« NẾU GIÁM MỤC KHÔNG MUỐN TỪ NHIỆM THÌ RẤT LÀ KHÓ »
Arnaud Join-Lambert, giáo sư thần học ở Đại học Công giáo Louvain, giải thích làm thế nào Công đồng Vatican II đã khôi phục lại giá trị sứ mạng của Giám mục.
La Croix : Làm thế nào giải thích tầm quan trọng hiện nay của Giám mục trong Giáo hội ?
Arnaud Join-Lambert : Nếu Giáo hội học của Công đồng Trentô được xây dựng trên hình ảnh của linh mục quản xứ và của Đức Giáo hoàng, thì Công đồng Vatican II rất làm nổi bật Giáo hội địa phương và do đó vị mục tử của nó là Đức Giám mục. Ý tưởng chung là trong một giáo phận, chúng ta nhận thấy toàn thể Giáo hội Công giáo ở một nơi. Vì thế, theo quan điểm thần học, không có cấp bậc trung gian giữa Đức Giáo hoàng, người đảm bảo sự hiệp thông, và Giám mục, người quản trị một Giáo hội địa phương.
Vả lại, điều quan trọng là từ Vatican II, chúng ta không nói về thánh hiến (consécration) nữa nhưng là phong chức (ordination) Giám mục. Chức giám mục từ nay được coi như là một cấp bậc đặc thù của Bí tích Truyền Chức Thánh, đang khi trước đây, Giám mục là một linh mục lãnh nhận một sứ mạng đặc biệt.
La Croix : Làm thế nào sửa chữa « những lỗi tuyển chọn » có thể xảy ra nơi hàng Giám mục ?
Arnaud Join-Lambert : Nếu chính Giám mục không muốn từ nhiệm, thì rất là khó. Vì cách thức thi hành mục vụ, cho dù nó độc đoán hay không hợp tác, là không thể chế tài bởi luật của Giáo hội. Đúng hơn, nó thuộc về những gì được gọi là « phong cách Giám mục ». Ở Quimper, vị Giám mục, xung đột với một phần của hàng giáo sĩ của mình, đã từ nhiệm vào năm 2015. Nhưng nếu ngài hoàn toàn không muốn, thì chắc chắn thật khó để bó buộc ngài từ nhiệm.
La Croix : Có thể có những tiến triển trong những năm tới không ?
Arnaud Join-Lambert : Ngày nay, một số tiếng nói nổi lên trong Giáo hội để các thủ tục bổ nhiệm Giám mục được minh bạch hơn, với những tham khảo ý kiến mở rộng.
Chúng ta thấy rõ, vấn đề « tuyển chọn » là chính yếu. Vả lại, vấn đề tuyển chọn các sứ thần cũng vậy !
Một sự tiến triển khả thi khác, và phải được thảo luận dịp Thượng hội đồng sắp đến về tính hiệp hành, vào năm 2023 : trao cho các cơ quan quản trị trong giáo phận nhiều quyền hạn hơn. Chẳng hạn, hội đồng mục vụ giáo phận có thể buộc phải có. Còn về hội đồng linh mục, vốn đã bắt buộc rồi, nó có thể có một quyền hạn quyết định, chứ không chỉ tư vấn.
Tý Linh chuyển ngữ
(theo nhật báo La Croix)
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC PHANXICÔ TRONG THÁNH LỄ DỊP NĂM THÁNH CỦA CÁC PHÓ TẾ: PHỤC VỤ VÔ VỊ LỢI LÀ NỀN TẢNG CỦA THỪA TÁC VỤ PHÓ TẾ
- ĐỨC PHANXICÔ CÓ MỘT ĐÊM NGỦ NGON
- CHA TÂN GIÁM TỈNH XUÂN BÍCH TỈNH PHÁP DÂNG LỄ TẠ ƠN TẠI GIÁO XỨ SAINT-SULPICE
- ĐỨC THÁNH CHA VẪN NGUY KỊCH NHƯNG KHÔNG CÓ CƠN SUY HÔ HẤP MỚI
- ĐỨC PHANXICÔ CẢM ƠN VỀ SỰ CHĂM SÓC VÀ LỜI CẦU NGUYỆN
- ĐÊM YÊN BÌNH CỦA ĐỨC PHANXICÔ
- CHA TRYPHON BONGA, TÂN BỀ TRÊN GIÁM TỈNH CỦA CÁC LINH MỤC XUÂN BÍCH TỈNH PHÁP
- ĐỨC PHANXICÔ BỊ CƠN ĐAU HÔ HẤP VÀO BUỔI SÁNG
- ĐHY PAROLIN LẤY LÀM TIẾC TRƯỚC “SỰ SUY ĐOÁN VÔ ÍCH” VỀ VIỆC TỪ CHỨC CỦA ĐỨC GIÁO HOÀNG
- GIÁO THUYẾT CỦA GIÁO HỘI CÔNG GIÁO CÓ PHẢI LÀ BẤT BIẾN KHÔNG?
- ĐỨC PHANXICÔ ĐÁP ỨNG ĐIỀU TRỊ, NHƯNG VẪN CÒN NGUY HIỂM
- SỨC KHỎE CỦA ĐỨC PHANXICÔ ĐỠ HƠN
- BỆNH VIÊM PHỔI HAI BÊN, CĂN BỆNH MÀ ĐỨC PHANXICÔ MẮC PHẢI LÀ GÌ?
- ĐỨC PHANXICÔ VẪN VUI VẺ BẤT CHẤP BỊ VIÊM PHỔI CẢ HAI BÊN
- “ORDO AMORIS” LÀ GÌ?
- J.D. VANCE TRÁI NGƯỢC VỚI ĐỨC PHANXICÔ: “LIỆU TRẬT TỰ CỦA TÌNH YÊU CÓ BIỆN MINH CHO VIỆC TRỤC XUẤT NGƯỜI NƯỚC NGOÀI KHÔNG?”
- NĂM THÁNH CỦA CÁC NGHỆ SĨ VÀ THẾ GIỚI VĂN HOÁ: BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ
- ANNE LÉCU: “CÀNG QUAN TÂM ĐẾN THÁNH KINH, CHÚNG TA CÀNG QUAN TÂM ĐẾN CON NGƯỜI”
- KHỔ HÌNH KHỦNG KHIẾP CỦA THÁNH NỮ APOLLINA
- ĐHY PAROLIN PHẢN ĐỐI VIỆC TRỤC XUẤT NGƯỜI PALESTINE KHỎI GAZA