha Robert Epping, một linh mục người Mỹ, được bầu làm bề trên tổng quyền của Dòng vào năm 2016.
Được thành lập vào năm 1837 ở Pháp, trong giáo phận Mans, bởi cha Basile Moreau – được phong chân phước vào năm 2007 -, Hội dòng Thánh Giá ngày nay có khoảng 1200 linh mục và sư huynh hiện diện ở 15 nước , đặc biệt ở Hoa Kỳ, dấn thân hoạt động tông đồ trong việc « giáo dục trong đức tin » qua các trường học, giáo xứ, các hoạt động truyền giáo và xã hội.
Hội dòng nhấn mạnh rằng « sự bình đẳng căn bản giữa các linh mục và sự huynh nằm ở trung tâm của căn tính, đặc sủng và sứ mạng của mình ». Các thành viên của mình « làm việc, cầu nguyện và sống hiệp nhất bởi một đấng sáng lập, một truyền thống, một tu luật, một sự quản trị, một lối sống và một sứ mạng chung ».
Tý Linh
(theo nhật báo La Croix)
Tags: Phanxicô-I
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- NĂM THÁNH 2025: CHỈ BỐN CỬA THÁNH ĐƯỢC MỞ TẠI RÔMA
- THÔNG ĐIỆP GIÁNG SINH VÀ PHÉP LÀNH URBI ET ORBI 2024 : CẦU MONG TIẾNG SÚNG HÃY IM BẶT !
- THÁNH LỄ ĐÊM GIÁNG SINH VÀ KHỞI ĐẦU MỘT NĂM ÂN SỦNG, ĐỔI MỚI VÀ HY VỌNG
- HÀNH TRÌNH QUA CÁC NĂM THÁNH NHỜ CÁC SẮC CHỈ TRIỆU TẬP
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT IV MÙA VỌNG NĂM C: TẠ ƠN CHÚA VỀ HỒNG ÂN SỰ SỐNG
- NĂM THÁNH 2025: CẦN PHẢI CÓ THẺ HÀNH HƯƠNG ĐỂ BƯỚC QUA CÁC CỬA THÁNH Ở RÔMA
- DIỄN VĂN CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO GIÁO TRIỀU RÔMA NHÂN DỊP CHÚC MỪNG GIÁNG SINH 2024: HÃY NÓI TỐT CHỨ ĐỪNG NÓI XẤU
- GIÁO TRIỀU RÔMA, BÀI GIẢNG MÙA VỌNG THỨ 3: SỰ CAO CẢ CỦA THIÊN CHÚA LÀ SỰ NHỎ BÉ
- MỤC TỬ TRONG THÁNH KINH, MỘT HÌNH ẢNH VỀ UY QUYỀN VÀ LÒNG NHÂN TỪ
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI NHÓM ÂN NHÂN VIỆT NAM: HỖ TRỢ CÁC CÔNG VIỆC BÁC ÁI ĐÓNG GÓP VÀO VIỆC MANG LẠI NIỀM HY VỌNG
- THÁNH TÍCH CỦA THÁNH TÊRÊSA HÀI ĐỒNG GIÊSU ĐẾN RÔMA NHÂN NĂM THÁNH
- BÀI GIÁO LÝ VỀ NĂM THÁNH 2025. CHÚA GIÊSU KITÔ, NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA. I. THỜI THƠ ẤU CỦA CHÚA GIÊSU. BÀI 1. GIA PHẢ CỦA CHÚA GIÊSU (Mt 1, 1-17). CON THIÊN CHÚA ĐI VÀO LỊCH SỬ
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC THÁNH CHA TRONG THÁNH LỄ CHÚA NHẬT III MÙA VỌNG NĂM C: CHÚNG TÔI PHẢI LÀM GÌ?
- NHỮNG ĐOẠN TRÍCH TỪ CUỐN TỰ TRUYỆN « HY VỌNG » CỦA ĐỨC PHANXICÔ
- ĐỨC PHANXICÔ TIẾT LỘ NGÀI ĐÃ THOÁT KHỎI HAI VỤ MƯU SÁT TRONG CHUYẾN TÔNG DU TỚI IRAK
- ĐỨC PHANXICÔ CA NGỢI CORSE NHƯ MÔ HÌNH CỦA “TÍNH THẾ TỤC LÀNH MẠNH”
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI HÀNG GIÁO SĨ CORSE: “HÃY CHĂM SÓC CÁC BẠN VÀ NGƯỜI KHÁC”
- VIDEO TRỰC TUYẾN CHUYẾN TÔNG DU CORSE
- ĐỨC THÁNH CHA SẼ ĐẾN CORSE ĐỂ KÊU GỌI CẦU NGUYỆN, CÔNG LÝ VÀ TRÁCH NHIỆM
- THƯỢNG HỘI ĐỒNG: ĐỨC THÁNH CHA BỔ NHIỆM CÁC THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG THƯỜNG LỆ, TRONG ĐÓ CÓ HAI PHỤ NỮ