NGÀY THẾ GIỚI HÒA BÌNH 2013 : MỘT SỨ ĐIỆP CỤ THỂ, TÍCH CỰC VÀ CÓ TÍNH SƯ PHẠM

Written by xbvn on Tháng Mười Hai 15th, 2012. Posted in Sứ điệp, Thế Giới, Tý Linh

Đối với ĐHY Turkson, Sứ điệp của đức Bênêđictô XVI cho Ngày Thế Giới Hòa Bình 2013 là « cụ thể, tích cực và có tính sư phạm ». Nó đặc biệt đưa ra những nét đặc trưng của người kiến tạo hòa bình, tùy theo từng lãnh vực dấn thân.

Sứ điệp Ngày Quốc Tế Hòa Bình lần thứ 46 này đã được giới thiệu hôm 14.12.2012 tại Vatican, bởi ĐHY Peter Kodwo Appiah Turkson, chủ tịch Hội Đồng Tòa Thánh « Công Lý và Hòa Bình », Đức cha Mario Toso, Thư ký và Bà Flaminia Giovanello, phó Thư ký.

Một sứ điệp cụ thể, tích cực và có tính sư phạm

Đối với ĐHY Turkson, sứ điệp của đức Bênêđictô XVI là « cụ thể », « tích  cực » và « có tính sư phạm ». Nó cụ thể vì « lập luận của Đức Giáo Hoàng hoàn toàn gắn liền với thực tại », đang khi tựa đề của Sứ điệp « Phúc cho ai kiến tạo hòa bình », trích lại từ Thánh Kinh, « có thể làm cho nghĩ đến một sứ điệp có tính cách thiêng liêng hơn, và có thể nói là lý thuyết ».

Trước tiên, đức Bênêđictô XVI ghi nhận một sự kiện : « Sự hiện hữu của nhiều người kiến tạo hòa bình, ở giữa những xung đột, những căng thẳng và bạo lực ». Giải thích mối phúc Tin Mừng này, Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng đó là « một lời hứa chắc chắn », tức là nó không gắn liền với tương lai, những đã được thực hiện trong cuộc sông này rồi ».

ĐHY Turkson nói tiếp : Đức Thánh Cha « chỉ rõ những gì mà những người kiến tạo hòa bình phải làm » : « thăng tiến cuộc sống tròn đầy, trong sự toàn vẹn của nó, do đó trong mọi chiều kích của nhân vị ». Sứ điệp cũng lôi kéo sự chú ý đến « những vấn đề cấp bách hơn, như cái nhìn đúng đắn về hôn nhân, quyền phải đối lương tâm, tự do tôn giáo, vấn đề lao động và thất nghiệp, cuộc khủng hoảng lương thực, khủng hoảng tài chính, vai trò của gia đình trong giáo dục ».

Sứ điệp cũng « rất tích cực » : nó không chỉ « mở ra cho niềm hy vọng » nhưng còn « phản ánh tình yêu đối với cuộc sống và cuộc sống tròn đầy », biện hộ cho « những chủ đề gắn liền với công bằng, cần thiết cho một cuộc sống xứng đáng trọn vẹn » trong đó con người có thể « phát triển các tiềm năng của mình ».

Sau cùng, theo ĐHY Turkson, sứ điệp « có tính giáo dục và sự phạm », theo thói quên của Giáo Hội « có bổn phận ‘đào tạo lương tâm’ ».

Về điểm này, ĐHY nhận xét rằng lời mời gọi của Đức Thánh Cha là rất mạnh mẽ : ngài khuyến khích « tính trách nhiệm của các cấp giáo dục khác nhau được mời gọi đào tạo các tầng lớp lãnh đạo thích đáng » và « nghiên cứu lại các mô hình kinh tế và tài chính », những gì cần thiết để vượt qua những cuộc khủng hoảng nghiêm trọng, trên bình diện tài chính cũng như « tâm linh và luân lý ».

Những đặc điểm của người kiến tạo hòa bình

ĐHY cũng đưa ra một tổng hợp sứ điệp này, bằng cách làm nổi bật những nét đặc trưng của người kiến tạo hòa bình theo đức Bênêđictô XVI.

Phần thứ nhất của sứ điệp (số 1 đến 3) « hệ tại nêu lý do việc chọn đề tài » : bất chấp « những khó khăn đáng báo động » hiện nay, Đức Thánh Cha « công nhận rằng có những con người đang kiến tạo hòa bình ».

Theo nghĩa này, mối phúc Tin Mừng « không phải là một lời khuyên bảo được kèm theo một sự trả công trong một đời sống khác », nhưng đó là « việc thực hiện » một lời hứa : « những ai phó thác cho Thiên Chúa và đón nhận Chúa Giêsu sẽ lãnh nhận ơn bình an của Ngài ».

Thế nhưng, ĐHY nhấn mạnh, « hòa bình cũng là một công trình của con người » và nó là dấu chỉ mà nhân loại làm nên « một gia đình nhân loại duy nhất ».

Trong khuôn khổ này, « người kiến tạo hòa bình là người tìm kiếm thiện ích của người khác », « thiện ích tròn đầy của tâm hồn và thân xác » và « cộng tác vào việc thực hiện công ích trong xã hội ».

Phần thứ hai (số 4 và 5) nhấn mạnh « việc thực hiện công ích và hòa bình được gắn liền với việc tôn trọng sự sống con người trong tính toàn vẹn của nó » : cách cụ thể, « những người kiến tạo hòa bình đích thực là những người bảo vệ và thăng tiên sự sống từ lúc thụ thai cho đến cái chết tự nhiên của nó » và trong khuôn khổ này, nhìn nhận « cơ cấu tự nhiên của hôn nhân, sự kết hiệp giữa một người nam và một người nữ ».

Sự dấn thân cho hòa bình cũng có một « chiều kích siêu việt », để phục vụ tự do tôn giáo, và một « chiều kích cộng đoàn » trong đó « người kiến tạo hòa bình thăng tiến các quyền và nghĩa vụ xã hội chủ yếu để thực hiện trọn vẹn các quyền và nghĩa vụ dân sự và chính trị ».

Trong khuôn khổ này, đức Bênêđictô XVI nhấn mạnh đến tính cần thiết « theo đuổi sự dấn thân cho việc làm đầy đủ ».

Trong hành động vì « một sự phát triển mới toàn vẹn và bền vững và một nền kinh tế mới », Đức Thánh Cha khuyên thực hiện « một bậc thang các giá trị » có « Thiên Chúa như là quy chiếu tối cao ». Để ra khỏi cuộc khủng hoảng này, ngài khích lệ « thăng tiến cuộc sống bằng cách tạo điều kiện cho óc sáng tạo của con người », một óc sáng tạo « để chỗ cho lô-gíc của việc trao ban chính mình ».

Ngài cũng nhấn mạnh sự cấp bách của « việc xem xét đầy đủ cuộc khủng hoảng lương thực », mà ngài cho là « nghiêm trọng hơn cuộc khủng hoảng tài chính nhiều ». Trong khuôn khổ này, người người kiến tạo hòa bình có « vai trò tạo nên, đặc biệt cho những nông dân nhỏ bé, những điều kiện để thực hiện công việc của họ cách xứng đáng ».

Sau cùng, phần ba của sứ điệp (số 6 và 7) dừng lại ở « chủ đề giáo dục », mà gia đình là nơi đầu tiên, nhưng các cộng đoàn tôn giáo và các thể chế văn hóa, học đường và đại học cũng dự phần.

Ở phần kết, « việc giáo dục về hòa bình » bao hàm « hành động, lòng cảm thông, tính liên đới, sự can đảm và sự kiên trì » : nó hệ tại có « một đời sống nội tâm phong phú, những tham chiếu luân lý có giá trị và những nếp sống thích hợp ». Nó cũng hệ tại « sống cách nhân từ chứ không chỉ bao dung », biết « nói không với óc báo thù, nhìn nhận những sai trái của mình, và biết tha thứ ».

Tý Linh

Theo ZENIT

Tags: ,

Trackback from your site.

Bài viết cùng chủ đề

Dữ liệu Website cũ

Xem nhiều gần đây nhất

Đang online

Lịch đăng bài

Tháng Một 2025
H B T N S B C
« Th12    
  1 2 3 4 5
6 7 8 9 10 11 12
13 14 15 16 17 18 19
20 21 22 23 24 25 26
27 28 29 30 31