NĂM 2023, KỶ LỤC MỚI VỀ CHI TIÊU QUÂN SỰ TOÀN CẦU
Theo nghiên cứu mới nhất của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI), chi tiêu vũ khí toàn cầu tăng 6,8% so với năm 2022, đạt 2,443 tỷ USD. Trong bối cảnh chiến tranh và căng thẳng leo thang, sự gia tăng này được quan sát thấy ở tất cả các châu lục lần đầu tiên kể từ năm 2009.
“Giải trừ vũ khí là một nghĩa vụ đạo đức”, Đức Thánh Cha Phanxicô tuyên bố như thế vào cuối buổi đọc Kinh Truyền Tin vào Chúa nhật ngày 3 tháng 3 năm 2024. Lời cầu nguyện này của Đức Thánh Cha thậm chí còn vang vọng mạnh mẽ hơn khi chi tiêu quân sự toàn cầu đã đạt kỷ lục mới vào năm 2023. Theo nghiên cứu mới nhất của SIPRI, được công bố vào thứ Hai ngày 22 tháng Tư, chi tiêu cho vũ khí năm ngoái trên toàn thế giới lên tới 2,443 tỷ USD.
Trên tất cả các châu lục, chi tiêu quân sự bao gồm tất cả chi tiêu công cho lực lượng vũ trang và các hoạt động quân sự đang gia tăng đáng kể. 5 quốc gia hàng đầu chiếm 61% chi tiêu quân sự với Hoa Kỳ ở vị trí đầu tiên (916 tỷ USD hoặc 37% chi tiêu toàn cầu). Trung Quốc đứng ở vị trí thứ 2, kém xa với 296 tỷ USD. Tiếp đến là Nga, rồi Ấn Độ và cuối cùng là Ả Rập Saudi.
Cuộc chiến ở Ucraina
Việc Nga xâm lược Ucraina đóng một vai trò đáng kể trong việc tăng chi tiêu quân sự toàn cầu kể từ năm 2022. Hai nhân vật chính đã tăng ngân sách đáng kể vào năm 2023. Mức tăng 24% của Nga kể từ năm 2022 với 109 tỷ USD, tương đương 16% chi tiêu của chính phủ Nga . Ở Ucraina, chi tiêu quân sự chiếm 58% ngân sách nhà nước do toàn bộ nền kinh tế nước này đã thích nghi với chiến tranh. Nhờ đó, nước này từ vị trí thứ 11 lên vị trí thứ 8 với 64,8 tỷ USD, được hỗ trợ thêm 35 tỷ USD từ viện trợ nước ngoài.
Cuộc chiến ở Đông Âu đang thúc đẩy các nước láng giềng phải tái vũ trang, như Ba Lan ở vị trí thứ 14 đã tăng ngân sách lên 75% trong một năm. Tương tự như vậy, các thành viên của NATO hầu hết đều tăng chi tiêu cho vũ khí.
Căng thẳng leo thang ở Trung Quốc
Từ 29 năm qua, ngân sách quân sự của Trung Quốc không ngừng tăng lên, đạt 296 tỷ USD vào năm 2023. Nó chiếm một nửa chi tiêu ở khu vực Châu Á và Châu Đại Dương. Việc quân sự hóa này thúc đẩy các nước láng giềng đi theo con đường này: Nhật Bản và Đài Loan mỗi nước đã tăng ngân sách thêm 11%, tương ứng 50,2 tỷ USD và 16,6 tỷ USD.
Ở Trung Đông, một cuộc xung đột mở khác khuyến khích chi tiêu quân sự: đó là giữa Israel và Hamas. Bất chấp sự xích lại gần về mặt hệ ngoại giao gần đây giữa nhà nước Do Thái và các nước Ả Rập, chẳng hạn như với Hiệp định Abraham, cuộc xung đột công khai được phát động sau cuộc tấn công của Hamas vào Israel vào ngày 7 tháng 10 năm 2023 đã khuyến khích các quốc gia tăng cường quân đội của họ. Viện Thụy Điển lưu ý rằng chi tiêu quân sự của Israel – lớn thứ hai trong khu vực sau Ả Rập Saudi – đã tăng 24%, đạt 27,5 tỷ USD vào năm 2023.
Diego Lopes da Silva, nhà nghiên cứu chính tại chương trình sản xuất vũ khí và chi tiêu quân sự của SIPRI, nhấn mạnh: “Sự gia tăng mạnh mẽ trong chi tiêu quân sự ở Trung Đông vào năm 2023 phản ánh sự tiến triển nhanh chóng của bối cảnh khu vực. Chúng ta đã đi từ mối quan hệ ngoại giao nồng ấm giữa Israel và một số nước Ả Rập trong những năm gần đây đến sự bùng nổ của một cuộc chiến tranh lớn ở Gaza và lo ngại về một cuộc xung đột ở quy mô khu vực”.
Những xung đột bị lãng quên
Tỷ lệ tăng chi tiêu quân sự lớn nhất so với tất cả các quốc gia trong năm ngoái liên quan đến Cộng hòa Dân chủ Congo (+105%): chính phủ đang chiến đấu với một số nhóm vũ trang, đặc biệt là ở phía đông đất nước. Mức tăng cao thứ hai (+78%) được ghi nhận ở Nam Sudan, khi hậu quả của cuộc nội chiến ở nước láng giềng Sudan đe dọa an ninh đất nước.
Ở Trung Mỹ, cuối cùng chính các băng nhóm vũ trang đã thúc đẩy các quốc gia đầu tư vào lĩnh vực quân sự. Ví dụ, chi tiêu quân sự của Cộng hòa Dominica đã tăng 14% vào năm 2023, do tình hình an ninh thảm khốc ở Haiti, quốc gia biên giới. Điều tương tự cũng xảy ra với Mêxicô, quốc gia đã chứng kiến ngân sách quân sự tăng 55% trong 10 năm để chống lại các hoạt động tội phạm, đặc biệt là buôn bán ma túy.
Tý Linh
(theo Jean-Benoît Harel – Vatican News)
Tags: Âu Châu
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- ĐỐI VỚI CÁC GIÁM MỤC MỸ, CÁC SẮC LỆNH CỦA TRUMP “GÂY LO NGẠI SÂU XA”
- SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC THÁNH CHA GỬI CHO DIỄN ĐÀN KINH TẾ THẾ GIỚI 2025
- Ý NGHĨA CỦA ĐỘNG TỪ “ĐI RA” TRONG TIN MỪNG
- BÀI GIÁO LÝ VỀ NĂM THÁNH 2025. CHÚA GIÊSU KITÔ, NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA. I. THỜI THƠ ẤU CỦA CHÚA GIÊSU. BÀI 2. TRUYỀN TIN CHO ĐỨC MẸ. ĐỨC MARIA LẮNG NGHE VÀ SẴN LÒNG
- HOA KỲ: TẠI SAO ĐỨC CHA ROBERT BARRON, NGÔI SAO LOAN BÁO TIN MỪNG TRÊN INTERNET, LẠI MUỐN THÀNH LẬP MỘT DÒNG TU?
- NHỮNG NHÂN VẬT TÔN GIÁO NÀO CẦU NGUYỆN CHO DONALD TRUMP TRONG LỄ NHẬM CHỨC CỦA ÔNG?
- ĐỨC THÁNH CHA VIẾT THƯ CHO TỔNG THỐNG DONALD TRUMP
- MỘT NỮ TU SẼ ĐƯỢC BỔ NHIỆM LÀM CHỦ TỊCH PHỦ THỐNG ĐỐC THÀNH VATICAN
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT II THƯỜNG NIÊN NĂM C: CHÚA ĐÁP LẠI SỰ THIẾU THỐN CỦA CHÚNG TA BẰNG TÌNH YÊU DƯ TRÀN CỦA NGƯỜI
- CÁI CHẾT CỦA CHA PONCHAUD, CHỨNG NHÂN VĨ ĐẠI CỦA LỊCH SỬ CAMPUCHIA
- BỘ GIÁO LÝ ĐỨC TIN: HUẤN THỊ VỀ MỘT VÀI KHÍA CẠNH CỦA “THẦN HỌC GIẢI PHÓNG”
- Ở BA LAN, MỘT KIẾN NGHỊ NHẰM XÓA BỎ VIỆC GIẢI TỘI CHO TRẺ VỊ THÀNH NIÊN
- VỤ CHA PIERRE: HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC XIN TÒA ÁN MỞ CUỘC ĐIỀU TRA
- ĐỨC THÁNH CHA MỜI GỌI CÁC LINH MỤC ARGENTINA HÃY TIÊU HAO VÌ TIN MỪNG
- CUBA THẢ TÙ NHÂN, HOAN NGHÊNH SỰ TRUNG GIAN HÒA GIẢI CỦA TÒA THÁNH
- BÀI GIÁO LÝ VỀ TRẺ EM. NHỮNG NGƯỜI ĐƯỢC CHÚA CHA YÊU QUÝ NHẤT. BÀI 2
- HĐGM Ý GIẢI THÍCH CÁC CHUẨN MỰC CỦA RÔMA LIÊN QUAN ĐẾN ĐÀO TẠO LINH MỤC
- TIẾP KIẾN CHUNG NĂM THÁNH (11/1/2025): HY VỌNG LÀ BẮT ĐẦU LẠI – GIOAN TẨY GIẢ
- KINH TRUYỀN TIN LỄ CHÚA GIÊSU CHỊU PHÉP RỬA NĂM C: TÔI ĐƯỢC RỬA TỘI NGÀY NÀO?
- JOE BIDEN TRAO HUÂN CHƯƠNG TỰ DO CỦA TỔNG THỐNG CHO ĐỨC PHANXICÔ