NGÀY 10/6, MỘT THÔNG ĐIỆP HY VỌNG CỦA ĐỨC PHANXICÔ ĐƯỢC GỞI VÀO QUỸ ĐẠO
Một cuốn sách kỹ thuật số thu nhỏ chứa đựng một lời cầu nguyện của Đức Phanxicô được gởi vào không gian, vào ngày thứ Bảy 10/6/2023. Nó sẽ được đưa vào quỹ đạo ở độ cao 525 km bằng một tên lửa sẽ được phóng từ California.
Vào ngày 27/3/2020, một mình tại quảng trường thánh Phêrô vắng vẻ, Đức Thánh Cha Phanxicô đã mời gọi thế giới xem xét lại các ưu tiên của mình. « Đây không phải là thời điểm phán xét của Chúa, nhưng là thời điểm phán xét của chúng con : thời điểm chọn lựa điều gì quan trọng và điều gì qua đi, thời điểm tách biệt điều gì là cần thiết với điều gì không cần thiết. Đó là thời gian định hướng lại con đường cuộc sống hướng về Ngài, là Chúa, và hướng về tha nhân. »
Chính thông điệp này, được phát đi giữa đại dịch Covid, sẽ được gởi vào không gian, ngày 10/6/2023. Một cuốn sách kỹ thuật số chỉ dày 2 mm, chứa đựng phát biểu của Đức Thánh Cha, sẽ được đưa vào một vệ tinh hình chữ nhật khoảng 30 cm do các sinh viên Trường Bách khoa Turin (Ý) thiết kế.
Được đặt tên là « Spei Satelles », « Vệ tinh Hy vọng », kế hoạc được cùng nhau thực hiện bởi Vatican, Cơ quan Vũ trụ Ý và các viện khác nhau của ý. Mục tiêu của sự cộng tác này là gởi bài phát biểu này « vượt ra ngoài biên giới trái đất để từ không gian đạt tới càng nhiều người nữ và người nam càng tốt trên hành tinh đang gặp khó khăn của chúng ta », Giorgio Saccoccia, chủ tịch của Cơ quan Vũ trụ Ý, giải thích.
Khi gởi thông điệp này vào không gian, Đức Thánh Cha Phanxicô gia nhập hàng ngũ của các Giáo hoàng quan tâm đến không gian và thiên văn học.
Các Đức Giáo hoàng và không gian, một lịch sử lâu dài
Lịch sử của các Đức Giáo hoàng và không gian đã bắt đầu một cách tồi tệ với việc kết án hai lần của Tòa án dị giáo đối với nhà vật lý và thiên văn học Galilêo (1564-1642). Lần đầu tiên vào năm 1616, khi ông khẳng định rằng Trái đất và các hành tinh khác quay quanh Mặt trời. Galilêo mâu thuẫn với ý tưởng, được chấp nhận rộng rãi vào thời của ông, theo đó Trái đất là trung tâm của Vũ trụ. Tuy nhiên, theo yêu cầu của Đức Giáo hoàng Urbanô VIII (1568-1644), ông đã viết một cuốn sách trong đó ông tái khẳng định lý thuyết của mình. Cuốn sách đã mang lại cho ông một bản án thứ hai vào năm 1633. Chính vào lúc đó ông sẽ thì thầm, khi nói về Trái đất : « Tuy nhiên, nó vẫn quay. » Galilêo được Giáo hội phục hồi dưới thời Đức Giáo hoàng Gioan-Phaolô II.
Vào năm 1578, Đức Thánh Cha Grêgôriô XIII cho xây dựng « Tháp Gió » ở Vatican. Nó nằm ở phía bắc của Vương cung thánh đường thánh Phêrô và Đức Thánh Cha mời gọi các nhà thiên văn học và toán học Dòng Tên của Đại học Rôma để chuẩn bị cải cách lịch được ban hành vào năm 1582.
Vào tháng 3/1891, khi thành lập Đài thiên văn Vatican, Đức Lêô XIII muốn cho thấy rằng Giáo hội ủng hộ sự tiến bộ của khoa học. Được chuyển đến Castel Gandolfo vào năm 1930, ở phía nam Rôma, nó được quản lý bởi các tu sĩ Dòng Tên. Vào năm 1981, một Đài quan sát khác của Vatican được xây dựng ở Bang Arizona của Hoa Kỳ.
Đức Phaolô VI, người đam mê chinh phục không gian, đã theo dõi sứ mệnh Apolo 11. Ngài là một trong những tác giá của « các Thông điệp thiện chí » được viết bởi các nhà lãnh đạo của hành tinh và được các phi hành gia mang đi. Ngài dành buổi đọc Kinh Truyền Tin ngày 13/7/1969 cho họ, và bày tỏ lòng kính trọng đối với sự táo bạo của con người đến độ « đánh dấu đỉnh cao trong các cuộc chinh phục của họ và báo trước những cuộc chinh phục khác, mà ngay cả trí tưởng tượng ngày nay cũng không thể mơ tới ». « Con người, thụ tạo này của Thiên Chúa, còn hơn cả Mặt trăng huyền nhiệm, ở trung tâm của thực hiện này, được tỏ lộ. Nó tỏ ra là khổng lồ. Nó tỏ ra là thần thánh, không phải tự nó, nhưng trong nguyên lý và số phận của nó. Vinh dự cho con người, vinh dự cho phẩm giá của nó, cho tinh thần của nó, cho cuộc sống của nó ».
Ngày 20/7/1969, ngài gởi một thông điệp đến các phi hành gia người Mỹ vừa đặt chân lên Mặt trăng : « Vinh dự cho các bạn, những người là nghệ nhân của công trình vũ trụ vĩ đại ! Vinh dự cho tất cả những ai đã làm khả thi những chuyến bay táo bạo nhất ! » Ngài đã tiếp kiến họ ba tháng sau khi họ trở về.
Đức Thánh Cha Gioan-Phaolô II, vào năm 2001 khi đón tiếp các tiến sĩ thiên văn học tương lại, đã tuyên bố rằng ngài mong muốn việc nghiên cứu của họ « dẫn đến sự hiểu biết về những mầu nhiệm của Vũ trụ và công trình tạo dựng của Người » và đóng góp vào việc xây dựng một thế giới nhân bản hơn, quan tâm đến con người như là một yếu tố toàn diện trong Vũ trụ.
Vào ngày 21/5/2011, một sự kiện chưa từng có, Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI đã trò chuyện trực tiếp với các phi hành gia của Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) trong khoảng 20 phút bằng đường truyền âm thanh và hình ảnh vệ tinh.
Các tiểu hành tinh mang tên các tu sĩ Dòng Tên
Nếu các thông điệp hay các can thiệp của các Đức Giáo hoàng đánh dấu thời đại của các ngài, thì các ngài không phải là những người duy nhất quan tâm đến không gian. Các nhà thiên văn học của Đài quan sát Vatican đã được vinh danh. Hơn ba mươi tiểu hành tinh ngày nay mang tên các nhà thiên văn Dòng Tên. Trong số các tiểu hành tinh này, có một tên đáng nhớ, đó là của Giovanni Battista Riccioli (1598-1671), người đã phát triển hệ thống danh pháp mặt trăng vẫn được sử dụng cho đến ngày nay với tên gọi « Biển Yên Bình » nổi tiếng nơi tàu Apollo 11 hạ cánh vào năm 1969.
Những cái tên mới nhất được chỉ định vào ngày 7/2/2023 bởi nhóm làm việc về « Danh pháp các vật thể nhỏ » của Liên minh Thiên văn Quốc tế. Trong số danh sách này :
– tiểu hành tinh « 562971 Johannhagen », vinh danh Johann Hagen (1847-1930), giám đốc Đài thiên văn Vatican từ 1906 đến 1930 ;
– tiểu hành tinh « 551878 Stoeger », vinh danh Bill Stoeger (1943-2014), nhà vũ trụ học và thần học của Đài thiên văn Vatican;
– tiểu hành tinh « 565184 Janusz », vinh danh Robert Janusz (1964), luôn là thành viên của Đài quan sát;
– tiểu hành tinh « 560974 Ugoboncompagni », vinh danh Ugo Boncompagni (1502-1585), được biết đến với danh xưng Grêgôriô XIII, nhà cải cách lịch sau này được gọi là lịch Grêgôriô, và là người khởi xướng truyền thống của các Giáo hoàng thiên văn học và quan sát viên ;
– nhà thiên văn Dòng Tên Christophorus Clavius (1538-1612), mà Đức Grêgôriô XIII đã ủy thác làm việc về dự án lịch, cũng có một tiểu hành tinh mang tên mình : « 20237 Clavius ».
Tý Linh
(theo Geneviève Pasquier, nhật báo La Croix)
Tags: Phanxicô-I, thiên văn
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- NĂM THÁNH 2025: CẦN PHẢI CÓ THẺ HÀNH HƯƠNG ĐỂ BƯỚC QUA CÁC CỬA THÁNH Ở RÔMA
- DIỄN VĂN CỦA PHANXICÔ CHO GIÁO TRIỀU RÔMA NHÂN DỊP CHÚC MỪNG GIÁNG SINH 2024: HÃY NÓI TỐT CHỨ ĐỪNG NÓI XẤU
- GIÁO TRIỀU RÔMA, BÀI GIẢNG MÙA VỌNG THỨ 3: SỰ CAO CẢ CỦA THIÊN CHÚA LÀ SỰ NHỎ BÉ
- MỤC TỬ TRONG THÁNH KINH, MỘT HÌNH ẢNH VỀ UY QUYỀN VÀ LÒNG NHÂN TỪ
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI NHÓM ÂN NHÂN VIỆT NAM: HỖ TRỢ CÁC CÔNG VIỆC BÁC ÁI ĐÓNG GÓP VÀO VIỆC MANG LẠI NIỀM HY VỌNG
- THÁNH TÍCH CỦA THÁNH TÊRÊSA HÀI ĐỒNG GIÊSU ĐẾN RÔMA NHÂN NĂM THÁNH
- BÀI GIÁO LÝ VỀ NĂM THÁNH 2025. CHÚA GIÊSU KITÔ, NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA. I. THỜI THƠ ẤU CỦA CHÚA GIÊSU. BÀI 1. GIA PHẢ CỦA CHÚA GIÊSU (Mt 1, 1-17). CON THIÊN CHÚA ĐI VÀO LỊCH SỬ
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC THÁNH CHA TRONG THÁNH LỄ CHÚA NHẬT III MÙA VỌNG NĂM C: CHÚNG TÔI PHẢI LÀM GÌ?
- NHỮNG ĐOẠN TRÍCH TỪ CUỐN TỰ TRUYỆN « HY VỌNG » CỦA ĐỨC PHANXICÔ
- ĐỨC PHANXICÔ TIẾT LỘ NGÀI ĐÃ THOÁT KHỎI HAI VỤ MƯU SÁT TRONG CHUYẾN TÔNG DU TỚI IRAK
- ĐỨC PHANXICÔ CA NGỢI CORSE NHƯ MÔ HÌNH CỦA “TÍNH THẾ TỤC LÀNH MẠNH”
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI HÀNG GIÁO SĨ CORSE: “HÃY CHĂM SÓC CÁC BẠN VÀ NGƯỜI KHÁC”
- VIDEO TRỰC TUYẾN CHUYẾN TÔNG DU CORSE
- ĐỨC THÁNH CHA SẼ ĐẾN CORSE ĐỂ KÊU GỌI CẦU NGUYỆN, CÔNG LÝ VÀ TRÁCH NHIỆM
- THƯỢNG HỘI ĐỒNG: ĐỨC THÁNH CHA BỔ NHIỆM CÁC THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG THƯỜNG LỆ, TRONG ĐÓ CÓ HAI PHỤ NỮ
- CHUYẾN TÔNG DU CỦA ĐỨC PHANXICÔ: ĐỐI VỚI ĐA SỐ NGƯỜI PHÁP, ĐỨC PHANXICÔ “ĐÚNG” KHI THÍCH CORSE HƠN NHÀ THỜ ĐỨC BÀ PARIS
- BÀI GIẢNG THỨ 2 TRONG MÙA VỌNG CHO GIÁO TRIỀU RÔMA : TÁI KHÁM PHÁ NIỀM TIN TƯỞNG VÀO THIÊN CHÚA ĐỂ LÀM SỐNG LẠI NIỀM HY VỌNG
- BÁO CÁO CỦA HỘI THỪA SAI PARIS VỀ CÁC VỤ LẠM DỤNG TÌNH DỤC
- SỨ ĐIỆP CHO NGÀY THẾ GIỚI HÒA BÌNH 2025
- GIÁO HỘI ĐƯỢC HÌNH THÀNH NHƯ THẾ NÀO?