NHÂN KỶ NIỆM 60 NĂM NGƯỜI ĐẦU TIÊN BAY VÀO KHÔNG GIAN, SUY TƯ CỦA NHÀ THIÊN VĂN HỌC CỦA VATICAN
« Tôi không thấy Thiên Chúa ở đây ». Vị tu sĩ dòng Tên và cũng là nhà thiên văn học của Vatican, Guy Consolmagno, gợi lại câu nói vô thần này được gán cách sai lầm cho Youri Gagarine, phi hành gia người Nga và cũng là người đầu tiên bay vào không gian, nhân kỷ niệm 60 năm ông có chuyến bay lịch sử vào không gian, ngày 12/4/1961.
Trong một bài phỏng vấn với nhật báo L’Eco di Bergamo, nhà thiên văn học của Vatican nhấn mạnh rằng lời quả quyết này là « đúng »:
« Điều quan trọng cần phải nhớ rằng thiên đường không phải là một « nơi chốn » trên bầu trời và bạn không thể du hành bằng tên lửa để thấy Thiên Chúa. Vị Thiên Chúa mà chúng ta tin không phải là một thọ tạo khác đang sống trong thiên nhiên, như thần Zeus hay các vị thần khác của dân ngoại, nhưng là một vị Thiên Chúa siêu nhiên ở bên ngoài thời gian và không gian. Và chỉ điều gì đó (hay một ai đó) ở bên ngoài công trình tạo dựng mới có thể mang lại ý nghĩa cho công trình tạo dựng. Dù sao, như các triết gia nhắc nhở chúng ta, một chiếc ghế sẽ vô dụng nếu không có điều gì đó không phải là một chiếc ghế để sử dụng chiếc ghế ».
Nhà khoa học của Vatican vẫn còn thấy ngày nay « cái bóng của Galilê », đang nuôi dưỡng ý tưởng về một « cuộc chiến giữa khoa học và tôn giáo ». Nhưng, « huyền thoại về Galilê đã được phát minh vào thế kỷ 19 bởi những người đang tìm kiếm một phương tiện tấn công Giáo hội, và huyền thoại mà chúng ta được kể không được xác nhận bởi bất kỳ nghiên cứu nào về lịch sử thực sự của thời đó. Chắc chắn, Giáo hội đã sai khi đối xử với Galilê tại phiên tòa xét xử ông (mặc dù điều đáng nhớ là Giáo hội đã hết lời ca ngợi Galilê trong nhiều năm trước phiên tòa đó) ». Tuy nhiên, theo nhà thiên văn dòng Tên, những lý do thực sự của phiên tòa này « có liên quan đến các nhân vật quan trọng và các chính trị gia » hơn là với « một cuộc chiến giữa khoa học và tôn giáo ». « Trên thực tế, trong vài trăm năm tiếp theo, nhiều người đã xuất bản sách báo khoa học là các linh mục hay các thừa tác viên – có ai khác vào thời đó có học vấn, và thời gian rảnh rỗi, để làm khoa học ? Và nếu bạn muốn phê bình Giáo hội, thì chắc chắn có những điều tồi tệ hơn mà những người trong Giáo hội đã làm nhân danh tôn giáo hơn là những gì đã xảy ra cho Galilê ! ».
Trả lời cho câu hỏi liệu khoa học và tôn giáo hành động trên những bình diện khác nhau và không cần tương tác, như nhà sinh vật học Stephen Jay Gould chủ trương hay không, vị tu sĩ dòng Tên trả lời : « Ý tưởng về « thẩm quyền không chồng chéo » (non-overlapping magisteria) mà Stephen Jay Gould đề xuất đã bỏ lỡ một chân lý quan trọng : khoa học và tôn giáo chồng chéo nhau. Họ gặp nhau nơi con người vừa là một nhà khoa học vừa là một người tin (hoặc không tin). Chắc chắn, việc khoa học và tôn giáo bàn về các chủ đề khác nhau là đúng. Chẳng hạn, Sáng thế ký là một cuốn sách về Thiên Chúa, chứ không về khoa học. Khoa học thậm chí đã chưa được phát minh khi sách Sáng thế ký được viết ! Nhưng cũng như Sáng thế ký xem xét tại sao Thiên Chúa đã tạo dựng vũ trụ, và niềm vui sướng của Ngài khi nhận thấy rằng công trình tạo dựng là tốt đẹp, vì vậy động lực và niềm vui sướng của mỗi nhà khoa học muốn làm khoa học có thể dễ dàng được nhìn nhận như là tôn giáo. Chúng tôi thích thú với khoa học của mình bởi vì chúng tôi nhận thấy nó tốt đẹp ; cũng như Thiên Chúa đã thấy. Mỗi hành vi khoa học là một hành vi yêu thương ; Thiên Chúa là Tình Yêu. Và chúng tôi hài lòng với không gì hơn là chân lý, bởi vì chúng tôi tôn thờ chân lý ; Thiên Chúa là chân lý ».
Trước câu hỏi của phóng viên : « Vẫn còn đúng rằng thiên văn học đương đại mô tả một mô hình về vũ trụ rất khác với mô hình của quá khứ : vào thế kỷ 16, Đức Tổng Giám mục Anh giáo, James Ussher, đã tính toán rằng thế giới đã được tạo thành « vào đêm trước ngày 23 tháng Mười…năm 4004 trước công nguyên ». Ngày nay, chúng ta biết rằng vũ trụ là 13, 8 tỷ năm tuổi rồi… », nhà thiên văn của Vatican trả lời : « Dĩ nhiên, như bạn biết, nhà khoa học đầu tiên đề xuất lý thuyết mà giờ đây chúng ta gọi là Big Bang là một linh mục Công giáo (và là tiến sĩ vật lý thiên văn), cha Georges Lemaître. Nhưng những gì mà nhiều người không hiểu là ở chỗ ngài rất cẩn thận nhấn mạnh rằng khoảnh khắc của vụ nổ Big Bang không giống như khoảnh khắc của công trình tạo dựng. Thiên Chúa, Đấng ở bên ngoài không gian và thời gian, tạo nên không gian và thời gian ở mọi nơi và mọi lúc. Thiên Chúa duy trì sự tồn tại của không gian và thời gian ; và Thiên Chúa ban cho nó những đặc điểm mà chúng ta gọi là « những định luật vật lý » mà làm cho vụ nổ Big Bang có thể xảy ra. Hơn nữa, có thể và thực sự có thể rằng một trăm hay một ngàn năm nữa, lý thuyết vụ nổ Big Bang sẽ được thay thế bởi một lý thuyết nào đó tốt hơn. Nhưng dù công trình tạo dựng đã xảy ra, thì ngay cả sự kiện là sự tồn tại của vũ trụ là khả thể sẽ luôn là do ý muốn của Thiên Chúa siêu nhiên của chúng ta ».
Về câu hỏi nếu trong tương lai người ta khám phá ra sự tồn tại của người ngoài hành tinh, những hình thức sự sống còn thông minh hơn nữa, thì có ảnh hưởng gì đến thần học và đức tin Kitô giáo không ?, Nhà thiên văn học của Vatican thốt lên : « Ai biết ? và ai biết nó sẽ thay đổi sự hiểu biết của chúng ta về sinh học như thế nào ? Nó sẽ rất phấn khởi khi tìm thấy ! Đó là lý do tại sao thật là tuyệt vời để tìm kiếm sự sống như thế. Chúng ta sẽ học biết nhiều hơn về chính chúng ta ; và thậm chí chúng ta có thể học để hiểu Thiên Chúa như là Đấng Tạo Hóa của chúng ta theo những cách thức mới mẻ hơn và sâu sắc hơn. Nhưng cho dù chúng ta tìm thấy gì (nếu có), thì chân lý của Thánh vịnh 8 vẫn còn đó : ở giữa vụ trụ bao la này, Thiên Chúa biết và yêu thương mỗi một người, và mỗi người chúng ta thật là ngạc nhiên và tuyệt vời. Chỉ một Thiên Chúa siêu nhiên, vô tận mới có thể làm được một điều như thế ».
Tý Linh
(theo vaticanobservatory.org và Zenit)
Tags: thiên văn
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- HÃY NHÌN VÀO CHÚA KITÔ !
- ĐỨC LÊÔ XIV VÀ GIÁO HỘI, MỘT “CHÚT MEN” CỦA SỰ HIỆP NHẤT VÀ TÌNH YÊU
- NHỮNG LỜI PHÁT BIỂU CUỐI THÁNH LỄ KHAI MẠC SỨ VỤ PHÊRÔ CỦA ĐỨC LÊÔ XIV
- BÀI GIẢNG THÁNH LỄ NHẬM CHỨC CỦA ĐỨC LÊ Ô XIV
- ĐỨC LÊÔ XIV: PHÊRÔ KHÔNG PHẢI LÀ MỘT NGƯỜI CHĂN DẮT ĐƠN ĐỘC, CŨNG KHÔNG PHẢI LÀ MỘT THỦ LĨNH Ở TRÊN NHỮNG NGƯỜI KHÁC
- VIDEO TRỰC TUYẾN THÁNH LỄ KHAI MẠC SỨ VỤ CỦA ĐỨC LÊÔ XIV
- ĐỨC LÊÔ XIV: HỌC THUYẾT XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI THÚC ĐẨY ĐỐI THOẠI
- ĐHY PAROLIN: HỌC THUYẾT XÃ HỘI CÔNG GIÁO CÓ THỂ CHỮA LÀNH NHỮNG CHIA RẼ TOÀN CẦU
- SỰ MỚI MẺ NÀY ĐƯỢC ĐỨC LÊÔ XIV MONG MUỐN CHO LỄ KHAI MẠC SỨ VỤ CỦA MÌNH
- THÁNH LỄ KHAI MẠC TRIỀU ĐẠI GIÁO HOÀNG CỦA ĐỨC LÊÔ XIV, MỘT PHỤNG VỤ GIỮA CÁC NGHI LỄ VÀ BIỂU TƯỢNG
- DIỄN VĂN CỦA ĐỨC LÊÔ XIV CHO CÁC THÀNH VIÊN CỦA ĐOÀN NGOẠI GIAO TẠI TÒA THÁNH : BỎ LẠI XUNG ĐỘT ĐẰNG SAU VÀ CHỌN THEO MỘT CON ĐƯỜNG MỚI
- ĐHY PAROLIN : TRONG SUỐT MẬT NGHỊ, ĐỨC LÊÔ XIV “KHÔNG BAO GIỜ MẤT ĐI NỤ CƯỜI NHẸ NHÀNG CỦA MÌNH”
- NỮ TU OONAH O’SHEA ĐƯỢC BẦU LÀM CHỦ TỊCH UISG
- ĐỨC LÊÔ XIV, “MỘT GIÁO HOÀNG VÌ HÒA BÌNH VÀ LÒNG THƯƠNG XÓT”
- GIÁO DỤC: ĐỨC LÊÔ XIV KHUYẾN KHÍCH ƠN GỌI TU TRÌ LA SAN
- NHỮNG KHUÔN MẶT CỦA HOẠT ĐỘNG TRUYỀN GIÁO CỦA ĐỨC LÊÔ XIV Ở PERU
- ĐỨC LÊÔ XIV TIẾP KIẾN NHÀ VÔ ĐỊCH QUẦN VỢT JANNIK SINNER
- VĂN PHÒNG BÁO CHÍNH TÒA THÁNH ĐƯA RA LỜI GIẢI THÍCH CHÍNH THỨC VỀ HUY HIỆU CỦA ĐỨC LÊÔ XIV
- NƠI Ở CỦA CÁC ĐỨC GIÁO HOÀNG QUA NHỮNG BIẾN ĐỘNG CỦA LỊCH SỬ
- “VIỆC BẦU ĐỨC LÊÔ XIV ĐÁNH DẤU BƯỚC NGOẶT TRONG TƯ TƯỞNG XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI”