NHÓM ĐỐI LẬP VỚI ĐỨC PHANXICÔ THÀNH LẬP MỘT VIỆN CHỐNG VIỆN HÀN LÂM TÒA THÁNH VỀ SỰ SỐNG
Phản đối một định hướng mới mà Đức Thánh Cha Phanxicô muốn đưa ra cho Viện hàn lâm về sự sống của Tòa Thánh, các cựu thành viên của Viện này đã thành lập một cơ quan khác được đặt dưới sự bảo trợ của Đức Gioan-Phaolô II.
Các cựu thành viên của Viện hàn lâm Tòa Thánh về sự sống, những người đã không được giữ lại làm việc ở Viện này lúc Viện này được canh tân bởi Đức Phanxicô, đã loan báo, hôm 28/10 ở Rôma, việc thành lập một Viện Gioan-Phaolô II về sự sống con người và gia đình.
Những người sáng lập Viện mới này tự cho là luôn giữ lời thề trung thành với giáo lý Công giáo mà họ đã tuyên thệ vào lúc họ nhậm chức. Họ tự cho là « hoàn toàn trung thành với huấn quyền đích thực và với giáo lý ngàn đời của Giáo Hội Công giáo ».
Viện vào giáo huấn của thánh Gioan-Phaolô II, người sáng lập Viện hàn lâm Tòa Thánh về sự sống, họ phản đối định hướng mới mà Đức Phanxicô đã mang lại cho Viện, cũng như cho Học viện Gioan-Phaolô II về gia đình, một viện mà về mặt lịch sử được gắn liền với Viện hàn lâm.
Họ bày tỏ sự tiếc nuối trong một bản tuyên ngôn : « Trong những ngày này, người ta nghe nhiều tiếng nói kêu ca rằng hoàn cảnh hiện nay của xã hội loài người đã thay đổi cách sâu xa đến độ nhiều hành động vốn từng bị Tông huấn Familiaris consortio hay thông điệp Humanae vitae xem như là xấu tự nội hay có tội cách nghiêm trọng, nay không còn có thể được chỉ rõ như thế nữa ».
Tổ chức « độc lập » khỏi Giáo Hội
Vị chủ tịch đầu tiên của Viện hàn lâm này là nhà thần học người Đức, Josef Seifert, mà phê bình của ông về Tông huấn Amoris laetitia vừa bị phản bác gần đây bởi triết gia Rocco Buttiglione, chuyên viên về tư tưởng của Đức Gioan-Phaolô II, mà tác phẩm của ông vừa được ĐHY Gerhard Müller viết lời tựa.
Trong số các thành viên sáng lập, có nhà sử học người Ý, Roberto de Mattei, thân cận với giới bảo thủ, hay Christine Vollmer, người đã từng tiên phong trong những phê bình chống lại Đức Bênêđíctô XVI sau những lời phát biểu của ngài về bao cao su – có thể chấp nhận được « trong một vài trường hợp » – trong cuốn sách « Ánh sáng thế gian » của ngài.
Việc loan báo Viện hàn lâm mới này, mà được coi như là « một tổ chức phi chính phủ (…) độc lập với các tổ chức dân sự và tôn giáo », đã được thực hiện dịp hội thảo được tổ chức nhân 50 năm thông điệp Humanae vitae, bởi tổ chức « Tiếng nói của các Gia đình ». Được hình thành vào dịp các Thượng hội đồng về gia đình năm 2014 và 2015, từ đó tổ chức này đã mạnh mẽ đấu tranh chống lại Tông huấn Amoris laetitia.
Bên cạnh Roberto de Mattei và Josef Seifert, còn có trong số các diễn giả của cuộc hội thảo này là ĐHY Walter Brandmuller, người Đức, một trong bốn vị đã ký các « dubia » (các nghi ngại) gởi cho Đức Phanxicô vào tháng 11/2016 ; Đức cha Luigi Negri, nguyên Tổng giám mục Ferrare, được biết đến bởi các phê bình gay gắt của ngài đối với Đức Thánh Cha Phanxicô ; hay Jean-Marie Le Méné, chủ tịch Tổ chức Lejeune, ông này đã được giữ lại làm thành viên của Viện hàn lâm Tòa Thánh về sự sống sau khi Viện được Đức Phanxicô canh tân.
Tý Linh
(theo nhật báo La Croix)
Tags: Phanxicô-I
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- GIỮA SỰ TRANG NGHIÊM VÀ LONG TRỌNG, MẬT NGHỊ BẮT ĐẦU
- KHÓI ĐEN ĐẦU TIÊN XUẤT HIỆN TỪ ỐNG KHÓI NHÀ NGUYỆN SISTINE
- THÁNH LỄ CẦU NGUYỆN CHO VIỆC BẦU CHỌN GIÁO HOÀNG : « CẦU NGUYỆN LÀ THÁI ĐỘ DUY NHẤT THÍCH HỢP »
- MẬT NGHỊ: ĐỨC GIÁO HOÀNG ĐƯỢC BẦU NHƯ THẾ NÀO?
- “EXTRA OMNES!”, “XIN MỌI NGƯỜI RA NGOÀI!”
- PHIÊN HỌP CHUNG LẦN THỨ 12 TẬP TRUNG VÀO NHỮNG PHẨM CHẤT CẦN THIẾT CHO MỘT GIÁO HOÀNG TƯƠNG LAI
- CÁC HỒNG Y TIẾP TỤC SUY NGHĨ VÀ PHÁC HỌA HÌNH ẢNH VỀ MỘT « GIÁO HOÀNG MỤC TỬ »
- ĐỨC GIÁO HOÀNG QUYẾT ĐỊNH TÔNG HIỆU CỦA MÌNH NHƯ THẾ NÀO?
- TẤT CẢ 133 HỒNG Y ĐÃ ĐẾN RÔMA KHI CÁC HỒNG Y TỔ CHỨC PHIÊN HỌP CHUNG LẦN THỨ MƯỜI
- ĐHY MAMBERTI: ĐỨC PHANXICÔ TRUNG THÀNH VỚI SỨ MẠNG CỦA MÌNH BẰNG TẤT CẢ SỨC MẠNH
- CHIẾC XE CỦA ĐỨC GIÁO HOÀNG: MÓN QUÀ CUỐI CÙNG CỦA ĐỨC PHANXICÔ DÀNH CHO GAZA
- “TẠI MẬT NGHỊ, CHÚA QUAN PHÒNG CŨNG CAN THIỆP QUA CHÍNH TRỊ”
- ĐỨC PHANXICÔ MỜI GỌI ĐÁNH THỨC THẾ GIỚI
- ĐỨC HỒNG Y PAROLIN, KIẾN TRÚC SƯ CỦA SỰ CÂN BẰNG ĐỊA CHÍNH TRỊ CỦA VATICAN
- PHIÊN HỌP CHUNG LẦN 9 : CÁC HỒNG Y THẢO LUẬN VỀ NHU CẦU HY VỌNG TRONG NĂM THÁNH NÀY
- ĐHY GUGEROTTI NHẮC NHỚ KHO TÀNG THIÊNG LIÊNG CỦA CÁC GIÁO HỘI ĐÔNG PHƯƠNG
- PHIÊN HỌP CHUNG LẦN 8 : CÁC HỒNG Y THẢO LUẬN VỀ LOAN BÁO TIN MỪNG VÀ SỨ MẠNG
- KỶ NIỆM 400 NĂM THÀNH LẬP TU HỘI TRUYỀN GIÁO, “MỘT ĐỘNG LỰC MỚI”
- ĐHY FERNANDEZ : ĐỨC PHANXICÔ, TẤM GƯƠNG CỦA MỘT NGƯỜI LAO ĐỘNG QUẢNG ĐẠI
- ĐỨC CHA CACCIA: TẠI LIÊN HỢP QUỐC, ĐỨC PHANXICÔ “ĐÃ TẠO ĐƯỢC SỰ ĐỒNG THUẬN”